Từ 21/9, xe công cho Bộ trưởng không được mua quá 1,1 tỷ đồng
Ngày 21.9 tới, quyết định của Thủ tướng Chính phủ về mua sắm, quản lý, sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty nhà nước sẽ chính thức hiệu lực. Xe công cho Bộ trưởng không được quá 1,1 tỷ đồng.
Mới đây Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg ngày 04/8/2015 Quy định tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng xe ô tô trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty TNHH một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Quyết định trên có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/9/2015 thay thế Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg ngày 7/5/2007 và Quyết định số 61/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
Cụ thể Quyết định số 32/2015 quy định, cán bộ có chức danh là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Chủ tịch nước; Thủ tướng Chính phủ; Chủ tịch Quốc hội được sử dụng thường xuyên một xe ô tô, kể cả sau khi đã nghỉ công tác, không quy định mức giá cụ thể.
Cán bộ có chức danh là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, các chức danh tương đương và các chức danh có hệ số lương khởi điểm từ 10,4 trở lên được sử dụng thường xuyên một xe ô tô trong thời gian công tác. Căn cứ tình hình thực tế tại từng thời điểm, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủng loại xe trang bị cho các chức danh này theo đề nghị của Bộ Tài chính.
Các chức danh Bộ trưởng, Bí thư các tỉnh, thành phố thuộc T.Ư, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND, HĐND, trưởng đoàn Đại biểu QH chuyên trách được mua xe tối đa 1,1 tỉ đồng. Các chức danh Thứ trưởng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh… chỉ được sử dụng xe không quá 920 triệu đồng.
Quy định trang bị sử dụng xe ôtô phục vụ công tác chung chỉ áp dụng đối với những cơ quan, tổ chức đơn vị có chức danh lãnh đạo có phụ cấp chức vụ 0,7 trở lên.
Với Quyết định mới, ô tô trang bị cho các chức danh trên được thay thế nếu đã quá sử dụng 15 năm hoặc ít nhất 250.000km (hoặc 200.000km đối với địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, đặc biệt khó khăn mà không thể tiếp tục sử dụng hoặc bị hư hỏng.
Trong khi các Quyết định cũ cho phép thay thế xe nếu quá hạn sử dụng 10 năm, giá trị còn lại dưới 20% nhưng chưa hư hỏng, sửa chữa, điều chuyển cho đơn vị khác.
Tại Hội nghị giám sát, đánh giá đầu tư và tài chính do Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) tổ chức mới đây, Ông Trần Xuân Tùng, Vụ KHTC (Bộ TTTT) cũng đã phổ biến Quyết định mới này cho các đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp thuộc Bộ.
Video đang HOT
Theo quyết định, trang bị xe ô tô phục vụ công tác chung cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương với điều kiện có chức danh lãnh đạo hệ số phụ cấp chức vụ từ 0,7 trở lên và giá mua xe tối đa là 720 triệu đồng.
Đối với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ như Văn phòng Bộ được cấp tối đa 03 xe ô tô/đơn vị. Còn các đơn vị khác thuộc Bộ được cấp tối đa 01 xe ô tô/đơn vị.
Đối với Văn phòng Tổng cục được trang bị tối đa 02 xe ô tô/đơn vị, Cục trực thuộc Tổng cục tối đa 1 xe ô tô/đơn vị và các đơn vị khác thuộc Tổng cục được tối đa 01 xe ô tô/02 đơn vị (quy định cũ là 01 xe ô tô/01 đơn vị).
Đối với Ban quản lý dự án, nếu có chức danh lãnh đạo phụ cấp từ 0,7 trở lên được trang bị tối đa 01 xe ô tô/01 đơn vị. Nếu không có chức danh này thì sẽ được trang bị ô tô công tác từ nguồn điều chuyển hoặc thuê xe dịch vụ, mua mới. Ban quản lý dự án sử dụng vốn ODA được trang bị xe Theo Hiệp định ký kết hoặc văn kiện dự án đã phê duyệt nếu không thực hiện theo QĐ 32.
Giá mua xe ô tô phục vụ công tác cho các Ban quản lý dự án cũng tối đa 720 triệu đồng xe. Xe ô tô 12- 16 chỗ, xe ô tô 2 cầu đi miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, đặc biệt khó khăn tối đa 1.040 triệu đồng/xe. Sau khi kết thúc dự án, xe ô tô phục vụ công tác bàn giao cho cơ quan tài chính.
Chức danh đủ điều kiện áp dụng khoán kinh phí sử dụng xe ô tô đối với Bộ TTTT là các chức danh Thứ trưởng, Cục trưởng các Cục Viễn thông, Tần số vô tuyến điện. Cơ sở khoán kinh phí đưa đón đi làm hằng ngày dựa trên khoảng cách thực tế từ nhà đến nơi làm việc, số ngày làm việc theo quy định và số lượt đón chỉ 2 lượt trên ngày, đơn giá được tính theo giá hãng xe taxi phổ biến.
Theo_Dân việt
Trường tự phong GS, PGS: "Nên khuyến khích áp chuẩn quốc tế"
Sau khi báo chí thông tin về việc trường ĐH Tôn Đức Thắng tự phong chức danh GS, PGS cho giảng viên, Bộ GD&ĐT đã lên tiếng.
