Từ 15 triệu đi vay, hộ nghèo xứ Lạng nuôi bò trồng cây ăn quả, “đẻ” ra trăm triệu
Những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Lạng Sơn đã kịp thời đưa vốn tín dụng ưu đãi đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách.
Qua đó, tạo điều kiện cho người nghèo có vốn phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, góp phần quan trọng vào mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM).
Có vốn để chăn nuôi, cải tạo vườn cây…
Lạng Sơn có 200 xã phường, thị trấn, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ trên 84% dân số. Người dân sinh sống chủ yếu ở vùng cao, vùng sâu địa hình phức tạp, giao thông đi lại xa trung tâm huyện tỉnh, đời sống bà con các dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn.
Với vai trò là “cầu nối” đưa nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến với người nghèo, NHCSXH tỉnh Lạng Sơn đã bám sát chủ trương, định hướng phát triển kinh tế – xã hội, chương trình mục tiêu giảm nghèo, xây dựng NTM nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Nhờ được gỡ khó về nguồn vốn đầu tư cho phát triển sản xuất, nhiều hộ dân trồng bưởi có thu nhập cao, góp phần lớn xây dựng NTM. Ảnh: C.L
Kết quả, đến ngày 30/6/2020, tổng nguồn vốn huy động của NHCSXH tỉnh đạt 410.444 triệu đồng, tăng 24.402 triệu đồng so với quý I, tăng 33.460 triệu đồng so với đầu năm. Về cho vay các chương trình tín dụng ưu đãi, doanh số cho vay là 519.722 triệu đồng với 12.510 lượt hộ vay.
Trong 6 tháng đầu năm 2020 đã có trên 12.500 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận vốn vay.
Video đang HOT
Nguồn vốn vay đã giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác tại xứ Lạng có vốn đầu tư để chăn nuôi được trên 10.000 con gia súc (trâu, bò, dê, ngựa) trên 700.000 con gia cầm (gà, vịt), cải tạo chăm sóc và trồng rừng (keo, bạch đàn, hồi…), cây ăn quả được trên 9.100ha.
Ngoài ra, nguồn vốn này còn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì việc làm trên 1.500 lao động, xây dựng mới được 6.500 công trình nước sạch và vệ sinh, giúp hộ nghèo tu sửa và xây mới 390 ngôi nhà…
Góp phần xây dựng nông thôn mới
Ông Dương Công Sơn – tổ trưởng tổ Tiết kiệm vay vốn ở thôn Lân Vy, xã Chiến Thắng, huyện Bắc Sơn, cho biết: Hầu hết bà con đều thiếu vốn để đầu tư, sản xuất, thiếu tư liệu sản xuất nên mới nghèo. Từ nguồn vốn ưu đãi, người dân sử dụng vốn đầu tư trồng cây ăn quả, chăn nuôi, mua máy móc, phân bón phục vụ sản xuất… và dần dần thoát nghèo.
Nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp rất nhiều hộ gia đình có thêm nguồn động lực, gỡ khó về vốn để người dân phát triển các mô hình kinh tế, tăng nguồn thu nhập góp phần vào mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn.
Gia đình chị Hoàng Thị Hảo ở thôn Ngọc Môn, xã Long Đống, huyện Bắc Sơn là một trong những hộ gia đình từng thuộc diện hộ nghèo, được NHCSXH huyện cho vay vốn. Nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay, gia đình chị thoát nghèo và trở thành hộ khá trong xã.
Trong căn nhà sàn khang trang, chị Hảo cho biết: “Trước đây, kinh tế gia đình tôi rất khó khăn, chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng. Thông qua Hội Phụ nữ xã, năm 2006 gia đình tôi được vay 15 triệu đồng từ NHCSXH để đầu tư nuôi bò và trồng cây ăn quả. Đến nay mỗi năm thu nhập của gia đình chị gần 100 triệu đồng, cuộc sống gia đình ổn định hơn trước”.
“NHCSXH chi nhánh tỉnh Lạng Sơn đã và đang tiếp tục đồng hành cùng hộ nghèo trên địa bàn, giúp các hộ nghèo có nguồn vốn để đầu tư phát triển, thoát nghèo bền vững. Ngân hàng luôn ưu tiên bố trí nguồn vốn cho các hộ nghèo, hộ chính sách thuộc các xã được chọn làm xã điểm về xây dựng NTM và các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao chưa được vay vốn” – ông Phạm Mạnh Hà – Phó Giám đốc NHCSXH tỉnh Lạng Sơn cho biết.
Chuyên mục có sự phối hợp của Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo
Nghệ An: "Lão gàn" biến đất sỏi đá thành vườn cây ăn quả, thu hàng trăm triệu mỗi năm
Trang trại hơn 14.000m2 của cụ ông Lưu Đình Liên ở xóm 3, xã Diễn Liên, huyện Diễn Châu (tỉnh Nghệ An) được chuyển đổi từ đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả giúp cho gia đình ông thu nhập hàng trăm triệu/năm.
