Từ 1.3.2015, thay đổi mã vùng điện thoại cố định
Từ ngày 1.3, mã vùng điện thoại cố định của TP Hà Nội đổi từ 4 sang 24, TPHCM đổi từ 8 thành 28.
Đây là một trong những nội dung quy định tại thông tư về quy hoạch kho số viễn thông có hiệu lực từ ngày 1.3.2015 của Bộ TT&TT. Sau khi thông tư có hiệu lực, Quy hoạch đánh số điện thoại quốc gia từ năm 2006 sẽ được thay đổi.
Quy hoạch mã vùng điện thoại mới sẽ nằm trong dải mã từ 200 đến 299 (Ảnh minh họa)
Quy hoạch mã vùng điện thoại mới sẽ nằm trong dải mã từ 200 đến 299. Chỉ có TP Hà Nội và TPHCM có mã vùng gồm hai chữ số. Mã vùng điện thoại cố định của TP Hà Nội đổi từ 4 sang 24, TPHCM đổi từ 8 thành 28. Một số mã vùng chưa được sử dụng ngay sẽ được dùng dự phòng, ví dụ như 200, 201, 202, …
Có 4 địa phương vẫn được giữ nguyên mã vùng điện thoại cố định, không đổi là Phú Thọ (210), Vĩnh Phúc (211), Hòa Bình (218) và Hà Giang (219).
Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác sẽ có mã vùng điện thoại mới gồm ba chữ số. Ví dụ như TP Đà Nẵng đổi từ 511 thành 236; TP Hải Phòng đổi từ 31 thành 225; TP Cần Thơ đổi từ 710 thành 292; Thừa Thiên – Huế từ 54 thành 234; Quảng Ninh từ 33 thành 203; Nghệ An từ 38 thành 238; Hà Tĩnh từ 39 thành 239; Thanh Hóa từ 37 thành 237; Thái Nguyên từ 280 thành 208; …
Theo quy hoạch, số thuê bao mạng viễn thông cố định mặt đất có độ dài 7, 8 chữ số; Số thuê bao mạng viễn thông cố định vệ tinh có độ dài 7 chữ số; Số thuê bao mạng viễn thông di động mặt đất sử dụng cho thuê bao viễn thông là người có độ dài 7 chữ số.
Số dịch vụ khẩn cấp vẫn gồm 3 chữ số, cụ thể: 112 là số dịch vụ gọi tìm kiếm, cứu nạn; 113 là số dịch vụ gọi Công an; 114 là số dịch vụ gọi Cứu hỏa; 115 là số dịch vụ gọi Cấp cứu y tế.
Video đang HOT
Bộ TT&TT giao Cục Viễn thông thực hiện việc quản lý, phân bổ, thu hồi mã, số viễn thông theo đúng Quy hoạch mới và Quy định về quản lý và sử dụng kho số viễn thông. Hàng năm công bố công khai việc phân bổ và sử dụng mã, số viễn thông.
Tổ chức, cá nhân được phân bổ hoặc cấp số dịch vụ, số thuê bao viễn thông có trách nhiệm khai thác, sử dụng các số dịch vụ, số thuê bao viễn thông được phân bổ đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả. Khi không còn nhu cầu sử dụng số dịch vụ, số thuê bao viễn thông phải hoàn trả cho cơ quan quản lý kho số viễn thông hoặc doanh nghiệp viễn thông đã phân bổ hoặc cấp.
Theo Vinh Hai (Dân Việt)
10 cách giảm thiểu tác hại từ điện thoại di động
Điện thoại di động là phương tiện không thể thiếu trong đời sống của con người. Tuy nhiên, việc sử dụng loại thiết bị này không đúng cách sẽ gây ra bệnh ung thư.
