Từ 1/4, có trạm cân di động chặn xe quá tải
Thông tin này được Tổng cục Đường bộ đưa ra tại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Luật Giao thông đường bộ sáng 21/3. Cụ thể, từ 1/4 Tổng cục Đường bộ (TCĐB) và Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (TCCSQLHCXH) sẽ thí điểm kiểm soát tải trọng xe trên quốc lộ 5 và quốc lộ 10 bằng hai trạm cân tải trọng xe di động.
Đây là động thái kiên quyết kiểm soát tải trọng để giữ cấp đường bộ và giảm thiểu TNGT.
Xe quá tải sẽ không thoát?
uyết tâm cao kiểm soát tải trọng xe vận tải, đó là tín hiệu dễ nhận thấy ở đợt ra quân lần này của Bộ GTVT và Bộ Công an. “Gậy” pháp lý đã chắc trong tay thể hiện từ Quyết định 1502 của Thủ tướng Chính phủ về “Quy hoạch tổng thể trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030″ đến Chỉ thị 95 của Thủ tướng Chính phủ về kiểm soát tải trọng xe… để Bộ GTVT và Bộ Công an thực thi. Cụ thể tới đây TCĐB sẽ lập 11 trạm cân cố định và 67 trạm cân di động trên toàn quốc để kiên quyết thực hiện bằng được việc kiểm soát tải trọng xe nhằm giữ đường, giảm thiểu TNGT.
Trước tiên (ngày 1/4 tới) TCĐB và TCCSQLHCXH sẽ thí điểm kiểm soát tải trọng xe trên quốc lộ 5 và quốc lộ 10 bằng hai trạm cân tải trọng xe di động.
Video đang HOT
Trạm cân cố định sẽ được hỗ trợ bằng các trạm cân di động. Ảnh TL
Lý giải về việc sẽ đưa các trạm cân di động đi trước một bước, đại diện TCĐBVN cho biết: Các trạm di động có thể triển khai ngay, trong khi trạm cố định chưa đủ điều kiện về địa điểm vì phải làm các thủ tục giao đất, xây dựng hệ thống nhà cân, nhà kho dỡ tải… sẽ mất thời gian cũng như kinh phí đầu tư nhiều hơn. Mặt khác bắt đầu xuất hiện việc xe quá tải né hai trạm cân cố định đang thí điểm ở Quảng Ninh và Đồng Nai bằng cách đi vòng qua các tỉnh lộ, vì thế các trạm cân di động có thể di chuyển địa điểm kiểm soát một cách bất ngờ sẽ ngăn chặn kịp thời hiện tượng né trạm này, nhằm đạt hiệu quả kiểm soát tải trọng cao.
Băn khoăn
Tuy nhiên việc dư luận băn khoăn nhất hiện nay là tình trạng dễ phát sinh tiêu cực tại các trạm cân. Tại trạm cân Dầu Giây trong vòng vài năm hoạt động đã có tới hơn 1.700 vụ tiêu cực bị lập biên bản vi phạm, nhiều CBNV trạm cân phải dính vòng lao lý.
Song đại diện TCĐB cho biết: Trạm cân di động thuộc thế hệ mới nhất của Châu Âu đã được triển khai tại 104 nước. Việc kiểm soát kết quả chủ yếu là do máy móc, hạn chế tới mức thấp nhất sự can thiệp của con người để tránh tiêu cực. Đồng thời TCĐB và TCCSQLHCXH cũng đang xây dựng dự thảo quy định về kiểm soát hoạt động của lực lượng thực thi trạm cân để ngăn chặn tiêu cực, đồng thời giáo dục tuyên truyền CBNV trạm cân tuân thủ pháp luật.
Vấn đề giảm tải đối với trạm cân di động cũng đang là một câu hỏi, bởi nếu không có cơ sở để dỡ tải kịp thời có thể gây cảnh ùn tắc dòng hàng tạm thời sẽ gây thiệt hại cho các DN vận tải nói riêng và tài sản xã hội nói chung. Về điểm này đại diện TCĐB cũng cho biết, sẽ nghiên cứu tìm các địa điểm dỡ tải gần vị trí đặt trạm cân và tổ chức dịch vụ dỡ tải có quy định về giá để tránh DN vận tải bị bắt chẹt. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tình huống giúp các DN vận tải trong những ngày đầu. Còn về lâu dài, trách nhiệm của các DN vận tải là phải chở đúng tải trọng, không nên vi phạm để tránh rơi vào cảnh thiệt đơn thiệt kép.
Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam Lê Đình Thọ: “Cần sự vào cuộc của các cấp chính quyền địa phương”. Xe quá khổ, quá tải đã phá tan nát nhiều tuyến đường chỉ trong một thời gian ngắn. Cụ thể như tại con đường đầu tư 120 tỉ đồng gồm vốn ADB và của địa phương đóng góp nhưng chỉ 2 tháng xe quá tải đã phá nát con đường đó. Các lực lượng chức năng đã kiểm tra nhưng lực lượng mỏng không làm nổi, ngoài ra còn nhiều con đường khác như QL14, QL70, QL279 và QL3… Tiền Nhà nước bỏ ra, nhưng địa phương lại viện lý do thu ngân sách. Một số tỉnh viện ra lý do nếu siết chặt kiểm soát tải trọng như thế thì làm sao phát triển KTXH địa phương được. Nhưng ngân sách địa phương 1 năm thêm được khoảng 40-50 tỉ trong khi đó con đường đầu tư gần 200 tỉ bị phá nát sẽ thiệt hại hơn nhiều, đây là lợi bất cập hại. Bộ GTVT ra chỉ thị tăng cường ATGT, nhưng điều quan trọng nhất là các cấp ủy đảng của chính quyền địa phương phải vào cuộc.
Phó Giám đốc Cty ôtô số 2 Lạng Sơn Nguyễn Hữu Thắng: “Tôi rất đồng tình kiểm soát tải trọng”. Việc áp dụng các trạm cân đối với các DN không có vấn đề gì cả vì các DN lớn, làm ăn có quy củ thường luôn tuân thủ các quy định về ATGT. Điều quan trọng nhất là việc xử phạt có nghiêm minh không, xử phạt có bắt hạ tải không và hạ tải thì có kho tàng để giữ và bảo quản hàng hóa không? Hay chỉ phạt rồi cho chạy tiếp, lái xe và người thực hiện chia nhau rồi bỏ qua.
Vấn đề này liên quan đến rất nhiều vấn đề tế nhị không thể nói ra được. Kể cả việc vận tải hành khách, chúng ta đang kêu gọi chống xe “dù”, nhưng hiện tỉnh nào cũng có. Nếu kiểm soát được hiện tượng quá tải, quá khổ sẽ giữ được hạ tầng, vì hiện nay xe quá tải, quá khổ phá đường rất nghiêm trọng. Việc đầu tư vào đường rất lớn, nhưng đã bị các xe quá tải phá nát rất nhanh. Trong đó nhất là các loại xe ben quá tải chở cát, sỏi, sắt thép, ximăng… hiện tượng quá tải rất lớn.
Nhiều xe quy định chỉ chở 10 tấn nhưng đã chở đến 30 tấn, đã tạo sự không sòng phẳng trong kinh doanh, các DN như chúng tôi nếu có quá tải cũng chỉ lên 1-2 tấn vì lái xe hưởng lương, nếu quá tải bị phạt thì họ không có tiền để nộp. Do vậy, việc quá tải chỉ là tư nhân, điều này rất nguy hiểm vì xe chở quá tải quán tính lớn, khi gặp sự cố không thể phanh được. Nếu quy định này thực hiện thì chỉ các Cty tư nhân phản đối. Tôi rất đồng tình với quy định trên, nhưng cần phải có kho tàng bến bãi để khi xe vi phạm bắt buộc phải hạ tải, chứ không thể phạt cho tồn tại tiếp như hiện nay
Theo 24h
Xe 29 chỗ chở 65 học sinh
Chiếc xe chật cứng học sinh
Tối 22.10, tại Km 647 trên QL1A (đoạn thuộc địa phận thị trấn Hoàn Lão, H.Bố Trạch, Quảng Bình), Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Bình đã phát hiện một vụ xe khách chở quá số lượng người nghiêm trọng.
Xe vi phạm mang biển số 73B-000.24, chạy tuyến Hoàn Lão - Đại Trạch, do Nguyễn Ngọc Phương (48 tuổi, ở xã Đại Trạch, H.Bố Trạch) điều khiển.
Khi kiểm tra, xe chở 65 học sinh trong khi giấy phép chỉ được chở 29 người. Đáng chú ý, lái xe đã cải tạo kết cấu của xe, tháo bỏ ghế ngồi để chở được nhiều khách hơn.
Lực lượng CSGT đã lập biên bản vi phạm và yêu cầu chủ xe khắc phục, chuyển tải học sinh sang phương tiện khác, giúp các em đi lại được an toàn, thông suốt.
Theo TNO
Hàng loạt cầu sập, người chết do xe chở quá tải Trước tình trạng hàng loạt vụ tai nạn xảy ra do xe ô tô chở hàng quá tải cho phép, gây chết người, sập cầu, hỏng đường, Bộ GTVT vừa có công văn hỏa tốc yêu cầu các địa phương xử lý nghiêm xe ô tô chở quá tải... Thời gian gần đây, tình trạng ô tô chở hàng quá tải trọng cho...