Từ 20-10: Phạt nặng vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, có hiệu lực thi hành từ ngày 20-10.
Theo đó, mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là 100.000.000 đồng đối với cá nhân, 200.000.000 đồng đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân…
Cụ thể, theo nghị định 115/2018, phạt tiền từ 1 lần đến 2 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với một trong các hành vi sau đây:
Sử dụng nguyên liệu đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng; Sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
Sử dụng sản phẩm từ động vật, thực vật để sản xuất, chế biến thực phẩm mà không được kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm dịch thực vật theo quy định.
Người tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm mà không đội mũ, đeo khẩu trang bị phạt đến 3 triệu đồng. Ảnh minh họa: internet
Video đang HOT
Đáng chú ý, nghị định quy định phạt nặng đối với trường hợp sử dụng nguyên liệu không an toàn. Cụ thể, phạt tiền từ 40 triệu đến 50 triệu đồng đối với hành vi sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá dưới 10 triệu đồng. Sản phẩm trị giá từ 10 triệu trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt đến 100 triệu đồng.
Sử dụng nguyên liệu là sản phẩm từ động vật, thực vật, chất, hóa chất không thuộc loại dùng làm thực phẩm sẽ bị phạt từ 80 triệu đến 100 triệu đồng.
Cũng theo nghị định 115/2018, hành vi người tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm mà không đội mũ, đeo khẩu trang; không cắt ngắn móng tay; đeo đồng hồ, vòng, lắc; ăn uống, hút thuốc, khạc nhổ trong khu vực sản xuất thực phẩm… cũng sẽ bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng.
Cống rãnh thoát nước thải bị ứ đọng; không được che kín cũng bị phạt đến 5.000.000 đồng.
L.THANH
Theo PLO
'Bôi nhọ' Bộ trưởng Y tế: Bác sĩ Truyện chính thức lên tiếng
Bác sĩ Hoàng Công Truyện cho biết vì bức xúc nên lên Facebook bày tỏ những cái chưa được về an ninh trong bệnh viện chứ không nói xấu Bộ trưởng Y tế.
Trung tâm Y tế huyện Phong Điền nơi BS Truyện công tác.
Bác sĩ Hoàng Công Truyện, Phó khoa Hồi sức cấp cứu Trung tâm Y tế huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có những phân trần về việc ông bị khiển trách, phạt tiền vì "bôi nhọ" Bộ trưởng Y tế.
- Ông có thể cho biết vì sao ông lại viết lên Facebook như vậy?
Hôm đó là chiều thứ 6, ngày 14/7, trong khi tôi trực thì có một trường hợp cấp cứu. Với khả năng nghiệp vụ của mình, chúng tôi nhận định tình trạng bệnh nhân này chỉ điều trị tại trung tâm, vậy nhưng người nhà thì hùng hổ đòi chuyển tuyến, bệnh nhân lại không hợp tác.
Tôi khuyên can, giải thích mãi không được, điện bảo vệ bệnh viện thì không được gì, chỉ đến khi ban giám đốc can thiệp thì mới tạm ổn. Tan ca trực, anh em Khoa Chống nhiễm khuẩn của trung tâm, nơi trước đây tôi làm trưởng khoa có tổ chức buổi chia tay nên tôi tham dự, có uống vài ly bia.
Tối đó, sau khi đi thăm đám tang về, trước khi nằm ngủ thì tôi viết lên Facebook như vậy. Chỉ chưa đầy 30 phút sau tôi nhận được điện thoại của giám đốc trung tâm và Giám đốc Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên - Huế nói xóa nội dung trên Facebook. Tôi mới dùng mạng xã hội nên không rành lắm về kỹ thuật nên phải nhờ các anh mới tháo gỡ được bài viết.
- Ông thấy nội dung mình viết trên Facebook có xúc phạm Bộ trưởng không?
- Trước đó có sự việc tại nơi cơ quan, bức xúc thì lên Facebook nói về an ninh bệnh viện chứ không chú tâm nói xấu gì về Bộ trưởng Y tế. Mình là cán bộ Nhà nước, chưa nói đang làm trong ngành, trình độ chưa cao làm sao có thể chê được bộ trưởng. Từ "mụ" tôi sử dụng thì ở miền Trung, ở Huế tôi nghĩ bình thường, đôi khi bày tỏ sự tôn trọng, nhưng có lẽ ở mỗi vùng miền chắc có cách hiểu khác nhau.
Ngoài ra, đối với một người có trí thức, tôi nghĩ cách hành văn của mình như thế là trật. Đáng lẽ khi góp ý, cũng hàm ý như vậy nhưng lời lẽ, cách trình bày, có danh từ xưng hô chuẩn mực, nội dung trình bày có đầu đuôi, chủ ngữ đàng hoàng hơn. Mình viết thế không ngờ hậu quả như vậy.
- Bản kiểm điểm ngày 15/7 gửi Bộ trưởng có phải do ông viết? Có áp lực gì không?
- Hôm đó Sở Y tế tỉnh về làm việc và cái đó là do tôi viết. Chẳng có áp lực gì cả, có gì viết đó.
- Dư luận cho rằng việc xử lý ông là sai, các cơ quan chức năng nên rút lại các quyết định, ông có ý kiến gì không?
- Sự việc đã đưa ra rộng rãi, tôi đã chấp hành xử phạt vi phạm hành chính, hình thức kỷ luật của cơ quan. Các văn bản, bản kiểm điểm tôi viết gửi trung tâm, các sở ngành và lãnh đạo Bộ đều đã đăng tải rộng rãi. Sự đúng sai thì công luận nhận xét. Tôi nghĩ rằng các cơ quan chuyên môn họ nắm rõ luật nên kết luận và xử lý như vậy, tôi đã chấp hành.
Sự việc xảy ra hơn 3 tháng, từ đó đến nay tôi không có ý kiến gì, không bình luận thêm... Tôi chỉ mong mọi chuyện nhanh chóng qua đi, không bị ai quấy rầy để tập trung cho công việc. Đồng thời mong muốn ngành y tế có giải pháp thêm để an ninh các bệnh viện được đảm bảo, các y, bác sĩ yên tâm phục vụ sức khỏe cho dân được thật tốt.
Theo Q.Nhật (Người lao động)
Tài xế Mazda 3 'đánh võng' như phim sẽ bị phạt 14 triệu đồng Tại trụ sở công an, Khang Văn Tuấn không xuất trình được bằng lái, mức phạt dành cho Tuấn là 14 triệu đồng và tạm giữ phương tiện bảy ngày. Như đã thông tin, sáng 7-9, Cơ quan CSĐT, Đội CSGT Công an quận Bắc Từ Liêm phối hợp với Công an phường Thanh Xuân Bắc đã tiến hành lập biên bản đối...