Từ 1/7, sẽ phạt mũ bảo hiểm không đủ ba bộ phận
Từ ngày 1/7, những người đi xe máy đội mũ bảo hiểm (MBH) thiếu tem, nhãn sẽ không bị xử phạt và chỉ phạt nếu mũ bảo hiểm không đủ 3 bộ phận.
Mũ bảo hiểm rởm bán tràn lan trên lề đường tại TPHCM. Ảnh: Q.Định
Không xử phạt MBH thiếu tem, nhãn
Từ ngày 1/7, chiến dịch kiểm tra, xử lý người đi xe máy đội MBH không đảm bảo chất lượng được thực hiện trên toàn quốc. Theo ông Nguyễn Trọng Thái (Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia), lực lượng chức năng chỉ xử phạt người đi xe máy đội MBH không đủ 3 bộ phận, gồm: vỏ mũ, lớp hấp thụ xung động (xốp) và quai mũ. “MBH không có tem và nhãn ghi “MBH cho người đi mô tô, xe máy” nhưng vẫn đủ 3 bộ phận, sẽ không bị xử phạt. Trong qua trình sử dụng, tem và nhãn có thể bị mờ hoặc mất đi hoặc trước đây, nhiều người mua MBH mà không biết quy định cụ thể này. Vì vậy trước mắt, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia không đặt vấn đề xử lý với những trường hợp MBH không tem, nhãn”, ông Thái nói.
“Trong đợt này, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai chiến dịch ngăn ngừa người đi xe máy đội loại mũ không phải MBH nhằm loại trừ, không cho bày bán, lưu hành loại MBH này nữa. Đây là chiến dịch đồng loạt ở tất cả tỉnh, thành. Người đi xe mô tô, xe máy khắp cả nước đội mũ không phải mũ bảo hiểm đều sẽ bị CSGT kiểm tra xử lý”, ông Thái cho biết thêm.
Mức phạt bao nhiêu?
Ông Nguyễn Trọng Thái cho biết, người đi mô tô, xe gắn máy, xe máy đội MBH không đủ 3 bộ phận sẽ bị xử phạt như hành vi không đội MBH, với mức phạt từ 100.000-200.000 đồng. Hành vi sản xuất, kinh doanh buôn bán và sử dụng MBH giả, mũ không phải MBH dành cho cho người đi mô tô, xe máy, xe máy điện cũng đã có các quy định chế tài và mức xử phạt cụ thể.
Video đang HOT
Ông Thái cho biết thêm, thời gian xử phạt được thực hiện từ ngày 1/7. Trước đó, từ ngày 20/5 đến hết tháng 6, các cơ quan ban ngành chỉ tuyên truyền, nhắc nhở người đi mô tô, xe máy, xe máy điện không đội MBH, đội MBH không đúng quy cách hoặc đội mũ không phải MBH. Cũng trong thời gian này, cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, xử lý các vi phạm trong sản xuất, kinh doanh buôn bán MBH giả, mũ không phải MBH dành cho người đi mô tô, xe máy, xe máy điện. Đó là các cơ sở sản xuất, bày bán mũ có kiểu dáng bên ngoài giống MBH cho người đi mô tô, xe máy, xe máy điện nhưng không có dấu hợp quy, chưa có công bố tiêu chuẩn chất lượng, vi phạm về nhãn hàng hóa; Các loại mũ làm giả, làm nhái mẫu mã của các thương hiệu MBH đúng quy chuẩn chất lượng; Các loại MBH không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Việc kiểm tra, xử lý các vi phạm trong sản xuất, kinh doanh buôn bán MBH giả, mũ không phải MBH đều nhận được sự đồng tình của các đại biểu tham dự hội thảo “Tăng cường triển khai chỉ đạo, quản lý và thực thi chính sách pháp luật liên quan đến chất lượng MBH” do Ban An toàn giao thông TPHCM phối hợp với Hội Chữ thập đỏ thành phố và các đơn vị liên quan tổ chức vừa qua. Tại hội thảo, bà Trịnh Tố Oanh – Chủ tịch Hiệp hội An toàn đường bộ toàn cầu Việt Nam đã công bố kết quả khảo sát của Tổ chức Y tế thế giới khiến nhiều người giật mình. Theo đó, trong số 200 mẫu MBH mới, có tem đạt chuẩn được chọn ngẫu nhiên trên địa bàn 5 thành phố lớn ở Việt Nam để kiểm tra độ hấp thụ xung động (lực va đập vào MBH) thì chỉ có 39,5% đạt yêu cầu. Tương tự, trong 800 MBH đang sử dụng được đưa đi kiểm tra, chỉ có 15,8% đạt yêu cầu. Điều này cho thấy trên thị trường đang tồn tại số lượng MBH không đạt chất lượng khá lớn.
