Từ 1/7, không cho đo độ cồn: Phạt 5 triệu
Bộ GTVT vừa hoàn tất dự thảo Nghị định Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Nếu được ban hành, về đường bộ, nghị định này (dự kiến có hiệu lực từ 1/7/2013) sẽ thay thế Nghị định 34/2010 và 71/2012.
Khái niệm mới để xử hành vi cũ
Trong dự thảo, lần đầu tiên Bộ GTVT đưa ra khái niệm trời tối. Theo đó, trời tối là khoảng thời gian từ 18 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ ngày hôm sau. Tại các nghị định 34 và 71 có đưa ra khái niệm ban đêm nhưng không xác định khoảng thời gian cụ thể, dẫn tới mỗi nơi, mỗi vùng hiểu và xử phạt theo một kiểu. Nay khái niệm trời tối được quy định rõ ràng như trên sẽ là cơ sở pháp lý thống nhất để xử phạt những hành vi như không bật đèn, dùng đèn không đúng quy định…
Dự thảo đưa ra mức phạt: Người lái ô tô không sử dụng đủ đèn chiếu sáng khi trời tối hoặc khi có sương mù, thời tiết xấu sẽ bị phạt 600.000-800.000 đồng với người lái xe máy là 80.000-100.000 đồng. Còn nếu sử dụng đèn chiếu sáng không đúng tiêu chuẩn thiết kế của từng loại xe, người lái xe máy sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng.
Cản trở xử lý TNGT: Phạt
Theo Nghị định 34 và 71, mức xử phạt đối với người lái ô tô có nồng độ cồn vượt quá mức quy định khá cao (8-10 triệu đồng). Do đó, đã có nhiều trường hợp người vi phạm dùng đủ mọi cách tránh né, không cho CSGT đo độ cồn. Nay theo dự thảo, hành vi cản trở trên sẽ bị phạt tiền 3-5 triệu đồng.
Không phải với lái xe nào việc thực hiện đo nồng độ cồn cũng diễn ra thuận lợi. Ảnh minh họa: CTV
Video đang HOT
Lâu nay các hành vi cố ý thay đổi, xóa dấu vết hiện trường TNGT xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị nạn hoặc người gây tai nạn lợi dụng việc xảy ra TNGT để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý TNGT… đã diễn ra nhưng chưa có quy định xử phạt. Nay các hành vi trên sẽ bị phạt tiền 2-4 triệu đồng đối với cá nhân, 4-8 triệu đồng đối với tổ chức.
Không bảo trì đường cũng bị phạt
Từ 1/1/2013, người dân bắt đầu phải đóng phí sử dụng đường bộ cho quỹ bảo trì đường bộ. Nay dự thảo đưa ra quy định xử phạt tiền 1-3 triệu đồng đối với tổ chức được giao quản lý, bảo trì đường bộ nhưng không bổ sung kịp thời các biển báo hiệu nguy hiểm đã bị mất tại các đoạn đường quanh co, nguy hiểm không kịp thời khơi thông nước, gây đọng nước trên đường sau khi mưa không vá ổ gà, đắp bù phụ mép đường để mép đường nhựa sâu trên 15 cm so với mặt đường gây mất an toàn giao thông không cắm cột thủy trí và có biện pháp ngăn chặn phương tiện qua những đoạn đường bị ngập nước sâu trên 0,5 m.
Tăng thẩm quyền
Cũng theo dự thảo, tới đây thẩm quyền, mức xử phạt của các cá nhân, cơ quan có chức năng sẽ được tăng lên. Cụ thể, chiến sĩ công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền phạt tiền đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ (hiện là 200.000 đồng) trạm trưởng, đội trưởng được phạt tiền đến 1,2 triệu đồng (hiện là 500.000 đồng).
Tương tự, chủ tịch UBND cấp xã ngoài phạt cảnh cáo còn được quyền phạt tiền đến 4 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ (hiện là 2 triệu đồng). Theo một thành viên Ban soạn thảo dự thảo, việc tăng thẩm quyền cho các cá nhân, đơn vị trên nhằm phát huy hơn nữa vai trò ngăn chặn TNGT từ cơ sở.
