Từ 1.6 người dân không cần “dùng giấy” khi đi tiêm chủng cho con
Đây là nhờ Bộ Y tế ứng dụng hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia trên toàn quốc.
Ngày 24.3, Bộ Y tế đã tổ chức khai trương hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, từ khi triển khai công tác tiêm chủng mở rộng, hơn 30 năm nay đã có hàng trăm triệu liều vắc xin được tiêm miễn phí cho trẻ em và phụ nữ. Vắc xin đã góp phần loại bỏ bệnh bại liệt, uốn ván sơ sinh và giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ.
Tuy nhiên, việc quản lý chính xác đối tượng tiêm chủng là một thách thức. Mỗi năm Việt Nam có khoảng 1,7 triệu trẻ em ra đời cần được tiêm chủng và có nhiều trẻ trong độ tuổi tiêm chủng vẫn chưa được tiêm.
Các dữ liệu về trẻ tiêm chủng sẽ được lưu một cách có hệ thống trên mạng (Ảnh minh họa DL)
Do đó, hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia nhằm quản lý, lưu trữ một số lượng lớn thông tin tiêm chủng của trẻ em ở độ tuổi tiêm chủng trên tất cả các trạm y tá cấp phường xã, quận huyện và tỉnh, thành phố. Điều này giúp ngành y tế nắm được trẻ nào đến độ tuổi tiêm chủng, trẻ nào chưa tiêm để kịp thời tuyên truyền, nhắc nhở… Hệ thống cũng giúp người dân dễ dàng đăng ký tiêm chủng, nhắn tin nhắc phụ huynh đưa con đi tiêm chủng đúng lịch, tra cứu lịch sử tiêm chủng của người thân. Lịch sử tiêm chủng của người dân sẽ được lưu suốt cuộc đời
Video đang HOT
Từ năm 2016 đến nay, hệ thống đã được triển khai thí điểm tại 5 tỉnh, thành phố với kết quả 100% xã phường đã nhập hệ thống thông tin của hơn 700.000 trẻ em trong 2 năm gần nhất, trên 1.400 đơn vị đã tham gia nhập dữ liệu và sử dụng hệ thống.
Thứ trưởng Long cho biết, các đơn vị tham gia công tác tiêm chủng từ trung ương đến địa phương triển khai áp dụng phần mềm quản lý tiêm chủng quốc gia từ 1.6. Khi đó, người dân khi đưa con đi tiêm chủng trong chương trình tiêm chủng mở rộng sẽ không cần phải mang theo giấy tờ, sổ sách.
Theo Danviet
Trục lợi từ dịch vụ tiêm chủng
Trước tình trạng vắc-xin dịch vụ ngày càng khan hiếm không ít cá nhân, tổ chức đã tìm cách trục lợi từ nhu cầu có thực của người dân.
Đặt tiền trước để mua vắc-xin dịch vụ
Nắm bắt được nhu cầu của các ông bố, bà mẹ tìm mọi cách để có thể mua vắc-xin dịch vụ tiêm phòng cho con, Công ty cổ phần Vật tư tiêu hao y tế Sài Gòn (trụ sở tại số 461 đường Cộng Hòa, phường 15, quận Tân Bình, TP.HCM) đã tổ chức nhận tiền đặt cọc của những người có nhu cầu mua vắc-xin dịch vụ. Dù mức giá công ty đưa ra là 2 triệu đồng/liều vắc-xin dịch vụ 5 trong 1 Pentaxim (hãng Sanofi, Pháp) và ai muốn mua phải đặt cọc trước 500 nghìn đồng/liều,1 tháng sau mới có thuốc, nhưng khá đông phụ huynh tìm đến đăng ký, đặt cọc tiền. Do vắc-xin Pentaxim phải tiêm 3 mũi, nên có người còn đặt tiền để mua luôn 3 liều. Trước vụ việc nêu trên, Bộ Y tế đã chỉ đạo Thanh tra Sở Y tế TP.HCM tiến hành các biện pháp thanh, kiểm tra hoạt động của công ty này. Hiện, công ty đã dừng việc thu tiền đặt cọc của người dân.
Tiêm phòng vắc- xin
"Tâm lý lo ngại vắc-xin miễn phí chất lượng không tốt bằng vắc-xin dịch vụ là chưa có cơ sở. Vắc-xin quinvaxem của chương trình tiêm chủng mở rộng miễn phí là vì Nhà nước chi trả hết mọi khoản phí để bảo vệ sức khỏe toàn dân. Đây là vắc-xin do Liên minh toàn cầu về vắc-xin và tiêm chủng viện trợ, đã được Tổ chức Y tế thế giới WHO kiểm định về chất lượng"
PGS. TS. Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM.
