Từ 1.10, khách hàng của Grab không được thanh toán qua Internet Banking?
Từ ngày 1/10 tới đây, Grab, hãng taxi công nghệ sở hữu thị phần lớn nhất tại Việt Nam sẽ ngưng hỗ trợ việc nạp tiền thông qua dịch vụ Internet Banking và thẻ tín dụng. Thay vào đó, khách hàng cần liên kết thẻ nội địa trực tiếp vào ví điện tử của Grab mới có thể thanh toán không dùng tiền mặt khi sử dụng dịch vụ của hãng taxi công nghệ này.
Ngày 21.9, hãng taxi công nghệ Grab gửi thông báo tới các khách hàng về thay đổi đối với hình thức thanh toán Grab Pay/Grab Pay Credits.
Theo đó, Grab sẽ không hỗ trợ khách hàng nạp tiền vào ví điện tử mới thông qua hình thức Ngân hàng trực tuyến (Internet Banking).
“Bắt đầu từ ngày 01/10, Grab sẽ triển khai ví điện tử mới, dựa trên nền tảng dịch vụ thanh toán điện tử Moca”, thông báo của hãng xe này cho hay.
Bắt đầu từ ngày 01/10, Grab sẽ triển khai ví điện tử mới, dựa trên nền tảng dịch vụ thanh toán điện tử Moca
Video đang HOT
Để tiếp tục thanh toán khi sử dụng dịch vụ của Grab mà không dùng tiền mặt, khách hàng phải liên kết ví điện tử Moca với thẻ ghi nợ nội địa (thẻ ATM). Khách hàng cũng phải kích hoạt ví điện tử này để tiếp tục sử dụng nốt số dư tiền trong tài khoản Grab Pay.
Khách hàng sử dụng Grab có hai lựa chọn trả tiền mặt hoặc chuyển sang ví điện tử mới dựa trên nền tảng Moca. Hiện Moca cho phép nhận nạp tiền qua liên kết với thẻ ngân hàng bao gồm cả ATM/ thẻ ghi nợ (debit), thẻ tín dụng. Ví điện tử này hiện chưa có tính năng nạp tiền trực tiếp tại các điểm nạp/rút.
Trước đây, do chưa được cấp giấy phép trung gian thanh toán, người dùng nhận nạp tiền vào Grab Pay bằng cách mua “gói” sẵn với mệnh giá 100.000/200.000/300.000 đồng bằng Internet Banking (qua VTC Pay) và Thẻ tín dụng. Sau đó, khách hàng trả dần mỗi lần dùng dịch vụ, tương tự hình thức “người mua ứng trước”.
Tuy nhiên, nhờ giấy phép mà Moca có, với mỗi lần sử dụng dịch vụ, ví điện tử mới sẽ đứng ra làm trung gian thanh toán, trừ tiền tài khoản ngân hàng của khách hàng và cộng tiền cho Grab Taxi và sau này có thể thêm nhiều bên cung cấp dịch vụ khác.
Những thay đổi này diễn ra không lâu sau cái bắt tay giữa Grab và Moca hồi trung tuần tháng 9 vừa qua. Cũng tại lễ ký hợp tác chiến lược, hãng xe này cũng cho biết người dùng ứng dụng này cũng sẽ sớm có thể sử dụng các dịch vụ thanh toán do Moca phát triển, bao gồm thanh toán hóa đơn, nạp tiền điện thoại di động, cũng như thanh toán tại các cửa hàng bán lẻ (bao gồm các chuỗi McDonald’s và 7-Eleven).
Lãnh đạo Grab Việt Nam tham gia HĐQT ví điện tử Moca
Trước đó, vào tháng 5/2018, hai nhân sự cấp cao nhất của Grab Việt Nam là ông Nguyễn Tuấn Anh và ông Lim Yen Hock tham gia vào HĐQT của CTCP công nghệ và dịch vụ MoCa.
