Từ 26/2, HN không giữ xe vi phạm giờ cao điểm
10 nhiệm vụ trọng tâm ngay trong tháng 3/2013 do Phòng CSGT- CA TP.Hà Nội triển khai đã được quán triệt tới từng cán bộ, chiến sĩ CSGT. Theo đó, không giữ phương tiện vi phạm giao thông vào giờ cao điểm sáng, chiều.
PV đã có cuộc trao đổi với đại tá Đào Vịnh Thắng – Trưởng phòng CSGT- CA TP.Hà Nội – quanh các nhiệm vụ này.
- Có thông tin, từ ngày 1/3 sẽ không tạm giữ phương tiện vào giờ cao điểm. Đại tá có ý kiến gì?
Thông tin đó không chính xác. Để thực hiện nghiệm túc, hiệu quả 10 nhiệm vụ trọng tâm tháng 3/2013, từ ngày 26/2, các đội CSGT không tạm giữ phương tiện vào giờ cao điểm tại các chốt, chỉ huy, điều khiển giao thông. Do đó, các tấm biển có ghi “Nơi lưu giữ phương tiện vi phạm Luật Giao thông giờ cao điểm” tạm thời thu hồi về các đội.
- Thưa đại tá, nhiều ý kiến cho rằng người vi phạm sẽ “nại” rằng, do không bị xử lý nên cứ vi phạm vào giờ cao điểm. Và ùn tắc sẽ xảy ra?
Nhiệm vụ này trong giờ cao điểm nhằm để cán bộ, chiến sĩ tập trung điều khiển giao thông, đảm bảo không xảy ra ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, riêng các trường hợp không chấp hành sự hướng dẫn, hiệu lệnh của người điều khiển, người kiểm soát giao thông thì sẽ bị kiểm tra, xử lý ngay.
Video đang HOT
Thông tin từ ngày 1/3 sẽ không tạm giữ phương tiện vào giờ cao điểm là không chính xác
- Sau tết, tình trạng không đội mũ bảo hiểm lại tái diễn, đặc biệt TNGT xảy ra nhiều tại các tuyến đường liên thôn, liên xã. Phòng CSGT có kế hoạch cũng như tham mưu cho CATP ra sao, thưa đại tá?
Ngay trước, trong và sau tết, lực lượng CSGT đã tập trung xử lý người điều khiển xe ôtô, xe máy vi phạm về nồng độ cồn, chạy quá tốc độ, không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, lạng lách, đánh võng… Và từ 26/2, các đội CSGT từ 11 – 14 sẽ có trách nhiệm kiểm tra, xử lý ngay trên địa bàn của mình, thời gian từ 6h30 – 22h.
Đồng thời, các đơn vị này có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với CA các huyện để cùng tuần tra, kiểm soát và xử lý tại các tuyến đường tỉnh lộ, liên xã tại các huyện, thị xã như: Chương Mỹ, Ba Vì, Phú Xuyên, Thường Tín, Mỹ Đức, Hoài Đức, Thanh Trì, thị xã Sơn Tây, Ứng Hòa, Đan Phượng, Thạch Thất, Thanh Oai, Phúc Thọ, Quốc Oai…
Chiều ngày 23/2, tổ công tác Y9/141 đang làm nhiệm vụ trên đường Nguyễn Văn Cừ đã bắt 2 đối tượng sử dụng súng AK và 83 viên đạn các loại. Ảnh: T.D
- Thưa đại tá, trong tháng giêng liên tục xuất hiện tình trạng xe khách vòng vo, đón trả khách sai quy định tại khu vực ngoài bến, xe ba bánh tự chế giả danh thương binh, xe taxi dừng, đỗ trước khu vực trường học, bệnh viện, bến xe, nhà ga. Vậy Phòng CSGT xử lý ra sao?
