Từ 1.7 liên thông hồ sơ sức khỏe điện tử trên cả nước
Theo PGS- TS Trần Quý Tường, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin Bộ Y tế, hồ sơ sức khỏe điện tử giúp mỗi người dân biết và tự quản lý thông tin sức khỏe liên tục, suốt đời.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh mang lại nhiều tiện ích cho người dân – ẢNH: DUY TÍNH
Giúp chẩn đoán bệnh toàn diện, kịp thời
Với người thầy thuốc, hồ sơ sức khỏe điện tử (HSSKĐT) cung cấp đầy đủ các thông tin về bệnh tật, tiền sử bệnh tật, các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, từ đó kết hợp với thăm khám hiện tại, người thầy thuốc có nhận định về sức khỏe của người bệnh toàn diện hơn, chẩn đoán bệnh kịp thời, chính xác hơn, phát hiện bệnh sớm hơn, điều trị kịp thời khi bệnh còn ở giai đoạn sớm, mang lại hiệu quả điều trị cao hơn, giảm bớt chi phí khám bệnh, chữa bệnh của mỗi người dân.
Video đang HOT
“HSSKĐT không chỉ là kho lưu giữ thông tin sức khỏe cá nhân, vì khi thông tin về sức khỏe của người bệnh được thông suốt giữa các tuyến sẽ giúp việc chẩn đoán và phối hợp điều trị tốt hơn. HSSKĐT giúp người thầy thuốc chăm sóc sức khỏe cho người dân liên tục, toàn diện theo nguyên lý của y học gia đình tốt hơn”, ông Tường nói và cho biết thêm trong công tác quản lý, việc triển khai HSSKĐT giúp cho ngành có được dữ liệu về sức khỏe của người dân đầy đủ, chính xác và kịp thời…
“Nếu thực hiện tốt, quản lý tốt các dữ liệu thì HSSKĐT giúp theo dõi sức khỏe, không chỉ nâng cao chất lượng sống cho người dân mà còn là hiệu quả về kinh tế. Bởi vì, khi người dân được phát hiện sớm bệnh tật (nếu có) thì chi phí sẽ giảm vì bệnh ở giai đoạn sớm sẽ hạn chế sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn”, ông Tường đánh giá.
Khẩn trương kết nối
Theo Cục Công nghệ thông tin, HSSKĐT được triển khai từ 2019, có 3 đơn vị, gồm: Cục Công nghệ thông tin, Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel và Tập đoàn bưu chính viễn thông VN (VNPT) thực hiện.
Cập nhật về tiến độ triển khai, ông Nguyễn Trường Nam, Phó cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, cho biết: “HSSKĐT đã triển khai tại hơn 50 tỉnh, thành do 3 đơn vị thực hiện nhưng chưa kết nối, liên thông. Theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Y tế, từ 1.7 tới, HSSKĐT phải được liên thông.
Các đơn vị đang phối hợp, đảm bảo hoàn thành vào 1.7 tới, sau đó HSSKĐT được cá nhân hóa cho từng công dân. Các nhà cung cấp dịch vụ phải tạo tài khoản, cung cấp mã bảo mật cho mỗi cá nhân, để mỗi người đều có thể truy cập hồ sơ của mình, cập nhật được dữ liệu cho HSSKĐT của mình”.
Cũng theo ông Nam, HSSKĐT sẽ cập nhật các thông tin từ y bạ điện tử của các lần khám ngoại trú của mỗi cá nhân, với 42 mẫu bệnh án điện tử ngoại trú đã được chuẩn hóa theo quy định của Bộ Y tế. Các thông tin đó là cơ sở để các bác sĩ có thể theo dõi diến biến sức khỏe người bệnh.
