Từ 1/7 tước phù hiệu xe khách không hộp đen
Từ 1/7 xe khách không cung cấp cho cơ quan chức năng trạng thái hoạt động của xe sẽ bị tước phù hiệu, DN có trên 20% xe vi phạm bị tước giấy phép kinh doanh.
Ông Nguyễn Văn Huyện, Chánh Thanh tra Bộ GTVT
Chánh thanh tra Bộ GTVT cũng cho biết như vậy khi trao đổi với PV Tiền Phong chiều qua (28/6).
Thưa ông, thời gian qua nhiều DN đã lắp đặt thiết bị này cho xe. Tuy nhiên hầu hết thông tin này lưu ở dạng nội bộ, cơ quan chức năng muốn kiểm tra, thiết bị không thể xuất được thông tin?
Lâu nay việc lắp đặt thiết bị hộp đen chỉ là chạy thử nghiệm, chưa đến ngày kiểm tra, xử lý chính thức nên nhiều DN còn lơ là. Từ 1/7 không chỉ cung cấp thông tin mà chỉ cần khi lực lượng chức năng kiểm tra, tài xế, DN không cung cấp được địa chỉ truy cập của xe sẽ lập tức bị lập biên bản và tước phù hiệu hoạt động của xe đó. Với DN, nếu có tới 20% xe vi phạm sẽ bị tước giấy phép kinh doanh.
Theo quy định quản lý xe khách bằng công nghệ GPS, hiện có 3 “cổng” là đăng kiểm, bến xe và Thanh tra giao thông. Tuy nhiên hiện chỉ có Đăng kiểm và Thanh tra giao thông là làm được việc này, bến xe là đơn vị quản lý xe ra vào hằng ngày nhưng hoàn toàn phó thác cho Đăng kiểm, Thanh tra giao thông. Do vậy sắp tới Bộ GTVT sẽ yêu cầu các bến xe phải trang bị phương tiện để quản lý giám sát, quản được xe ra vào bến bằng công nghệ GPS.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Huyện, Chánh Thanh tra Bộ GTVT
Thời điểm 1/7 đã cận kề, đến nay các DN chủ quản trên cả nước đã thực hiện việc này thế nào thưa ông?
Qua rà soát, kiểm tra các đơn vị cung cấp và sử dụng thiết bị hộp đen vừa qua đa phần đã khắc phục được những thiếu sót còn tồn tại. Bộ GTVT đã có thông báo từ trước, sau 1/7 nếu DN nào chưa lắp đặt thiết bị hộp đen cho xe của mình sẽ bị thu hồi phù hiệu, giấy phép kinh doanh.
Theo đó, từ 1/7 thiết bị hộp đen được lắp trên xe khách theo tiêu chuẩn 31/2011 của Bộ GTVT phải xuất được 6 dữ liệu bắt buộc: Thông tin xe, thiết bị của xe; thông tin lái xe, tốc độ của xe; lộ trình; số lần dừng, mở cửa xe; đặc biệt là giám sát được giờ hoạt động của lái xe, xem tài xế có thực hiện nghiêm quy định không lái xe liên tục 4 giờ và không chạy quá 10 giờ/ngày… Cùng với đó, thiết bị phải lưu trữ số liệu được 1 tháng và 1 năm với nhà cung cấp.
Hiện có những thiết bị được cài đăt ở tốc độ cao và chỉ báo hiệu được khi lái xe chạy ở tốc độ cao, thực tế có những cung đường có tốc độ cho phép khác nhau khi lái xe vi phạm thiết bị hộp đen đã không thông báo. Bộ GTVT có biết việc này?
Hộp đen có hệ thống báo động tự động và được phép cài đặt ở tốc độ quy định tối thiểu. Để hoàn chỉnh tuyệt đối Bộ GTVT đang đầu tư làm chương trình bản đồ kỹ thuật số, sau đó sẽ dùng cho toàn bộ hệ thống giao thông cả nước. Khi ứng dụng bản đồ này sẽ tích hợp được tất cả thông tin lái xe, trạng thái xe và DN chủ quản… Khi xe di chuyển và vi phạm ở địa phương nào lập tức thiết bị sẽ báo thông tin cho cơ quan chức năng ở địa phương đó.