Đến thăm trang trại của ông Lưu Đình Liên (SN 1951) và bà Võ Thị Sâm (SN 1951) ở xóm 3, xã Diễn Liên, huyện Diễn Châu (tỉnh Nghệ An) vun trồng, chăm sóc suốt hơn 8 năm qua khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng...
Mô hình trồng bưởi của ông Lưu Đình Liên (Diễn Châu, Nghệ An) đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: PV
Trang trại của gia đình ông Liên có diện tích hơn 14.000m2 được thuê lại từ đất 5% nông nghiệp khô cằn, khó sản xuất của xã Diễn Liên, Diễn Châu.
Hiện nay, gia đình ông trồng hơn 600 gốc thanh long ruột đỏ Bình Thuận, 200 gốc đu đủ, hơn 100 gốc đinh lăng, 80 gốc ổi Đài Loan, 60 gốc mít ruột đỏ Malaysia, 60 gốc bưởi (gồm bưởi da xanh và bưởi tiến vua), 20 gốc vải thiều... đều phát triển xanh tốt, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình.
Bà Võ Thị Sâm (vợ ông Liên) chia sẻ: "Vùng đất này trước đây là khu vực trồng hoa màu nhưng được gia đình chúng tôi thuê lại để trồng lúa. Do đất khô cằn, sỏi đá không thích hợp trồng lúa nên gia đình chúng tôi đã chuyển sang trồng cây ăn quả".
"Để có vườn đẹp như ngày hôm nay, chúng tôi đã phải đổ rất nhiều mồ hôi, công sức vào đây mới có được. Đất ở đây rất khô cằn, địa hình không bằng phẳng nên gia đình tôi cải tạo lại rất nhiều mới có thể trồng cây ở đây được" - bà Sâm cho biết.
Ông Lưu Đình Liên đã biến mảnh đất khô cằn sỏi đá thành vườn cây trĩu quả. Ảnh: PV
Với hơn 600 gốc thanh long ruột đỏ Bình Thuận, mỗi năm cho thu hoạch từ tháng 3 đến tháng 8 (Al), sản lượng hơn 3-3,5 tấn quả/năm, trừ chi phí, gia đình ông Liên thu về gần 150 - 160 triệu/năm.
"Giống thanh long ruột đỏ Bình Thuận được cháu gái tôi đưa về để trồng thử, thấy hiệu quả, tôi quyết định nhân rộng ra cả vườn. Giống thanh long này có vị ngọt thanh, màu đẹp và quả có trọng lượng lớn được khách hàng đón nhận nhiệt tình" - ông Liên bật mí.
Hơn 80 gốc ổi Đài Loan là giống ổi năng suất cao, cho quả quanh năm, giá bán 15.000 - 160.000 đồng/kg, trừ chi phí, gia đình ông lãi khoảng 70 - 75 triệu/năm.
Vườn thăng long ruột đỏ Bình Thuận đã cho thu hoạch. Ảnh: PV
Hiện nay, ông Liên đang trồng thử gần 200 cây đu đủ và 100 gốc đinh lăng, tất cả đều phát triển xanh tốt. Ngoài ra, gia đình ông còn nuôi thêm 5 con hươu sao để lấy nhung và 2 con trâu, lợi nhuận khoảng 20 - 25 triệu/ năm.
Ông Liên tâm sự: "Trước đây, khi có ý định thuê mảnh đất này để trồng cây mọi người cho tôi "gàn dở". Bỏ ngoài tai những lời bàn tán, tôi quyết tâm cải tạo mảnh đất này. Sau gần 10 năm bỏ công sức cải tạo, mảnh vườn xum xuê trái ngọt, nhiều người ngạc nhiên, rất nhiều bà con lân cận và nơi khác đã đến tham quan, học tập mô hình của tôi".
Vườn ổi giống Đài Loan trĩu quả, to đẹp đã cho thu hoạch. Ảnh: PV
Trao đổi với PV Báo điện tử DANVIET.VN, bà Võ Thị Thanh Xuân - Chủ tịch Hội Nông dân xã Diễn Liên cho biết: "Gia đình ông Liên đã thuê phần đất thuộc 5% đất nông nghiệp khó sản xuất của xã để làm mô hình trang trại. Mô hình hoạt động rất hiệu quả, được lãnh đạo và chính quyền địa phương quan tâm. Mô hình này nên nhân rộng trên địa bàn xã Diễn Liên. Đồng thời khích lệ, động viên nhân dân chuyển đổi giống cây trồng để đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao".
An Giang: Được Giáo sư nổi tiếng "xui" trồng cây ăn trái trên Núi Dài, nông dân khá giả hẳn Những năm qua, nông dân các các xã Châu Lăng, Lương Phi, Ba Chúc, Lê Trì thuộc huyện Tri Tôn (An Giang) đã đẩy mạnh việc chuyển đổi cây trồng, chuyển dần sang canh tác các loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao. Nhờ vậy mà đời sống hội viên, nông dân ngày càng được cải thiện. Được sự hỗ...