Từ 12h trưa 9/2, TP.HCM dừng nhiều loại hình kinh doanh, vui chơi giải trí để phòng Covid-19
Từ 12h trưa mai (9/2) tức 28 Tết, các hoạt động không thiết yếu như quán bar, karaoke, vũ trường, massage, trung tâm tiệc cưới… sẽ tạm dừng hoạt động cho đến khi có thông báo mới. Riêng lễ khai mạc tại đường hoa, đường sách Tết trên đường Nguyễn Huệ cũng không tổ chức.
Trước tình hình và diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trên địa bàn TP.HCM, chiều 8/2/2021, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong chỉ đạo một số nội dung chính như sau:
Dừng tất cả các hoạt động văn hoá, thể thao, vui chơi giải trí, thẩm mỹ viện, karaoke, vũ trường, quán nhậu, quán bar, pub, beer club, matsa, xông hơi, các điểm kinh doanh trò chơi điện tử.
Dừng các trung tâm tiệc cưới.
Dừng phòng trà, sân khấu- kịch, rạp chiếu phim, các cơ sở kinh doanh thể thao, yoga, phòng tập gym, bi-a.
Video đang HOT
Dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo và các hoạt động từ 20 người trở lên ở các cơ sở tôn giáo, thờ tự.
Các cửa hàng xăng dầu, nhu yếu phẩm thiết yếu, dược phẩm, cơ sở khám chữa bệnh hoạt động bình thường nhưng phải chấp hành đầy đủ quy định của cơ quan y tế.
Đường hoa Nguyễn Huệ mở cửa phục vụ người dân từ 8h đến 17h hàng ngày
Đối với các hoạt động tại đường hoa, đường sách Tết trên đường Nguyễn Huệ: Không tổ chức lễ khai mạc, chỉ mở cửa từ 8 giờ đến 17 giờ.
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong cũng chỉ đạo các địa phương xử phạt nghiêm hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng. Đề nghị Công an Thành phố tăng cường kiểm soát việc nhập cảnh trái phép trên địa bàn Thành phố, đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tội phạm.
Đồng thời, Sở Công Thương chủ động kiểm tra việc sản xuất và phân phối khẩu trang, không để xảy ra tình trạng khan hiếm; đảm bảo cung cấp đầy đủ hàng hóa, thực hiện bình ổn giá để phục vụ nhân dân.
Thời gian thực hiện từ 12 giờ ngày 9/2/2021 cho đến khi có thông báo mới.
Vũ trường, karaoke được mở lại tại Đà Nẵng
Từ 0h ngày 25/9, vũ trường, quán bar, karaoke, massage... là những dịch vụ cuối cùng ở thành phố được mở trở lại sau gần 2 tháng đóng cửa vì Covid-19.
UBND Đà Nẵng yêu cầu chủ các cơ sở dịch vụ trên phải cam kết thực hiện biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Phó chủ tịch UBND Đà Nẵng Lê Trung Chinh nói việc mở cửa trở lại toàn bộ các hoạt động và chuyển trạng thái hoạt động bình thường là do thành phố đã kiểm soát được nguy cơ lây nhiễm Covid-19.
Hôm qua (23/9), bệnh nhân cuối cùng mắc Covid-19 đã được xuất viện. Đà Nẵng "sạch" nCoV sau 60 ngày.
Thời gian tới, thành phố tiếp tục yêu cầu các công sở, trường học, nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh tiếp tục thực hiện thông điệp "5K" (khẩu trang - khử khuẩn - khoảng cách - không tụ tập - khai báo y tế) của Bộ Y tế. Người dân được khuyến cáo thường xuyên đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, giao tiếp, làm việc; rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khẩn. Vệ sinh các về mặt hoặc vật dụng thường xuyên tiếp xúc...
Đà Nẵng là tâm dịch Covid-19 lần thứ 2 bùng phát tại Việt Nam. Các ca lây nhiễm cộng đồng được phát hiện từ ngày 24/7. Thành phố sau đó ban bố lệnh cách ly toàn xã hội từ 0h ngày 28/7.
Dịch bệnh được kiểm soát 25 ngày sau đó. Chính quyền Đà Nẵng cũng từng bước nới lỏng cách ly xã hội.
Bộ Y tế ghi nhận, từ ngày 24/7 đến nay có 389 người ở Đà Nẵng mắc Covid-19. Trong đó, 31 người tử vong, các trường hợp còn lại đã được chữa khỏi và xuất viện.
Đà Nẵng mở lại hầu hết dịch vụ Từ 0h ngày 18/9, Đà Nẵng cho phép hầu hết dịch vụ mở cửa trở lại, chỉ còn cấm hoạt động vũ trường, quán bar, pub, karaoke, massage. Động thái trên được UBND TP Đà Nẵng đưa ra sau 21 ngày thành phố không ghi nhận ca lây nhiễm nCoV trong cộng đồng. Ông Lê Trung Chinh, Phó chủ tịch TP Đà Nẵng,...