Các đội CSGT từ 1 – 7 và 14 sẽ tập trung bố trí lực lượng xử lý tình trạng này và các đội 8 – 12 sẽ tập trung xử lý xe khách, xe taxi, xe ba bánh tự chế, giả danh thương binh. Tiếp đến, đội CSGT số 8 xử lý nghiêm xe vào đường cấm trên tuyến quốc lộ 1B và đại lộ Thăng Long.
- Lực lượng 141 đã phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, các khu vực ngoại thành thường xảy ra tình trạng người tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm, chở người quá quy định… Vậy Phòng CSGT – CATP có kế hoạch ra sao, thưa đại tá?
Ngoài các hoạt động trong nội thành, từ sau tết, các tổ 141 đều tập trung tuần tra, kiểm soát tại địa bàn các huyện như Ba Vì, Chương Mỹ, Hoài Đức…
- Xin cảm ơn đại tá!
Theo 24h
TP.HCM: Cấm xe thô sơ 3 bánh vào trung tâm
Cấm xe thô sơ, xe ba bánh, bốn bánh vào trung tâm thành phố (Nguồn: sggp.org.vn)
Từ ngày 1/3, xe cơ giới ba bánh, xe thô sơ ba, bốn bánh sẽ bị cấm lưu thông trong khu vực trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh và một số tuyến đường ngoài khu vực trung tâm.
Theo quyết định Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành ngày 19/2, khu vực trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh được giới hạn bởi trên và bên trong các tuyến đường Hai Bà Trưng-Tôn Đức Thắng-Hàm Nghi-Phạm Ngũ Lão-Nguyễn Thị Nghĩa-Cách Mạng Tháng Tám-Điện Biên Phủ-Hai Bà Trưng.
Một số tuyến đường ngoài khu vực trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm đường Phan Đình Giót (đoạn từ đường Nguyễn Văn Trỗi đến đường Trường Sơn), đường Trường Sơn (đoạn từ đường Phan Đình Giót đến đường Hồng Hà), đường Trần Quốc Hoàn, đường Hoàng Văn Thụ, đường Nguyễn Văn Trỗi, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (đoạn từ đường Nguyễn Văn Trỗi đến đường Điện Biên Phủ), đường Võ Văn Kiệt (đoạn từ đường Lò Gốm đến đường Tôn Đức Thắng).
Ngoài ra, các loại xe này cũng bị hạn chế không được phép lưu thông trong khu vực nội đô thành phố từ 5 giờ đến 13 giờ và từ 16 giờ đến 22 giờ trong ngày.
Đồng thời các loại xe này không được phép lưu thông trong các giờ cao điểm từ 6 giờ đến 8 giờ và từ 16 giờ đến 19 giờ hàng ngày trên các tuyến đường Quốc lộ 1, Quốc lộ 1K, Quốc lộ 13, Quốc lộ 22, Quốc lộ 50, Xa lộ Hà Nội và các đường Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Lương Bằng, Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Thị Thập, Dương Bá Trạc, Trần Xuân Soạn, Phạm Thế Hiển, Phạm Hùng (từ cầu Nguyễn Tri Phương đến đường Nguyễn Văn Linh).
Đối với xe do thương binh, người tàn tật được kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và môi trường được phép lưu thông không hạn chế xe chuyên dùng thu gom rác thải phục vụ vệ sinh môi trường không được phép lưu thông trong giờ cao điểm từ 6 giờ đến 8 giờ và từ 16 giờ đến 19 giờ hàng ngày.
Theo 24h
Nếu thấy vi phạm giao thông, gọi số nào? Nếu thấy có hiện tượng tiêu cực trên đường hay vi phạm TTATGT, có thể gọi số đường dây nóng của UB ATGT QG Khi nhận thấy tuyến đường nào phương tiện đi lại không đảm bảo trật tự ATGT, kể cả nếu cảnh sát giao thông có hiện tượng tiêu cực, người dân có thể gọi đến đường dây nóng của Ủy...