Tuy nhiên, một số đơn vị thực thi cho biết, hiện họ rất lúng túng trong việc kiểm tra, xử lý MBH không đạt chất lượng. Theo Thượng úy Cao Đức Thịnh, đại diện Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ-đường sắt (Công an TPHCM), kể từ ngày 1/7 sẽ xử phạt người đi xe mô tô, gắn máy đội MBH không đạt chất lượng theo Nghị định 171 của Chính phủ, nhưng hiện nay lực lượng cảnh sát giao thông rất khó xác định MBH có đạt chất lượng hay không. “MBH của họ cũng có vỏ mũ, có lớp đệm hấp thu xung động… nhưng phân biệt bằng mắt thường làm sao biết được MBH đó có đạt chất lượng hay không?”, Thượng úy Cao Đức Thịnh băn khoăn.
Theo Ban An toàn giao thông TPHCM, nhằm thu hồi lượng MBH không đạt chất lượng, từ giữa tháng 6 này đến ngày 31/7, TPHCM sẽ tiếp tục thực hiện chương trình đổi MBH có trợ giá như đã thực hiện tron
Dân như không biết gì?
Hôm qua (15/6), CSGT TP Hà Nội đã đồng loạt ra quân dừng xe, nhắc nhở những người tham gia giao thông đội MBH chưa đạt chuẩn. Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV Báo GĐ&XH, không có nhiều sự khác biệt so với ngày thường. Rất nhiều người dân vẫn đội loại “mũ nhựa lưỡi chai” mà không hề biết đến việc cơ quan chức năng tăng cường xử lý mũ rởm và sẽ tiến hành xử phạt từ 1/7. Trung úy Phạm Khánh Toàn (Đội CSGT số 6, Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội) cho biết: “Quan sát số lượng người qua lại cũng dễ dàng nhận thấy có khoảng 60-70% người tham gia giao thông đội MBH chưa đạt chuẩn. Khi phát hiện những sai phạm khác, lực lượng chức năng sẽ dừng xe và kết hợp tuyên truyền, nhắc nhở”. Nguyễn Thiện
Theo Gia đình
Từ 1/7 sẽ phạt người đội mũ bảo hiểm không đủ 3 lớp
Từ 1/7, người tham gia giao thông bằng xe máy đội mũ bảo hiểm nhưng không đủ 3 lớp: vỏ, đệm xốp và quai đeo sẽ bị phạt như hành vi không đội mũ bảo hiểm.
Mũ bảo hiểm không đủ 3 bộ phận sẽ bị phạt
Sắp tới toàn quốc sẽ thực hiện chiến dịch kiểm tra xử lý người đi xe máy đội mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng. Theo đó, người tham gia giao thông bằng mô tô, xe máy, xe đạp máy (người điều khiển và người đi cùng) không đội MBH, đội MBH không đúng quy cách hoặc đội mũ không phải MBH cho người đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy sẽ bị xử phạt.
Ảnh minh họa
Theo ông Nguyễn Trọng Thái (Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia) cho biết, từ 1/7 lực lượng chức năng chỉ xử phạt người đi xe máy đội mũ không đủ 3 bộ phận (gọi là 3 lớp).