Phạt các lỗi mới
- Sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển ô tô bị phạt 600.000-800.000 đồng.
- Người lái mô tô chuyển hướng không đúng quy định gây TNGT không giảm tốc độ, không nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính gây TNGT… bị phạt tiền 2-3 triệu đồng.
Theo 24h
Kiểm tra, 100% cơ sở kinh doanh MBH vi phạm
Đó là kêt quả bước đâu trong buôi đâu ra quân kiêm tra các cơ sở kinh doanh mũ bảo hiêm của Chi Cục Quản lý thị trường Hải Phòng sáng 4/3/2013.
Toàn bô 16 cơ sở được kiêm tra đêu bày bán rât nhiêu các loại mũ không đúng tiêu chuẩn, nhưng có kiểu dáng tương tự, thâm chí có cửa hàng đại lý còn bày bán mũ bảo hiêm dán tem hợp quy CR giả.
Đây là đợt cao điểm kiểm tra, xử lý vi phạm về kinh doanh mũ bảo hiểm giả, nhập lậu, không bảo đảm chất lượng lưu thông trên thị trường, nhât là đôi với hành vi kinh doanh các loại mũ có kiểu dáng giống mũ bảo hiểm do Cục Quản lý thị trường, cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 127 làm đâu môi.
Kiên quyết xử lý mũ bảo hiểm giả. Ảnh: V.S.
Trực tiêp chỉ đạo tại thành phô Hải Phòng, ông Trân Hùng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường, Bô Công thương cho biêt: Tinh thân của đợt kiêm tra này là chủ đông, kiên quyêt xử lý các sai phạm trong kinh doanh mũ bảo hiêm. Từ ngày 15/3 sẽ triên khai đông bô trên phạm vi toàn quôc.
"Chúng tôi đã chỉ đạo các chi cục trong quá trình kiêm tra, nêu phát hiên vi phạm cân áp dụng ngay biên pháp tạm giữ hàng hóa, phân loại, xử lý nghiêm. Từ đó chân chỉnh hoạt đông sản xuât, kinh doanh, phân phôi và sử dụng mũ bảo hiêm, bảo vê và nâng cao ý thức tự bảo vê của người tiêu dùng khi mua, sử dụng mũ bảo hiêm", ông Hùng khẳng định.
Ông Trân Hùng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường trực tiêp giải thích cho người dân vê mũ bảo hiêm không đạt chât lượng. Ảnh: V.S.
Đối phó
Ông Trịnh Văn Ngọc, Trưởng phòng Chông hàng giả, Cục Quản lý thị trường cho biêt thêm: Theo đánh giá sơ bộ, có đên 70% mũ bảo hiêm trên thị trường được người dân sử dụng đê đôi phó với cơ quan chức năng.
Đây là loại mũ có kiêm dáng tương tự mũ bảo hiêm, hay còn gọi là mũ thời trang, nhưng không có khả năng bảo vê người sử dụng, chỉ cân dùng tay cũng có thê bóp vỡ.
Theo thông tư liên tịch sô 06 vừa được liên bô Công thương, Khoa học công nghê, Giao thông Vân tải và Công an ký ban hành vào ngày 28/02/2013, người nào sử dụng loại mũ bảo hiểm không đạt tiêu chuẩn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như hành vi không sử dụng mũ bảo hiêm.
Theo 24h
Còi to, đèn quá sáng: Phạt 3 triệu đồng Từ 1/7 tới đây, người điều khiển xe sử dụng còi, đèn xe không đúng quy chuẩn sẽ bị phạt từ 100.000 - 3.000.000 đồng. Vài năm trở lại đây, trên đường phố Hà Nội và TPHCM thi thoảng lại xảy ra những vụ tai nạn giao thông làm chết người nguyên nhân là vì tiếng còi xe quá to, đèn xe quá...