Từ 24/11, Quốc hội thông qua nhiều dự án luật, nghị quyết
Trong tuần làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua nhiều dự án Luật. Đáng chú ý hai dự luật về lực lượng vũ trang cũng sẽ được Quốc hội thông qua tuần này là Luật Sĩ quan QĐND sửa đổi và Luật CAND sửa đổi.
Hôm nay, thứ hai, ngày 24/11, quốc hội thảo luận về dự án Luật tổ chức chính quyền địa phương. Buổi chiều, sẽ thảo luận về Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người, và Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật.
Chiều ngày 27/11, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ; Luật Công an nhân dân (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dạy nghề.
Tuần làm việc cuối cùng, Quốc hội sẽ thông qua nhiều dự án luật, nghị quyết.
Sáng ngày 28/11, quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người ; biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật.
Buổi chiều cùng ngày, Quốc hội họp phiên bế mạc, biểu quyết thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 35/2012/QH13 của QH về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do QH, HĐND bầu hoặc phê chuẩn; Nghị quyết về giám sát chuyên đề; Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn; Nghị quyết về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Video đang HOT
Trong tuần, Quốc hội cũng sẽ biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự; Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Đầu tư (sửa đổi); Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)…
Thu Thủy
Theo_Người Đưa Tin
Đại biểu Quốc hội ủng hộ tăng thuế thuốc lá, rượu bia
Tại thảo luận về dự án luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật thuế, đa số đại biểu Quốc hội đồng ý tăng thuế đối với các mặt hàng thuốc lá, rượu, bia.
Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII, chiều 15/11, các vị đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường các dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật thuế. Theo đó, nhiều ý kiến đề nghị phải tăng cao mức thuế suất đối với các mặt hàng thuốc lá, rượu, bia theo lộ trình hợp lý.
Theo tin tức từ báo Tuổi trẻ, các đại biểu nhận định, cần ghi nhận sự đóng góp của các doanh nghiệp thuốc lá, rượu bia với xã hội. Việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt nên cân nhắc lộ trình thích hợp và đi cùng với nó là các phương án phòng chống buôn lậu các mặt hàng này qua biên giới.
Tất cả ý kiến của đại biểu Quốc hội là nữ đều đề nghị tăng mạnh thuế với các mặt hàng trên để hạn chế tiêu thụ, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Đại biểu Lê Khánh Dung (Quảng Bình) cho rằng với thuốc lá, mức tăng thuế phải cao mới giảm được người tiêu dùng, Chính phủ chỉ đề nghị tăng từ 65-75% là quá thấp.
"Năm 2013 thu thuế thuốc lá được gần 16.000 tỉ đồng, nhưng chi phí để chữa năm loại bệnh liên quan đến thuốc lá lên đến 23.000 tỉ đồng. Tôi đề nghị phải tăng mạnh thuế thuốc lá giai đoạn 2015-2017 từ 65-70%, nhưng từ năm 2018 phải tăng thật mạnh", bà Dung bày tỏ.
Liên quan đến vấn đề trên, theo tờ VnExpress, đại biểu Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) khẳng định nhiều bệnh khó chữa đến từ tác hại của huốc lá, rượu bia. Bên cạnh đó, số thuế thu được những năm qua tuy lớn nhưng chưa đủ bù cho chi phí xã hội, chi phí khám chữa bệnh do những tác hại của các mặt hàng này gây ra. "Do đó, tăng thuế là giải pháp tốt nhất. Giảm tiêu dùng thuốc lá, rượu bia cần phải coi là một ưu tiên chính sách", bà Khá nhấn mạnh.
Cho rằng thuế suất mà Bộ Tài chính đưa ra với thuốc lá là thấp, bà đề nghị ngay từ năm 2015 nên áp dụng mức thuế suất 70% và tới năm 2018 tăng luôn lên 90%. Lộ trình tăng thuế theo từng năm hoặc chu kỳ 2-3 năm.
"Khi còn trẻ bán sức khỏe để la cà/Lúc về già bán nhà bán cửa để mua sức khỏe", đại biểu Trà Vinh kết thúc bài phát biểu bằng hai câu thơ.
Đại biểu Nguyễn Sĩ Cương (Ninh Thuận) cho rằng, tác hại của thuốc lá là điều không phải bàn cãi, nhưng để hạn chế tác hại của thuốc lá và giảm số lượng người hút thuốc phải có những giải pháp đồng bộ.
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương. Ảnh: VnExpress
"Tôi nghĩ không nên phủ nhận sự đóng góp của các doanh nghiệp thuốc lá, rượu bia với xã hội. Chúng ta biết hút thuốc lá có hại nhưng để giảm số người hút thuốc cần có nhiều giải pháp. Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá đưa ra nhiều quy định nhưng việc thực hiện chưa triệt để. Việc tăng thuế không thể là giải pháp thay thế cho các biện pháp quản lý nhà nước về thói quen sử dụng thuốc lá", đại biểu Nguyễn Sĩ Cương nói.
Đại biểu Bùi Văn Xuyền (Thái Bình) thì cho rằng, qua tiếp xúc cử tri và một số cơ quan chức năng, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng rượu bia cần được cân nhắc. Mặc dù thuế tiêu thụ đặc biệt là sắc thuế đánh trực tiếp vào người tiêu dùng, nhưng trước mắt nó làm tăng giá các mặt hàng sản xuất, tác động trực tiếp đến các ngành sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người lao động.
Tin tức từ báo Đầu tư, trước đó Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng có Tờ trình đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII Dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.
Theo đó, để giảm thiểu tác hại của các mặt hàng rượu, bia, thuốc lá gây ra, Chính phủ đề nghị điều chỉnh tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các mặt hàng này.
Cụ thể, rượu từ 20 độ trở lên tăng từ mức thuế suất 50% lên mức thuế suất 65% (áp dụng thuế suất như rượu từ 40 độ trở lên đã thực hiện trước ngày 01/01/2010); rượu dưới 20 độ áp dụng thuế suất 35% (tăng 10%).
Mặt hàng bia: từ ngày 01/7/2015 tăng từ 50% lên 55%; từ ngày 01/01/2017 tăng lên 60%; từ ngày 01/01/2018 tăng lên 65%.
Mặt hàng thuốc lá, Chính phủ đề xuất phương án lộ trình tăng thuế suất thuế TTĐB đối với thuốc lá như sau: từ ngày 01/01/2016 tăng từ 65% lên 70%; từ ngày 01/01/2019 tăng từ 70% lên 75%.
Theo_Người Đưa Tin
Bức cung, dùng nhục hình: Cấm sao vẫn xảy ra? Những vụ án oan sai, những vụ công an dùng nhục hình đánh chết người đều đã xảy ra... Dư luận hỏi tại sao? Cơ quan chức năng trả lời: "đang xem xét" Hôm nay, Quốc hội sẽ tập trung thảo luận về nội dung công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm; công tác thi hành án. Trước...