Vốn điều lệ của Moca đến cuối tháng 5 xấp xỉ 81,5 tỷ đồng. Ông Trần Thanh Nam – người đồng sáng lập kiêm Chủ tịch và Tổng Giám đốc Moca giảm từ 41,055% xuống 30,34%. Không có thông tin về việc Grab sở hữu bao nhiêu vốn tại Moca. Tuy nhiên, nhiều đồn đoán cho rằng số cổ phần thuộc sở hữu Access Venture SPV Ltd (3,523% vốn) đã được bán lại cho hãng xe công nghệ này.Tại Việt Nam, để tham gia vào lĩnh vực cung ứng dịch vụ thanh toán, các tổ chức cần nhận được giấy phép của NHNN sau khi thỏa mãn hàng loạt điều kiện về phương án kinh doanh dịch vụ trung gian thanh toán được phê duyệt, có cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, hệ thống công nghệ thông tin, giải pháp công nghệ…
MoCa được NHNN cấp phép hoạt động trung gian thanh toán của NHNN từ tháng 2/2016. Mua cổ phần tại một trung gian thanh toán đã được cấp giấy phép nhiều khả năng sẽ là con đường dễ dàng hơn cho Grab để tham gia vào lĩnh vực cung ứng dịch vụ tài chính này tại Việt Nam.
Theo Tri Thuc Tre
Grab bắt tay ứng dụng thanh toán di động Moca, ra dịch vụ mới vào tháng 10
Grab hôm 11/9 thông báo quan hệ hợp tác chiến lược với dịch vụ thanh toán di động Moca tại Việt Nam.
Động thái của Grab nhằm củng cố vị trí của hãng taxi công nghệ tại Việt Nam. Thanh toán di động và dịch vụ tài chính là một phần quan trọng trong chiến lược của Grab tại khu vực Đông Nam Á, nơi một bộ phận lớn dân chúng vẫn chưa được tiếp cận dịch vụ ngân hàng, mang đến cơ hội lớn để triển khai các dịch vụ tài chính.
Grab đánh giá quan hệ với Moca là cột mốc quan trọng tại Việt Nam
Trong cuộc phỏng vấn với báo chí hôm 11/9, đồng sáng lập Grab Tan Hooi Ling đánh giá cao Moca ở công nghệ và giải pháp. Bà hi vọng khi kết hợp với chuyên gia của Grab, họ có thể thực sự "đưa Việt Nam tiến tới nền kinh tế phi tiền mặt". Trong khi đó, ông Nguyễn Tuấn Anh, CEO Grab Việt Nam, cho biết: "Hợp tác chiến lược với Moca đánh dấu cột mốc quan trọng đối với Grab tại Việt Nam trong bối cảnh chúng tôi tìm kiếm tăng trưởng tại một trong các nền kinh tế phát triển nhanh nhất Đông Nam Á".
Hai công ty không cung cấp thêm chi tiết về quan hệ hợp tác nhưng tiết lộ sẽ giới thiệu dịch vụ vào tháng 10. Moca và Grab sẽ tận dụng công nghệ và mạng lưới đối tác của nhau để cung cấp các dịch vụ thanh toán đến hàng triệu người tiêu dùng Việt Nam cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Đối tác của Moca sớm được hưởng lợi từ cơ sở khách hàng rộng lớn của Grab, bao gồm cả tài xế lẫn hành khách. Ngược lại, khách hàng của Grab sớm được sử dụng trọn bộ dịch vụ thanh toán do Moca phát triển, bao gồm thanh toán hóa đơn, nạp tiền vào tài khoản trả trước (airtime topup), trả tiền tại các cửa hàng bán lẻ như McDonalds, 7-Eleven.
Theo ông Trần Thanh Nam, đồng sáng lập kiêm CEO Moca, Moca được phép cung cấp dịch vụ thanh toán năm 2016 và có 11 ngân hàng đối tác. Trong khi đó, Grab nói đã có 175.000 tài xế taxi và xe máy trên toàn quốc. Tháng trước, đối thủ GoJek của Indonesia cũng vào Việt Nam, tham gia cuộc chiến tranh giành thị phần với Grab.
Theo Genk
Cuộc chiến App gọi xe: Go-Viet tuyên bố chiếm 35% thị phần xe 2 bánh tại TPHCM, FastGo nói chiếm 20% xe 4 bánh, vậy thị phần của Grab còn bao nhiêu? Tất cả các số liệu thị phần đều do các hãng tự công bố, chưa có thống kê từ một đơn vị độc lập nào. Sếp Go-Jek cũng từng tuyên bố đã đánh bại Grab, Uber, chiếm hơn 50% thị phần xe 2 bánh tại Indonesia. Tuy nhiên một báo cáo gần đây cho biết Grab mới là "bá chủ" thị trường quê...