Từ 1/9, phạm nhân được ra ngoài trại giam học nghề, lao động được trả công
Việc thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam được thực hiện theo nguyên tắc bảo đảm an ninh, an toàn trong quá trình tổ chức.
Sáng nay (16/6), Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam.
Sau khi nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết.
Đại biểu ấn nút biểu quyết thông qua Nghị quyết.
Kết quả biểu quyết điện tử cho thấy, có 467/480 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 93,78%. Như vậy với đa số đại biểu Quốc hội tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam.
Nghị quyết quy định việc thực hiện thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam thuộc Bộ Công an giam, trong đó trại giam được áp dụng thí điểm hợp tác với tổ chức trong nước để tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam.
Theo đó, trại giam chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, trực tiếp quản lý, giám sát khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam, quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo và tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân như trong trại giam. Tổ chức hợp tác với trại giam chịu trách nhiệm đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề, bàn giao cho trại giam quản lý và phối hợp với trại giam thực hiện tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam.
Video đang HOT
Kế hoạch hợp tác giữa trại giam với tổ chức trong nước do Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an phê duyệt.
Nghị quyết quy định số lượng trại giam được áp dụng thí điểm theo Nghị quyết này không quá 1/3 tổng số trại giam thuộc Bộ Công an. Danh sách trại giam được áp dụng thí điểm do Bộ Công an quyết định căn cứ vào nguyên tắc, tiêu chí do Chính phủ quy định.
Nghị quyết nêu rõ, việc thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam được thực hiện theo nguyên tắc bảo đảm an ninh, an toàn trong quá trình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam, phục vụ hiệu quả công tác giáo dục cải tạo, tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân; tạo điều kiện giúp phạm nhân tìm kiếm việc làm sau khi chấp hành xong án phạt tù.
Phạm nhân tham gia hoạt động lao động, hướng nghiệp, học nghề ngoài trại giam phải trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, được trả một phần công lao động và thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.
Thu nhập của tổ chức hợp tác với trại giam từ kết quả lao động, hướng nghiệp, học nghề của phạm nhân ngoài trại giam trong thời gian thí điểm được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp. Ngành, nghề tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam là ngành, nghề sản xuất hàng hóa tiêu thụ trong nước theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, Nghị quyết cũng quy định, không đưa ra khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam những phạm nhân thuộc một trong các trường hợp: Phạm nhân phạm một trong các tội về xâm phạm an ninh quốc gia, phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh. Phạm nhân đã bị kết án từ 2 lần trở lên, phạm nhân tái phạm nguy hiểm. Phạm nhân là người tổ chức trong vụ án đồng phạm về tội đặc biệt nghiêm trọng.
Phạm nhân có thời gian chấp hành án phạt tù còn lại trên 7 năm, phạm nhân là người nước ngoài, phạm nhân đang mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Phạm nhân dưới 18 tuổi, phạm nhân từ đủ 60 tuổi trở lên, phạm nhân đang xếp loại chấp hành án phạt tù loại “kém” hoặc đã có hành vi trốn khỏi cơ sở giam giữ hoặc trốn khỏi cơ sở giáo dục bắt buộc hay thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 32 của Luật Thi hành án hình sự.
Để đảm bảo tính khả thi, Nghị quyết nêu rõ, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nơi có trại giam thực hiện thí điểm trực tiếp kiểm sát việc thi hành án phạt tù tại khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam. Bên cạnh đó, UBND cấp huyện, cấp xã nơi có khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với trại giam trong việc bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2022 và được thực hiện trong 5 năm./.
Thí điểm tổ chức lao động, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam
Bộ Công an vừa công bố dự thảo Nghị quyết thí điểm mô hình tổ chức lao động, hướng nghiệp dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam để lấy ý kiến góp ý rộng rãi trong thời gian 2 tháng.
Dự thảo nêu rõ, phạm nhân đưa ra các khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam phải bảo đảm các điều kiện: Có nơi cư trú rõ ràng; từ ngày đến trại giam có tư tưởng ổn định, yên tâm chấp hành án; có mức án trên 15 năm, chung thân phải thuộc trường hợp phạm tội lần đầu, đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù còn dưới 5 năm.
