Từ 14 giờ chiều nay, một số dịch vụ ở Lâm Đồng hoạt động trở lại
Chiều 27-5, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành văn bản về tiếp tục triển khai một số biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 và cho phép một số dịch vụ hoạt động trở lại từ 14 giờ cùng ngày.
UBND tỉnh Lâm Đồng cho phép môn bóng chuyền và một số môn thể thao khác được hoạt động trở lại.
Nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân; vừa phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội trong trạng thái bình thường mới theo chỉ đạo của Chính phủ. Đồng thời, căn cứ tình hình thực tế của địa phương, từ 14 giờ chiều nay, 27-5, UBND tỉnh Lâm Đồng cho hoạt động trở lại các dịch vụ, gồm cơ sở cắt tóc, dịch vụ làm đẹp; quán ăn, uống vỉa hè; các môn thể thao (bóng đá, bóng chuyền, golf, tập gym, bi da, yoga và các câu lạc bộ thể dục – thể thao).
UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu tất cả các dịch vụ được hoạt động, phải tuyệt đối không đón tiếp khách đến từ vùng dịch theo danh sách công bố của Bộ Y tế; đồng thời, thực hiện nghiêm quy định “5K” trong phòng, chống dịch Covid-19.
Video đang HOT
Các dịch vụ sau vẫn tiếp tục tạm dừng, như quán bar, karaoke, vũ trường, trò chơi điện tử, chợ đêm, massage, rạp chiếu phim, các chương trình ca nhạc, bơi lội (kể cả các bể bơi trong khách sạn); các hoạt động vui chơi, giải trí, tập trung tại các quảng trường, bờ hồ, công viên; các giải thi đấu thể thao cho đến khi có thông báo mới.
UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thành phố trực thuộc, tăng cường kiểm tra, giám sát việc áp dụng các biện pháp, phòng chống dịch Covid-19 bảo đảm theo quy định; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Theo Sở Y tế Lâm Đồng, đến sáng 27-5, toàn tỉnh đang thực hiện cách ly y tế 209 trường hợp.
Liên quan đến bệnh nhân Covid-19 số 3141, từ Bắc Ninh đến Đà Lạt du lịch từ ngày 2 đến 5-5, địa phương đã truy vết được 776 trường hợp (237 F1 và 539 F2), tất cả mẫu xét nghiệm liên quan bệnh nhân này đều âm tính lần ba với SARS-CoV-2 và trong tỉnh không còn trường hợp cách ly y tế tập trung liên quan đến bệnh nhân số 3141.
USAID tài trợ hơn 31 triệu USD triển khai dự án về thích ứng biến đổi khí hậu tại Việt Nam
Chiều 22-4, tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng), Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam tổ chức tổng kết Dự án rừng và đồng bằng Việt Nam.
Đây là dự án về biến đổi khí hậu do USAID tài trợ, với ngân sách 31,4 triệu USD và do tổ chức Winrock International thực hiện, giai đoạn 2012 - 2021.
Quang cảnh hội nghị.
Dự án đã hỗ trợ quá trình Việt Nam chuyển đổi sang phát triển bền vững, phát thải thấp và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Qua hơn tám năm triển khai ở cấp quốc gia và tại các tỉnh Quảng Ninh, Nam Định, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Long An và Lâm Đồng, dự án đã đạt được những kết quả quan trọng và được Chính phủ Việt Nam, cộng đồng địa phương, cùng các bên liên quan ghi nhận.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S nhận định, hiện nay dịch vụ môi trường rừng trở thành hoạt động lâm nghiệp cải thiện sinh kế và môi trường ổn định, với những hiệu ứng tích cực về mặt kinh tế - xã hội và môi trường, "lấy thu nhập từ rừng để nuôi rừng, bảo vệ rừng" đã góp phần giảm chi ngân sách nhà nước cho hoạt động bảo vệ rừng tại địa phương.
Theo đánh giá, Dự án rừng và đồng bằng Việt Nam đã hỗ trợ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện thành công chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng quy mô quốc gia và hiện cơ chế này đang đem lại khoảng 120 triệu USD hàng năm, để chi trả cho công tác quản lý khoảng sáu triệu ha rừng của Việt Nam.
Chính sách này góp phần nâng cao thu nhập và mức sống cho hàng trăm nghìn người dân miền núi tham gia bảo vệ rừng. Đồng thời, dự án tổ chức tập huấn cho khoảng 350 nghìn người về thích ứng với biến đổi khí hậu, quản lý rừng và phát triển sinh kế; giúp hơn 200 nghìn người thực hành giảm thiểu rủi ro biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng.
Dịch vụ chi trả môi trường rừng góp phần nâng cao thu nhập cho hàng trăm nghìn hộ dân.
Theo ông Bradley Bessire, quyền Giám đốc USAID Việt Nam, Dự án rừng và đồng bằng Việt Nam là chương trình hợp tác về biến đổi khí hậu đầu tiên giữa USAID và Chính phủ Việt Nam. Qua đó, giúp tăng cường quản lý tài nguyên rừng và nâng cao năng lực chống chịu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
Tại hội nghị, USAID công bố hai dự án mới hỗ trợ Việt Nam ứng phó với các tác động của biến đỏi khí hậu và tăng cường bảo tồn rừng, đa dạng sinh học, gồm Dự án quản lý rừng bền vững (2020 - 2025), mục tiêu tránh phát thải các-bon từ việc chuyển đổi rừng tự nhiên và khả năng hấp thụ các-bon thông qua cải thiện quản lý rừng trồng; Dự án Bảo tồn đa dạng sinh học (2020 - 2025), hướng tới duy trì và tăng chất lượng rừng, bảo vệ và ổn đinh các quần thể động vật hoang dã trong các vườn quốc gia và khu bảo tổn thiên thiên. Hai dự án này sẽ được triển khai tại 12 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam liên tục được tăng hạng Những năm gần đây, thứ hạng giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam liên tục được cải thiện trên bảng xếp hạng thế giới và nằm trong nhóm thương hiệu mạnh nhờ những nỗ lực của Chính phủ về cải cách môi trường đầu tư kinh doanh, mở rộng các quan hệ song phương và đa phương... Toàn cảnh Diễn đàn thương...