Từ 1.1.2019, người tố cáo có thêm những quyền gì?
Sáng nay (12.6), Quốc hội thông qua Luật tố cáo (sửa đổi), có 469 đại biểu tham gia chiếm 96,30%, có 468 đại biểu tán thành thông qua Luật tố cáo sửa đổi chiếm 96,10%, chỉ có 1 đại biểu khộng tán thành. Luật tố cáo (sửa đổi) sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2019.
Quốc hội đã thông qua Luật tố cáo (sửa đổi, ảnh VPQH).
Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu về dự thảo Luật tố cáo, ông Nguyễn Khắc Định, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho biết: Có ý kiến đề nghị bổ sung vào khoản 1 Điều 9 quyền của người tố cáo được bồi thường thiệt hại. Có ý kiến đề nghị bổ sung việc giải trình bằng lời nói tại điểm b khoản 2 Điều 10; trong trường hợp này, người giải quyết tố cáo phải lập thành biên bản. Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin tiếp thu các ý kiến của đại biểu.
Vẫn theo ông Nguyễn Khắc Định, đa số ý kiến đề nghị giữ hình thức tố cáo như Luật hiện hành là tố cáo bằng đơn và tố cáo trực tiếp để bảo đảm tính khả thi. Một số ý kiến đề nghị mở rộng hình thức tố cáo qua thư điện tử, fax, điện thoại, tin nhắn điện thoại… Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin tiếp thu ý kiến của đa số đại biểu Quốc hội, giữ hình thức tố cáo như Luật hiện hành. Đối với những thông tin có nội dung tố cáo được phản ánh không theo hình thức nêu trên, nếu có nội dung rõ ràng về người có hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu, bằng chứng cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật thì cơ quan tiếp nhận thông tin phải tiến hành việc kiểm tra, thanh tra, xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét giải quyết, xử lý để không bỏ sót, bỏ lọt các hành vi vi phạm pháp luật (Điều 25 của dự thảo Luật).
Về bảo vệ người tố cáo, có ý kiến đề nghị giữ đối tượng được bảo vệ như Luật hiện hành. Một số ý kiến đề nghị bổ sung đối tượng được bảo vệ là người cung cấp thông tin, ngươi lam chưng, người nắm giữ các tài liệu quan trọng liên quan đến nội dung tố cáo, người trực tiếp xác minh và người giải quyết tố cáo… Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin báo cáo như sau: Điều 47 của dự thảo Luật xác định đối tượng được bảo vệ theo hướng làm rõ phạm vi “người thân thích của người tố cáo” trong quy định của Luật hiện hành. Quy định này vừa kế thừa Luật hiện hành, vừa bảo đảm tính cụ thể, chặt chẽ của điều luật, đồng thời tập trung nguồn lực cho công tác bảo vệ, bảo đảm tính khả thi, đáp ứng yêu cầu giải quyết tố cáo. Đối với các đối tượng khác, pháp luật hiện hành vẫn có đủ cơ chế để bảo vệ khi quyền, lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, có ý kiến đề nghị quy định rõ hơn về căn cứ để yêu cầu, quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ người tố cáo. Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, đây là các vấn đề rất cụ thể, đa dạng trong thực tiễn, do đó xin Quốc hội giao Chính phủ quy định chi tiết để bảo đảm tính linh hoạt, phù hợp với yêu cầu của công tác bảo vệ.
Có ý kiến đề nghị bổ sung quy định về bảo vệ người tố cáo tại nơi cư trú. Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin báo cáo như sau: việc xác định nội dung bảo vệ tại Chương VI là căn cứ vào các quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo vệ mà không phụ thuộc vào địa điểm cần bảo vệ. Do đó, xin được chỉnh lý khoản 3 Điều 47 của dự thảo Luật theo hướng không quy định về địa điểm bảo vệ.
Video đang HOT
Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo
1. Người bị tố cáo có các quyền sau đây:a) Được thông báo về nội dung tố cáo, việc gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo;b) Được giải trình, đưa ra chứng cứ để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật;c) Đươc nhận kết luận nội dung tố cáo;d) Được bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp khi chưa có kết luận nôi dung tô cao của người giải quyết tố cáo;đ) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật, người giải quyết tố cáo trái pháp luật;e) Được phục hồi danh dự, khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được xin lỗi, cải chính công khai, được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo, giải quyết tố cáo không đúng gây ra theo quy định của pháp luật;g) Khiếu nại quyết định xử lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Người bị tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:a) Có mặt để làm việc theo yêu cầu của người giải quyết tố cáo;b) Giải trình về hành vi bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;c) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý theo kết luận nôi dung tô cao của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;d) Bồi thường thiệt hại, bồi hoàn do hành vi trái pháp luật của mình gây ra.
Theo Danviet
"Tố cáo qua điện thoại là trực tiếp chứ không phải gián tiếp"
Thảo luận về dự thảo Luật Tố cáo (sửa đổi) sáng 24/5, đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) cho rằng dùng điện thoại để tố cáo là trực tiếp chứ không phải gián tiếp. Nếu không sử dụng điện thoại thông minh thì trở về thời kỳ 0.4, chứ không phải 4.0 như xu hướng hiện nay.
Đại biểu Hồ Thị Cẩm Đào (Sóc Trăng).