Ba bộ phận gồm: vỏ mũ, lớp hấp thụ xung động (xốp) và quai mũ. Loại mũ này thường là bằng nhựa dạng mũ lưỡi trai, mũ cối,... Bằng mắt thường, chúng ta có thể nhận biết được đó là mũ không đủ 3 lớp, không phải là mũ bảo hiểm cho người đi xe máy. Không cần thiết bị đo đếm đối với những chiếc mũ này.
Trong đợt này, Ủy ban phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai chiến dịch ngăn ngừa người đi xe máy đội loại mũ không phải mũ bảo hiểm. Mục đích là loại trừ, không cho bày bán, lưu hành loại mũ này nữa.
"Đây là chiến dịch đồng loạt ở tất cả tỉnh thành. Người đi xe mô tô, xe máy khắp cả nước đội mũ không phải mũ bảo hiểm đều sẽ bị CSGT kiểm tra xử lý", ông Thái nói.
Cũng theo ông Thái cho hay, trong chiến dịch kiểm tra xử lý người đi xe máy đội mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng lần này, cơ quan chức năng chỉ xử phạt trường hợp mũ không đủ 3 lớp. Mũ không có tem và nhãn ghi "MBH cho người đi mô tô, xe máy" nhưng vẫn đủ 3 bộ phận, sẽ không bị xử phạt.
Trong qua trình sử dụng, tem và nhãn có thể bị mờ hoặc mất đi hoặc trước đây, nhiều người mua mũ mà không biết quy định cụ thể này. Vì vậy, trước mắt, Ủy ban không đặt vấn đề xử lý với những trường hợp không tem nhãn.
MBH không đủ 3 lớp sẽ bị CSGT phạt bao nhiều tiền?
Đội mũ không phải MBH cho người đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy sẽ bị xử phạt như hành vi không đội MBH; đội mũ không phải mũ bảo hiểm bị phạt từ 100.000 - 200.000 nghìn đồng.
Hành vi sản xuất, kinh doanh buôn bán và sử dụng MBH giả, mũ không phải MBH dành cho cho người đi mô tô, xe máy, xe đạp máy cũng đã có các quy định chế tài và mức xử phạt cụ thể.
Theo ông Thái, thời gian xử phạt được thực hiện từ 1/7. Trước đó, từ 20/5 đến hết tháng 6, các cơ quan ban ngành tuyên truyền, nhắc nhở người đi mô tô, xe máy, xe đạp máy (người điều khiển và người đi cùng) không đội MBH, đội MBH không đúng quy cách hoặc đội mũ không phải MBH cho người đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy.
Cũng trong thời gian từ 20/5 đến 19/6, cơ quan chức năng sẽ kiểm tra, xử lý vi phạm trong sản xuất, kinh doanh buôn bán MBH giả, mũ không phải MBH dành cho người đi mô tô, xe máy.
Đó là các cơ sở sản xuất, bày bán mũ có kiểu dáng bên ngoài giống MBH cho người đi mô tô, xe máy nhưng không có dấu hợp quy, chưa có công bố tiêu chuẩn chất lượng, vi phạm về nhãn hàng hóa; Các loại mũ làm giả, làm nhái mẫu mã của các thương hiệu MBH xe máy đúng quy chuẩn chất lượng; Các loại MBH xe máy không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Theo Zing/Vnmedia
Đi xe gian, hối lộ CSGT bất thành Khi vừa dừng xe, người vi phạm đã ngỏ ý muốn &'biếu các anh ít tiền uống nước' nhằm che giấu hành vi phạm tội. Mai Văn Kế và chiếc xe tang vật Sáng ngày 3/5/2014, tổ công tác của Đội CSGT số 2, Phòng CSGT, CATP Hà Nội gồm Trung úy Nguyễn Văn Huy (tổ trưởng) và Thượng sỹ Nguyễn Hữu Thành...