Từ 2015: Xử phạt xe không chính chủ
Từ 1-1-2014, nhiều mức phạt vi phạm trong giao thông đường bộ sẽ giảm. Và, từ 1-1-2015, lực lượng chức năng sẽ chính thức xử phạt xe không chính chủ. Đây là một số quy định mới tại Nghị định 171/2013/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành.
Xe ô tô, xe máy không chính chủ sẽ chính thức bị xử phạt
Nghị định 171 về xử phạt vi phạm giao thông đường bộ, đường sắt sẽ thay thế cho các Nghị định 34, Nghị định 71. Việc giảm nhiều mức phạt đang làm dấy lên lo ngại, liệu rằng có làm gia tăng tình trạng vi phạm Luật Giao thông?
Lái ô tô gây tai nạn bỏ trốn phạt từ 4-6 triệu đồng
Từ 1-1-2014, mức phạt cho hành vi điều khiển ô tô chạy quá tốc độ trên 35km/h; đi ngược chiều trên đường cao tốc sẽ giảm còn từ 7-8 triệu đồng (hiện tại 8-10 triệu đồng). Cùng nhóm với mức phạt này là hành vi điều khiển ô tô mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn quá 50-80mg/100ml máu hoặc quá 0,25-0,4mg/1 lít khí thở. Đặc biệt, nhiều kiến nghị của chủ xe, lái xe vận tải cũng đã được đáp ứng khi mức phạt người điều khiển ô tô chở khách không gắn thiết bị giám sát hành trình (hộp đen) hoặc có gắn nhưng thiết bị không hoạt động giảm từ 2-3 triệu đồng xuống còn 1-2 triệu đồng… Với người đi xe đạp, nếu đi không đúng phần đường quy định… mức phạt giảm còn 50.000 – 60.000 đồng.
Lý giải về việc giảm một số mức phạt so với trước, ông Nguyễn Văn Thuấn, Vụ trưởng Vụ ATGT (Bộ GTVT) cho biết, khi Bộ GTVT trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi nhất quán quan điểm mức xử phạt phải phù hợp, khả thi. Giảm mức phạt với một số hành vi nhưng tập trung tăng cường việc nâng cao trách nhiệm của tổ chức và cá nhân, siết chặt quản lý vận tải sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Các chế tài đối với chủ doanh nghiệp và lái xe cũng được quy định rõ, mức phạt của tổ chức cao gấp đôi cá nhân, để nâng cao trách nhiệm của chủ doanh nghiệp.
Video đang HOT
Cũng theo Nghị định mới này, người điều khiển xe ô tô trong cơ thể có chất ma túy sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (GPLX) 24 tháng (trong trường hợp có GPLX) hoặc phạt tiền từ 8-10 triệu đồng (trong trường hợp không có GPLX hoặc có nhưng đang bị tước quyền sử dụng). Mức phạt này với người lái xe máy, xe máy điện là 2-3 triệu đồng.
Hành vi gây TNGT không dừng xe lại, không giữ nguyên hiện trường hoặc bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cứu chữa người bị nạn, với người điều khiển xe ô tô phạt từ 4-6 triệu đồng, xe máy là 2-3 triệu đồng.
Mức phạt xe không chính chủ giảm mạnh
Nghị định 171/2013/NĐ-CP thay thế cho Nghị định 71 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, quy định mức phạt mới áp dụng từ đầu năm 2014. Thay đổi lớn nhất trong Nghị định mới liên quan đến quy định xử phạt xe không chính chủ là lùi thời hạn xử phạt với nội dung này và áp dụng với ôtô từ 1-1-2015 và môtô, xe máy từ 1-1-2017. Mức phạt với hành vi này cũng được thay đổi, thấp hơn Nghị định 71. Theo đó, chủ ôtô khi mua, được tặng cho, được thừa kế… (không chính chủ) sẽ bị phạt từ 1-2 triệu đồng với cá nhân, 2-4 triệu đồng với tổ chức, tương tự, mức phạt cho việc không sang tên, đổi chủ, xe máy là 100.000 – 200.000 đồng và 200.000- 400.000 đồng. Người đi xe máy đội các loại mũ bảo hiểm khác (mũ cho người đi xe đạp hoặc mũ bảo hộ lao động) hoặc không đội, đội không đúng quy cách sẽ bị phạt từ 100.000 – 200.000 đồng.