Từ 1.7, khi đã liên thông và cập nhật dữ liệu, người tái khám ngoại trú sẽ có thể không mang theo theo y bạ và các hồ sơ giấy tờ khi tái khám. Đáng lưu ý, HSSKĐT cũng sẽ được cập nhật về thông tin vắc xin Covid-19, bao gồm các mũi tiêm, thời gian tiêm, các phản ứng ghi nhận sau tiêm… để VN thực hiện “hộ chiếu vắc xin” Covid-19…
Tuy nhiên, với bệnh án điện tử (bệnh án của bệnh nhân nội trú) hiện vẫn do các bệnh viện triển khai riêng. “Mẫu bệnh án điện tử này phức tạp hơn, hiện chưa thể cập nhật được cho HSSKĐT”, ông Nam nói.
Quảng Ngãi lập hơn 400 nghìn hồ sơ quản lý sức khỏe điện tử
Chiều 17.12, Sở Y tế tổ chức Hội nghị sơ kết công tác triển khai Đề án thiết lập hồ sơ sức khỏe điện tử. Đến cuối năm 2020, Quảng Ngãi đã lập trên 400 nghìn hồ sơ quản lý sức khỏe điện tử cho người dân.
Thực hiện Đề án "Thiết lập hồ sơ sức khỏe điện tử đến từng người dân trên địa bàn tỉnh", số lượng hơn 400 nghìn hồ sơ được thiết lập chiếm 32% trên tổng dân số của toàn tỉnh. Các thông tin về sức khỏe của từng cá nhân, các lần khám, điều trị và các xét nghiệm cận lâm sàng đều được nhập vào dữ liệu chung tại các Trung tâm Y tế huyện, thành phố. Sau đó, dữ liệu sẽ được liên thông đến các cơ sở khám, điều trị tại tuyến tỉnh và tuyến Trung ương.
Việc thiết lập hồ sơ quản lý sức khỏe điện tử giúp người dân được chăm sóc sức khỏe toàn diện hơn
Tại Hội nghị, các đơn vị đã cùng nhau thảo luận những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Đề án. Trong đó, các đơn vị vẫn còn lúng túng trong việc ứng dụng công nghệ thông tin. Nhân lực thực hiện còn mỏng nên việc thu thập dữ liệu, nhập dữ liệu vẫn chưa được nhanh chóng và kịp thời.
Người dân vẫn chưa nắm rõ các lợi ích của việc triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử, chưa thao tác thành thạo trên hệ thống dữ liệu. Hiện nay, đa số các hồ sơ quản lí sức khỏe điện tử được thiết lập chủ yếu dựa trên dữ liệu bảo hiểm xã hội và dữ liệu tự động khám, chữa bệnh và tiêm chủng.
Thời gian tới, Sở Y tế tỉnh sẽ tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn và trang bị các tiết bị máy móc để các địa phương thực hiện việc nhập dữ liệu quản lí hồ sơ sức khỏe điện tử. Sở sẽ có văn bản kiến nghị Bộ Y tế sớm ban hành mã định danh y tế, ban hành dữ chuẩn chung cho phần mềm hồ sơ sức khỏe điện tử và quy định mức chi trả thuê phần mềm hồ sơ sức khỏe điện tử.
Mục tiêu đến năm 2021 sẽ hoàn thành Đề án và 100% người dân trên địa bàn tỉnh sẽ được thiết lập hồ sơ sức khỏe điện tử, tạo thuận tiện cho việc thăm khám, điều trị được nhanh, gọn và thông tin về người bệnh được rõ ràng, chi tiết. Mỗi người dân sẽ được cấp một mã định danh riêng để tự tra cứu và biết rõ về thông tin sức khỏe của bản thân.
TPHCM: Đến năm 2025, 90% người dân được lập hồ sơ sức khỏe điện tử Chiều 26-11, Đoàn công tác Bộ Y tế đã có buổi làm việc với Sở Y tế TPHCM về công tác triển khai ứng dụng phần mềm quản lý thông tin tại các trạm y tế (TYT), hoàn tất liên thông với nền tảng quản lý thông tin y tế cơ sở (V20) của Bộ Y tế. Đoàn công tác kiểm tra việc...