Từ 1.1, Trung Quốc sẽ kiểm tra tàu vào vùng biển tranh chấp
Theo tờ báo chính thống của Trung Quốc China Daily hôm nay (29.11), cảnh sát tỉnh Hải Nam, Trung Quốc sẽ lên boong và kiểm tra những con tàu nước ngoài vào vùng biển mà Trung Quốc tự cho là thuộc lãnh hải của họ trên biển Đông từ ngày 1.1.2013.
Hai tàu hải giám Trung Quốc hoạt động tại biển Đông.
Động thái này sẽ làm gia tăng thêm căng thẳng tại khu vực. Biển Đông hiện đang là điểm nóng quân sự tiềm tàng lớn nhất tại Châu Á, nơi Trung Quốc đang tranh chấp chủ quyền lãnh hải với nhiều quốc gia khác.
Video đang HOT
China Daily tuyên bố, các quy tắc mới- sẽ có hiệu lực từ ngày 1.1.2013- theo đó, cảnh sát tại tỉnh Hải Nam sẽ lên tàu và giành quyền kiểm soát những con tàu nước ngoài “xâm nhập bất hợp pháp” vào vùng biển nước này, nhằm yêu cầu tàu chuyển hướng lái hoặc ngừng chạy.
“Các hoạt động như xâm nhập vào vùng lãnh hải thuộc tỉnh Hải Nam không xin phép, gây thiệt hại các thiết bị quốc phòng ven biển, công khai tham gia vào hoạt động đe dọa đến an ninh quốc gia là bất hợp pháp” – tờ báo tiếng Anh này cho hay.
“Nếu tàu nước ngoài hoặc các thủy thủ đoàn vi phạm quy định này, cảnh sát Hải Nam sẽ có quyền bắt giữ tàu và tịch thu hệ thống liên lạc theo quy định vừa được sửa đổi” – China Daily bổ sung.
Theo tờ báo này, Chính phủ Trung Quốc sẽ cử thêm tàu hải giám tới gia nhập hạm đội tàu đang chịu trách nhiệm tuần tra trên biển Đông- khu vực được xem là có trữ lượng dầu khí lớn và là tuyến đường hàng hải quan trọng nối giữa Đông Á, Châu Âu và Trung Đông. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đến 80% diện tích trên biển Đông, chồng lấn lên chủ quyền của các nước khác trong khu vực. Tuyên bố này của Trung Quốc đang bị nhiều nước trong ASEAN phản đối vì vi phạm chủ quyền của các nước.
Trước đó, Mỹ đã cố gắng để đưa ra thảo luận quốc tế về vấn đề lãnh thổ ở biển biển Đông tại Hội nghị cấp cao ASEAN, song Bắc Kinh kiên quyết phản đối “quốc tế hóa” vấn đề này và tuyên bố sẵn sàng thảo luận song phương với từng nước có liên quan.
Trong một diễn biến khác, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario hôm qua (28.11) cho biết, trong khi Philippines đã rút hết tàu khỏi bãi cạn Scarborough từ hôm 4.6 như đã thống nhất với Bắc Kinh, thì Trung Quốc vẫn duy trì 3 tàu tại đây. “Những tàu nói trên chưa bao giờ rời khỏi khu vực này. Chúng tôi tiếp tục yêu cầu Trung Quốc giữ lời, tôn trọng chủ quyền của Philippines và rút hết tàu như đã thỏa thuận” – ông Rosario nói.
Theo laodong
Mỹ hoan nghênh Trung Quốc tập trận hải quân chung
Mỹ hoan nghênh Trung Quốc tham gia tập trận hải quân chung trong năm tới - Bộ trưởng Hải quân Mỹ Ray Mabus cho biết hôm 28.11.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc.
"Chúng tôi hoan nghênh Trung Quốc tham gia cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương năm 2013" - ông Mabus cho biết trong một tuyên bố của Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh.
Tuy nhiên, sứ quán Mỹ chưa khẳng định Trung Quốc chính thức nhận lời mời tham gia hay chưa. Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã đưa ra lời mời trong chuyến thăm Trung Quốc hồi tháng 9.
22 quốc gia và hơn 40 tàu chiến tham gia vào vòng tập trận trên biển mà Mỹ mô tả là lớn nhất thế giới, diễn ra từ ngày 29.6 đến 3.8 gần quần đảo Hawaii.
Lời mời của Mỹ được đưa ra trong bối cảnh Washington đang cố gắng trấn an Bắc Kinh về chiến lược xoay trục sang Thái Bình Dương và sự lấn lướt ngày càng tăng của Trung Quốc trong tranh chấp biển Đông với các nước láng giềng Châu Á.
"Hợp tác với Trung Quốc để thực hiện các mục tiêu chung là nhiệm vụ quan trọng để duy trì hòa bình, an ninh ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương" - ông Mabus nói.
Hôm 25.11, Trung Quốc cho biết, lần đầu tiên máy bay chiến đấu đã hạ cánh trên tàu sân bay mới của nước này.
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản - một đồng minh của Mỹ - gia tăng đáng kể trong những tháng gần đây xung quanh chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Bên cạnh đó, Việt Nam và Philippines đang lên án gay gắt Trung Quốc vì hành động in đường lưỡi bò vào hộ chiếu điện tử.
Trước đó, tại Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ XVIII vừa diễn ra ở Bắc Kinh, Tổng Bí thư mãn nhiệm Hồ Cẩm Đào đã kêu gọi Trung Quốc thúc đẩy nhanh tiến độ hiện đại hóa quân đội và đặt mục tiêu trở thành cường quốc biển.
Theo laodong
Trung Quốc dọa không dung thứ việc "khoe cơ bắp" ở biển Đông Trung Quốc ủng hộ đối thoại để giải quyết tranh chấp trên biển Đông, nhưng sẽ không đứng yên nếu "có ai đó muốn dùng sức mạnh cơ bắp". Hộ chiếu Trung Quốc in đường lưỡi bò gặp phải sự phản đối ngay chính trong dư luận nước này. Trong buổi diễn thuyết với báo chí Ấn Độ về sự chuyển giao quyền...