Trước đó, vào cuối năm 2012, Nghị định 71 áp dụng mức phạt 6-10 triệu đồng với ôtô và 1 triệu đồng với xe máy không sang tên đổi chủ. Quy định này đã gây nhiều tranh cãi khiến nhiều người lo lắng vì đang sử dụng xe không chính chủ, trong đó nhiều trường hợp không thể tìm được chủ cũ. Trước những phản ứng của dư luận, cuối tháng 8 vừa qua, Phó Thủ tướng
Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo Bộ GTVT cùng Bộ Công an và Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp để thống nhất quan điểm về việc xử phạt hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định. Đại diện các Bộ đã đồng thuận, bổ sung vào quy định xử phạt hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện để bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước, quyền và nghĩa vụ hợp pháp của chủ phương tiện.
Trước những quy định mới, trao đổi với phóng viên, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho hay, chuyện tăng hay giảm mức phạt, sẽ không lo người dân nhờn luật. “Cái gốc của vấn đề là làm sao để dân hiểu và chấp hành theo một cách nghiêm túc, chứ không phải cứ đánh vào tài chính”. Ở Nghị định 71, nhiều mức phạt đã nâng quá cao, chứng tỏ người làm luật chưa thật hiểu bản chất vấn đề, khiến người dân bức xúc. Nay, Nghị định mới đã giảm mức phạt về đúng với mức của nó, người dân cũng thấy hợp lý.
Theo ANTD
Tàu Triều Tiên chở vũ khí bị phạt 1 triệu USD
Cơ quan quản lý kênh đào Panama ngày 26/9 đã thông báo mức phạt 1 triệu USD đối với một tàu Triều Tiên bị phát hiện chở vũ khí không khai báo từ Cuba hồi tháng 7.
Tàu Chong Chon Gang của Triều Tiên.
Nhà quản lý kênh đào Panama, Jorge Quijano, cho hay tàu hàng Chong Chon Gang của Triều Tiên bị phạt vì "nó đã khiến kênh đào và đất nước chúng tôi bị nguy hiểm ở mức độ nhất định".
Mức phạt đã được chuyển tới thuyền trưởng và các chủ tàu, ông Quijano cho biết, và nói thêm rằng con tàu bị cấm di chuyển cho tới khi trả 2/3 tiền phạt (khoảng 650.000 USD).
Cũng theo ông Quijano, mức phạt có thể thay đổi tùy thuộc vào phản ứng của các chủ tàu, nhưng hiện họ chưa hồi âm.
Chính phủ Panama hồi tháng trước cho biết một báo cáo của Liên hợp quốc nói rằng tàu hàng Chong Chon Gang đã vi phạm các lệnh cấm vận vũ khí của Liên hợp quốc về vận chuyển vũ khí tới Triều Tiên.
Tàu Chong Chon Gang bị chặn hôm 15/7 khi chuẩn bị đi vào kênh đào Panama nối Thái Bình Dương với Đại Tây Dương vì bị nghi ngờ chở ma túy.
Tuy nhiên, giới chức sau đó phát hiện thấy trên tàu chở 240 tấn vũ khí không khai báo, được cất giấu dưới các bao tải đường. Số vũ khí này bao gồm hệ thống rađa điều khiển tên lửa đất đối không, hai máy bay Mig-21, 12 động cơ của máy bay Mig-21 cùng với một lô đạn súng phóng lựu và thuốc nổ.
Cuba đã tuyên bố rằng số vũ khí lỗi thời trên là của mình và được vận chuyển tới Triều Tiên để sửa chữa.
Tuy nhiên, Cuba và Triều Tiên không giải thích tại sao các vũ khí trên lại được giấu dưới 200.000 bao đường bên trong con tàu.
35 thủy thủ trên tàu Chong Chon Gang hiện đang bị giam giữ tại một căn cứ quân sự cũ của Mỹ tại Panama về các cáo buộc buôn lậu vũ khí. Họ có thể phải đối mặt hình phạt lên tới 12 năm tù nếu bị tuyên có tội.
An Bình
Theo AFP
Đặt camera quay lén phụ nữ hàng xóm tắm Tòa án Singapore hôm 21/3 đã tuyên án tù 3 tuần cho một nam giới 42 tuổi vì tội quay lén phụ nữ tắm. Bị cáo Chan Chee Yoong, người Malaysia định cư ở Singapore, đã thuê một căn hộ ở Balestier tại thời điểm xảy ra vụ việc. Nạn nhân của anh ta là một phụ nữ 24 tuổi. Cô này và...