Không chỉ chấp nhận đặt tiền trước, nhiều phụ huynh còn sẵn sàng mua vắc-xin dịch vụ với giá "cắt cổ" (lên tới 3 triệu đồng/mũi) để tiêm phòng cho con. Giữa năm 2015, mặc dù Hà Nội thông báo hết vắc-xin 6 trong 1, 5 trong 1 nhập khẩu từ Pháp, Bỉ nhưng một số y tá tại các trạm y tế, trung tâm y tế của Hà Nội đã "tiêm chui" vắc-xin dịch vụ cho trẻ với giá cao. Trong tháng 7, y tá H công tác tại Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội bị phát hiện "tiêm chui" vắc-xin dịch vụ 6 trong 1 không rõ nguồn gốc cho trẻ.
Chị Thu Hương (quận 1. TP.HCM) chia sẻ: "Là cha mẹ, ai chả tìm mọi cách đảm bảo an toàn cho con. Tình trạng trẻ bị tử vong do tiêm phòng vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng vẫn xảy ra khiến tôi không dám cho con đi tiêm phòng. Tôi cũng đang nhờ các mối quen biết tìm mua vắc-xin dịch vụ để tiêm phòng cho con, dù phải đặt tiền trước hay mua với giá cao". Còn chị Hà Phương (Hoàng Mai, Hà Nội) nêu quan điểm, dù có bỏ ra 3 triệu hay hơn nữa để mua sự yên tâm thì không chỉ tôi mà nhiều ông bố bà mẹ sẵn sàng bỏ tiền. Vắc-xin của Pháp, Bỉ đang khan hiếm nguồn cung, Bộ Y tế nên tìm vắc-xin thay thế ở các nước có nền y tế tiên tiến, đáp ứng nhu cầu của người dân.
Tỉ lệ tai biến vắc-xin là như nhau
Trước tình hình khan hiếm vắc-xin dịch vụ 5 trong 1, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã nhiều lần làm việc với đại diện các nhà sản xuất và đã thống nhất sẽ có 200.000 liều vắc-xin phối hợp 5 trong 1 (vắc-xin Pentaxim do Công ty Sanofi Pasteur S.A, Pháp sản xuất) được cung cấp cho thị trường Việt Nam trong thời gian tới. Hiện, Viện Kiểm định Quốc gia vắc-xin và sinh phẩm y tế đã kiểm định xong lô vắc-xin thứ nhất gồm 160.000 liều vắc-xin 5 trong 1 Pentaxim. Số vắc-xin này sẽ được các công ty nhập khẩu phân phối ngay đến các trung tâm y tế dự phòng và các cơ sở tiêm chủng vào cuối tháng 12. 40.000 liều vắc-xin còn lại sẽ tiếp tục được phân phối sau khi có kết quả kiểm định đạt yêu cầu, dự kiến sẽ được cung cấp trong tháng 2/2016.
Nhằm ngăn chặn tình trạng lợi dụng sự khan hiếm vắc-xin dịch vụ để gom hàng, tăng giá, ngày 23/12/2015, Cục Quản lý dược ban hành Công văn khẩn số 23517/QLD-KD gửi sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý vắc-xin tiêm chủng dịch vụ, khi vắc-xin này được đưa ra lưu hành, yêu cầu các cơ sở tiêm chủng tuân thủ đúng quy định về giá vắc-xin và công bố danh sách các cơ sở được cung cấp vắc-xin.
PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế nhận xét, tiêm vắc-xin 5 trong 1 quinvaxem, trẻ thường có phản ứng nhẹ như quấy khóc, sốt... khiến các bậc phụ huynh lo lắng; còn tiêm vắc-xin 5 trong 1, 6 trong 1 dịch vụ gây phản ứng phụ nhẹ hơn khiến cha mẹ có vẻ yên tâm hơn. Tuy nhiên, các loại vắc-xin đều có sự kiểm tra nghiêm ngặt trước khi được lưu hành ra thị trường và thế giới cũng đã chứng minh rằng, xác suất gây ra phản ứng nặng, thậm chí tử vong của các loại vắc-xin là như nhau. Hiện, tỉ lệ trẻ tiêm vắc-xin dịch vụ chỉ chiếm 0,8% (khoảng 100.000 trẻ), trong khi hằng năm có 1,5 triệu trẻ tiêm trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Vì thế, nếu so sánh thì rất khập khiễng. Chúng ta cần phải xem xét kỹ lưỡng vấn đề, chứ không nên đổ lỗi cho vắc-xin./.
Minh Thư
Theo_VOV
Lần đầu tiên có ca tai biến sau tiêm chủng được bồi thường Hiện đã có một trường hợp đang làm thủ tục nhận bồi thường do tai biến sau tiêm vắc-xin Quinvaxem. Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Ngày 11/1, ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, trường hợp đầu tiên được nhận bồi thường do tai biến sau tiêm chủng tại Việt Nam...