Ảnh minh họa: Internet
Dưới đây, là 10 cách giảm nguy cơ gây ung thư từ điện thoại:
1. Hạn chế gọi
Nhiều người thường thích gọi hơn là nhắn tin vì tiện lợi, nhanh chóng. Tuy nhiên khi gọi lượng bức xạ sẽ phát ra nhiều hơn tiếp xúc trực tiếp vào tai. Nếu nghe nhiều sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới bộ não, gây ra một số biến chứng như đau đầu, chóng mặt để lâu dài sẽ rất nguy hại tới tính mạng. Chính vì vậy, trừ khi những trường hợp cần thiết bạn nên nhắn tin thay vì gọi. Điều đó sẽ giúp bạn hạn chế bệnh ung thư.
2. Để xa khi nghe
Khi nói chuyện điện thoại hạn chế để gần, nên để càng xa càng tốt, nếu không nghe rõ bạn có thể bật loa ngoài hoặc dùng tai nghe. Để điện thoại cách xa tai khi nghe sẽ giúp giảm biên độ bức xạ khoảng 4 lần, giúp bạn không bị ảnh hưởng những tác hại của sóng điện từ.
3. Không dùng khi hết pin
Tránh sử dụng điện thoại di động khi tín hiệu đang yếu hoặc khi bạn đang di chuyển với tốc độ cao như đang đi xe ô tô hoặc đi tàu, vì cường độ sóng sẽ tự động tăng tới mức tối đa khi điện thoại phải liên tục kết nối với một ăng-ten chuyển tiếp mới.
4. Hạn chế sử dụng
Không cầm theo điện thoại di động mọi lúc mọi nơi. Không để điện thoại gần bạn vào ban đêm như dưới gối hay trên bàn cạnh giường ngủ, đặc biệt là với phụ nữ có thai. Nếu không, bạn hãy để chế độ bay hoặc tắt sóng di động.
5. Tránh quay đầu điện thoại vào người
Khi cầm điện thoại, bạn hãy luôn nhớ để mặt có bàn phím hướng về phía mình và đầu điện thoại hướng ra bên ngoài để sóng điện thoại không chiếu qua bạn.
6. Hạn chế thời gian sử dụng
Bạn chỉ nên sử dụng điện thoại di động trong vài phút vì những tác động sinh học có liên quan trực tiếp tới thời gian tiếp xúc. Nếu bạn phải nói chuyện lâu hơn thì hãy sử dụng điện thoại cố định thay vì điện thoại di động.
7. Thay đổi vị trí của điện thoại
Hãy chuyển vị trí của điện thoại thường xuyên khi đang nói chuyện để sóng điện từ không tập trung vào một điểm duy nhất trên cơ thể bạn. Khi gọi cho ai đó, hãy để họ bắt máy trước khi đưa điện thoại tới tai nghe. Việc này sẽ giúp làm giảm lực của trường điện từ phát ra gần tai của bạn và cả thời gian bạn phải tiếp xúc với nó.
8. Không để gần đầu trẻ em
Hộp sọ của trẻ em mỏng hơn so với người lớn; bộ não của các bé vẫn đang phát triển. Do đó, bức xạ từ điện thoại di động sẽ có thể thâm nhập sâu hơn, tác động mạnh hơn vào bộ não các em.
9. Không sử dụng trên xe buýt
Tránh sử dụng điện thoại di động ở những nơi công cộng như xe buýt để hạn chế tác động của trường điện từ đến mọi người xung quanh.
10. Chọn điện thoại có SAR thấp nhất
Theo Infonet, bạn hãy chọn điện thoại có chỉ số SAR thấp nhất. SAR là đơn vị đo mức năng lượng điện từ được hấp thụ bởi cơ thể khi sử dụng điện thoại di động. Bạn có thể tra cứu SAR của các loại điện thoại bằng cách tìm kiếm "sar ratings cell phones" trên mạng internet.
Theo SKGD
Nghe điện thoại, mất gần 500 triệu đồng Thủ đoạn "khủng bố" qua điện thoại không mới, nhưng vẫn có người dân mắc bẫy. Trường hợp bị hại mới nhất được CQĐT Bộ Công an ghi nhận là môt công dân trú ở quận Đống Đa, Hà Nội. Minh họa ảnh: Phú Khánh Bị hại trong vụ việc này là bà Chi, 70 tuổi. Theo đơn trình báo của bà Chi,...