Phải có báo cáo chi tiết mới biết đúng, sai...
Những ngày qua, dư luận xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều trước việc, trường ĐH Tôn Đức Thắng tự phong chức danh GS, PGS cho các giảng viên trong trường, với giải thích chỉ là hình thức bổ nhiệm một chức vụ chuyên môn ở trong trường, để hướng đến sự phát triển của từng khoa.
Trao đổi với Đất Việt qua điện thoại, ngày 18/9, ông Nguyễn Hải Thập - Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, Bộ GD&ĐT cho biết: "Bộ đã có văn bản yêu cầu trường ĐH Tôn Đức Thắng báo cáo theo tình hình một số thông tin thời gian qua báo chí đăng tải một cách chi tiết, thế nhưng, nhà trường vẫn chưa báo cáo".
Trường tự phong PGS, GS: Đừng nghi ngại, nên khuyến khích
Chính vì thế, nên hiện nay, theo ông Thập vẫn chưa thể đưa ra được kết luận gì về sự việc này, bởi vì, phải làm việc với trường, trường báo cáo cụ thể quy trình phong chức danh thì khi đó, mới xác định được là nhà trường làm sai, làm đúng ở đâu.
Từ đó mới có thể đưa ra nhận định, thông qua việc so sánh với văn bản quy định của nhà nước về vấn đề này.
Mặt khác, để tìm hiểu về một sự việc cũng cần phải có trình tự, sau khi nhận được chỉ thị của Bộ, yêu cầu Cục phải nắm bắt sự việc.
Bộ GD&ĐT đã yêu cầu ĐH Tôn Đức Thắng báo cáo
"Hiện nay, chúng tôi tiếp nhận thông tin qua nhiều kênh: một là, tìm hiểu qua báo chí; hai là, tìm hiểu qua truyền thông đại chúng; ba là, yêu cầu trường ĐH Tôn Đức Thắng báo cáo thực tế, nhưng hiện nay trường chưa báo cáo cụ thể.
Có nghĩa là kênh chính thức nhất là 2 bên giáp mặt với nhau, thì trường chưa đến để làm việc với Bộ, chưa có văn bản báo cáo ra", ông Thập cho hay.
Đừng nói xét chức danh GS, PGS của nước ngoài là đơn giản
Mặt khác, một số chuyên gia cho rằng, không nên xem giáo sư như là một phẩm hàm. Vì là chức vụ gắn liền với một đại học, nên trao quyền tự chủ trong việc bổ nhiệm giáo sư của trường.
Đặc biệt, đại học chúng ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế, thì việc áp dụng các quy trình và chuẩn mực quốc tế trong việc bổ nhiệm các chức vụ học thuật là rất nên khuyến khích.
Về vấn đề này, ông Thập cho hay: "Mỗi nước lại có quy định chế độ về chính sách quản lý nhà nước khác nhau".
Đặc biệt, nếu trường ĐH Tôn Đức Thắng nói phong chức danh GS, PGS căn cứ theo Quyết định của Thủ tướng chính phủ thì cũng phải nêu rõ, điều nào, khoản nào, chứ không được đưa ra giải thích chung chung.
So sánh với nước ngoài, ông Thập phân tích: "Chúng ta đừng nói, các trường ĐH nước ngoài việc xét phong chức danh là đơn giản, họ cũng xét duyệt vô cùng chặt chẽ.
Tự bổ nhiệm GS,PGS: ĐH Tôn Đức Thắng khẳng định không sai
Bởi vì, nhà nước không ôm đồm mà phân cấp cho các trường, tự các trường sẽ coi đó là quyền của họ. Việt Nam cũng vậy, cũng phân cấp nhưng trình độ quản lý đến mức nào thì sẽ phân cấp đến mức đó".
Trong khi đó, trao đổi với Đất Việt, GS.TS Nguyễn Văn Tuấn, Viện Garvan, Úc cho hay: "Tôi nghĩ rằng đại học chúng ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế, thì việc áp dụng các quy trình và chuẩn mực quốc tế trong việc bổ nhiệm các chức vụ học thuật là rất nên khuyến khích.
Nên nhớ rằng các bảng xếp hạng đại học trên thế giới dựa vào những chuẩn mực chung về nghiên cứu khoa học, giảng dạy, và phục vụ, chứ đâu có xem xét đến chuẩn địa phương".
Hơn thế, dù mới thành lập 18 năm, nhưng ĐH Tôn Đức Thắng đã trở thành một trong "top 15" trường đại học của Việt Nam có nhiều công trình khoa học được công bố trên các tập san quốc tế.
Bảo An
Theo_Báo Đất Việt
Đà Nẵng thi tuyển chức danh giám đốc Sở Xây dựng Thông bao thi tuyển chưc danh giám đốc Sở Xây dựng vưa đươc Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ ky ngay 22/5. Đôi tương dự tuyển là cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp, có đủ tuổi tham gia công tác hai nhiệm kỳ trở lên, hoặc ít nhất trọn 1 nhiệm kỳ...