Theo đại biểu Trần Hồng Hà (Vĩnh Phúc), việc mở rộng hình thức tố cáo cần được nghiên cứu thận trọng để phù hợp với tình hình chung và đảm bảo khả thi, dù đây là quyền hiến định. Nếu mở rộng hình thức tố cáo sẽ gây khó khăn cho cơ quan nhà nước vì thống kê cho thấy có tới 60% tố cáo sai sự thật và chỉ có hơn 10% là tố cáo đúng.
"Giờ thêm hình thức tố cáo sẽ dẫn tới tràn lan thiếu căn cứ, khó kiểm soát bởi hòm thư điện tử có thể tự tạo lập ảo, số điện thoại ảo, khó xác định tính chính xác với người sử dụng sim rác"- ông Hà nói.
Đại biểu Võ Đình Tín (Đắk Nông) cũng băn khoăn việc mở rộng hình thức tố cáo sẽ gây khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước trong việc tìm trách nhiệm của người tố cáo không đúng sự thật. Còn nếu cho phép tố cáo qua thư điện tử thì có thể tạo kẽ hở để người tố cáo xúc phạm, vu khống người khác.
"Việc mở rộng hình thức tố cáo cần nhân lực để xác định nội dung tố cáo, nên việc này khó khả thi. Tôi cho rằng nên giữ nguyên quy định của luật hiện hành"- ông Tín nói.
Chung nhận định, đại biểu Hồ Thị Cẩm Đào (Sóc Trăng) phân tích: Do tố cáo được thực hiện qua điện thoại, thư điện tử, fax nên không xác định người tố cáo là ai. Từ đó nảy sinh việc lợi dụng tố cáo để vu khống, vu cáo, xúc phạm người khác, gây ảnh hưởng tới sinh mạng chính trị của họ, tới khi phát hiện ra không phải như thế thì hậu quả đã xảy ra rồi.
Dù vậy, bà Đào cho rằng thông tin về những hành vi vi phạm pháp luật phải được tiếp nhận, xử lý, phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra và không bỏ lọt, bỏ sót thông tin quan trọng.
Không nên chỉ chọn việc dễ để làm
Trái lại, đại biểu Nguyễn Hữu Cầu - Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An - lại ủng hộ hình thức tiếp nhận tố cáo qua điện thoại. Luật Phòng chống tham nhũng được ban hành 13 năm trước đã quy định "cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tạo điều kiện để công dân tố cáo qua mạng, điện thoại và các hình thức tố cáo phù hợp khác".
"13 năm rồi Quốc hội chấp nhận cái này mà công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng còn gặp nhiều khó khăn, tại sao giờ lại bỏ cái này đi? Nếu bỏ hình thức tiếp nhận tố cáo qua điện thoại đi thì sẽ mất một kênh quan trọng. Việc giữ nguyên như dự thảo là hợp tình hợp lý"- ông Cầu đề nghị.
Đại tá Nguyễn Hữu Cầu- Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An.
Vị đại biểu tỉnh Nghệ An thắng thắn nói tiếp: "Chúng ta là công chức nhà nước, nếu nói sòng phẳng là ăn lương nhà nước từ thuế của dân đóng thì yêu cầu của dân ta phải làm. Một người tố cáo qua điện thoại, cơ quan chức năng ghi lại và hẹn người tố cáo để họ cung cấp thông tin. Tôi nghĩ tại sao Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005 tiến bộ thế mà không kế thừa lại phải bỏ đi? Tôi nghĩ để người dân thực hiện quyền hiến định chứ không phải vì khó khăn của cơ quan quản lý nhà nước mà ta chọn việc dễ để làm còn việc khó thì không".
Đồng tình, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng phân tích: Các nhà mạng đang cố gắng xoá bỏ sim rác, đăng ký tên tuổi người sử dụng, vì vậy không nên thoái thác từ chối tiếp nhận thông tin tố cáo qua điện thoại.
"Hiện nay chúng ta đang nói tới thời kỳ khoa học công nghệ 4.0 rồi, nhưng nếu không sử dụng điện thoại thông minh thì trở về thời kỳ 0.4 rồi. Dùng điện thoại gọi là tố cáo trực tiếp chứ không phải gián tiếp, không nên thoái thác đây là vấn đề khó"- ông Nhưỡng ví von.
Theo dự thảo Luật Tố cáo, hình thức tố cáo gồm: Việc tố cáo được thực hiện bằng văn bản hoặc bằng lời nói; văn bản tố cáo bao gồm bản giấy, bản fax, thư điện tử. Tố cáo bằng lời nói bao gồm: người tố cáo trình bày trực tiếp bằng lời nói tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc với cá nhân có thẩm quyền; tố cáo qua điện thoại với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
Ngoài ra, dự thảo luật cũng bổ sung các quy định chặt chẽ hơn về quy trình tiếp nhận tố cáo. Cụ thể là quy định cụ thể về các điều kiện để tiếp nhận tố cáo tương ứng với từng hình thức; xác định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo phải công khai địa chỉ trụ sở làm việc, hòm thư điện tử, điện thoại, số fax để người tố cáo gửi tố cáo đến đúng địa chỉ quy định.
Thế Kha
Theo Dantri
Chuyện ĐBQH đang bàn Luật tố cáo lại nhận được tin nhắn "tố cáo" Giữa tuần qua, tại buổi Quốc hội thảo luận tại tổ cho ý kiến về dự thảo Luật tố cáo (sửa đổi) có tình tiết khá thú vị. Trong khi một ĐBQH đang phát biểu thể hiện quan điểm không đồng tình với ý kiến mở rộng hình thức tố cáo qua thư điện tử, điện thoại, fax, cùng lúc máy điện thoại...