Phạm nhân mức án từ 15 năm trở xuống phạm tội lần đầu hoặc đã có một tiền án do phạm tội vô ý và phải bảo đảm các điều kiện: Phạm nhân có mức án từ trên 7 năm đến 15 năm phải chấp hành được 1/3 mức án, hạ loại giam giữ xuống B2; phạm nhân có mức án từ trên 3-7 năm đã có kết quả xếp loại thi đua chấp hành án phạt tù đạt loại "Khá" hoặc "Tốt" 6 tháng trở lên.
Đối với số phạm nhân có tiền sử nghiện ma túy phải xem xét thận trọng, kỹ lưỡng, chỉ lựa chọn số phạm nhân không còn biểu hiện lệ thuộc về ma túy.
Cán bộ công an hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân (Ảnh minh họa: Bộ Công an).
Theo dự thảo, cán bộ trinh sát trại giam lựa chọn, lập danh sách đề xuất Trưởng phân trại duyệt, gửi Đội trưởng Đội Trinh sát lấy ý kiến của Đội Giáo dục - hồ sơ, Đội Quản giáo, Đội Cảnh sát bảo vệ - cơ động, Đội Y tế sau đó tổng hợp và thẩm định trước khi báo cáo, đề xuất Ban Giám thị trại giam duyệt.
Mỗi khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam lựa chọn một cán bộ sĩ quan nghiệp vụ có kinh nghiệm trong công tác để phụ trách và chịu trách nhiệm chính điều hành các hoạt động của cán bộ, chiến sĩ và phạm nhân.
Dự thảo quy định, phạm nhân lao động, hướng nghiệp, học nghề ngoài trại giam được đảm bảo quyền lợi, thực hiện nghĩa vụ và hưởng chế độ, chính sách như phạm nhân trong trại giam theo quy định của Luật Thi hành án hình sự và các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành.
Trường hợp phạm nhân vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật với hình thức phạt giam tại buồng kỷ luật thì đưa phạm nhân đó về trại giam để xử lý kỷ luật theo quy định.
Dự thảo nghị quyết cho biết sẽ ưu tiên lựa chọn ngành nghề có dây chuyền sản xuất, phương thức tổ chức vận hành ổn định, có hàm lượng kỹ thuật, công nghệ cao, tạo điều kiện để phạm nhân có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm sau khi chấp hành xong án phạt tù.
Ngành nghề tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề không thuộc danh mục các ngành nghề có mức độ điều kiện lao động độc hại, nguy hiểm từ mức độ V trở lên theo quy định Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2020 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc Ban hành Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Một số ngành nghề thuộc danh mục các ngành nghề còn lại trong điều kiện cho phép, doanh nghiệp phải cam kết tổ chức dạy nghề, vận hành an toàn cho phạm nhân và được cấp phép vận hành.
Trường hợp không đưa ra ngoài trại giam
Dự thảo nghị quyết đề xuất, không đưa phạm nhân ra khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam thuộc một trong những trường hợp sau: Phạm nhân có từ 2 tiền án trở lên; tái phạm nguy hiểm; phạm nhân có kết quả xếp loại thi đua chấp hành án phạt tù loại "Trung bình" hoặc "Kém"; phạm nhân đã có hành vi trốn khỏi nơi giam hoặc bỏ trốn khỏi cơ sở giáo dục bắt buộc; là đối tượng chủ mưu, cầm đầu trong các vụ án, tổ chức tội phạm và trong các vụ án kinh tế lớn dư luận xã hội quan tâm.
Ngoài ra, phạm nhân phạm một trong các tội: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Hiếp dâm; Hiếp dâm người dưới 16 tuổi; Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng; Giết người; Trộm cắp tài sản có tính chất chuyên nghiệp; Cướp tài sản hoặc Cướp giật tài sản có tính chất chuyên nghiệp hoặc sử dụng vũ khí (các loại súng quân dụng, kiếm, mã tấu) hoặc hành hung để tẩu thoát; Các tội xâm phạm an ninh quốc gia; Phạm nhân là người chưa thành niên; Phạm nhân là người nước ngoài; Phạm nhân liên quan đến an ninh quốc gia cũng thuộc diện không đưa ra khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề...
Bộ Công an đề xuất thí điểm cho phạm nhân ra lao động ngoài trại giam Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, việc hợp tác với doanh nghiệp để tổ chức cho phạm nhân lao động ngoài trại giam được thực hiện từ 2011 song đến nay gặp nhiều vướng mắc do chưa có cơ sở pháp lý. Sáng 3.6, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trình Quốc hội tờ trình về dự thảo nghị...