Cảm ơn ông.
Theo 24h
Từ 1/7, dựa vào hộp đen xử lý xe khách
Dựa vào thông tin "hộp đen", một doanh nghiệp có 20% số xe vi phạm tốc độ, cơ quan quản lý Nhà nước có đủ cơ sở để tước giấy phép kinh doanh.
Tại buổi tọa đàm về "Cơ chế chính sách quản lý, sử dụng thiết bị Giám sát Hành trình kéo giảm TNGT" do Báo Giao thông Vận tải tổ chức, Ông Nguyễn Hoàng Hiệp (Phó Chủ tịch Chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia) cho biết, từ 1/7 tới đây, kiểm tra "hộp đen" phát hiện một doanh nghiệp có 20% số xe vi phạm tốc độ, cơ quan quản lý có đủ cơ sở để tước giấy phép kinh doanh.
Ông Nguyễn Hoàng Hiệp cho rằng, theo quy định, những lỗi có thể xử phạt là chạy quá tốc độ, vi phạm số lượng mở cửa xe, lái xe quá 4 giờ liên tục và quá 10 giờ trong một ngày... Tuy nhiên, những lỗi trên nếu được phát hiện từ thiết bị GSHT thì chưa bị xử phạt do chưa đủ cơ sở pháp lý.
Hiện nay, trong các văn bản QPPL chưa có quy định thiết bị GSHT là công cụ dùng trong sử phạt vi phạm hành chính. Nếu muốn xử phạt phải bổ sung vào nhiều văn bản QPPL khác.
Dù chưa thể xử phạt hành chính các vi phạm này, nhưng theo ông Hiệp, với các quy định hiện nay, cơ quan quản lý, đặc biệt là các sở GTVT đã có đủ cơ sở để xử lý các vi phạm về tốc độ. Từ 1/7 tới đây, khi một doanh nghiệp có 20% số xe vi phạm tốc độ sẽ bị tước giấy phép kinh doanh.
Dựa vào thông tin "hộp đen", một doanh nghiệp có 20% số xe vi phạm tốc độ, cơ quan quản lý Nhà nước có đủ cơ sở để tước giấy phép kinh doanh. (Ảnh minh họa)
"Phần mềm quản lý mà chúng tôi đang xây dựng cũng sẽ phát hiện được những xe nào, của đơn vị nào không lắp đặt thiết bị GSHT theo quy định hoặc có lắp nhưng không hoạt động. Riêng về lỗi này chắc chắn sẽ bị xử lý nghiêm." - Ông Hiệp nhấn mạnh.
Ông Hiệp cho biết thêm, từ 1/7, dựa vào thiết bị giám sát hành trình, Ủy ban ATGT Quốc gia sẽ cung cấp cho các phương tiện thông tin đại chúng thông tin về số lượng các xe vi phạm trong ngày, những xe nào, của doanh nghiệp nào, mức độ vi phạm ra sao.
Ông Thạch Như Sĩ, Phó Chánh Thanh tra Bộ GTVT cũng cho biết, theo quy định các phương tiện bắt buộc phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình gồm 4 loại: Xe buýt, xe vận tải hành khách tuyến cố định, các loại xe chở khách theo hợp đồng và xe container.
Nếu 4 loại phương tiện này không lắp thiết bị giám sát hành trình hoặc có lắp nhưng không hoạt động hay lắp nhưng không theo quy chuẩn thì sẽ bị phạt 2 - 3 triệu đồng. Thẩm quyền xử phạt là UBND các cấp, lực lượng cảnh sát và thanh tra giao thông.
Theo 24h
Phạt cửa hàng xăng dầu đồi Nên 100 triệu đồng UBND tỉnh Bắc Giang vừa có quyết định xử phạt 100 triệu đồng và tước giấy phép kinh doanh 12 tháng đối với cửa hàng xăng dầu Đồi Nên thuộc Cty Séc - Việt tại xã Dĩnh Trì, TP Bắc Giang. Lãnh đạo Petec khẳng định, cửa hàng xăng dầu Đồi Nên không nhập xăng của Petec từ cuối năm 2011. Ảnh: KD...