Từ 10/3, nhiều công sở Hà Nội làm việc sáng thứ 7
Để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, nhiều cơ quan hành chính sẽ làm việc vào thứ 7 và công chức làm việc thời gian trên được nghỉ bù.
Theo quyết định do Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa ban hành, các cơ quan tổ chức làm việc vào sáng thứ 7 hàng tuần (trừ ngày lễ, ngày tết và ngày nghỉ khác theo quy định) để tiếp nhận, giải quyết toàn bộ thủ tục hành chính thuộc trách nhiệm, thẩm quyền giải quyết.
Nhiều cơ quan hành chính ở Hà Nội sẽ làm việc vào sáng thứ 7. Ảnh minh họa: Giang Huy.
Những đơn vị thuộc đối tượng trên gồm các Sở: Kế hoạch và Đầu tư; Tài nguyên và Môi trường; Lao động, Thương binh và Xã hội; Xây dựng; Tư pháp; Giao thông Vận tải; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Quy hoạch – Kiến trúc; Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất; UBND các quận, huyện, thị xã; UBND các phường, thị trấn.
Video đang HOT
Các cơ quan của Trung ương được tổ chức theo ngành dọc đặt tại thành phố cũng sẽ tổ chức làm việc vào thứ 7 hàng tuần để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo quy định của cơ quan ngành dọc cấp trên.
Với chính quyền cấp xã, việc làm vào thời gian trên được căn cứ nhu cầu thực tế để quyết định. Tương tự, các tổ chức hành chính trực thuộc Sở, cơ quan ngang Sở (các Chi cục và tổ chức tương đương)… cũng căn cứ nhu cầu thực tế, để quyết định làm việc sáng thứ 7.
Cán bộ, công chức làm thứ 7 được nghỉ bù, trường hợp cơ quan không bố trí nghỉ bù đủ số thời gian thì phải trả lương làm thêm giờ.
Thời gian bắt đầu thực thi quyết định là 10/3.
Võ Hải
Theo VNE
Thủ tướng phê duyệt 1000 biên chế công chức dự phòng
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa phê duyệt biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước của các cơ quan hành chính nhà nước năm 2017. Theo đó, tổng biên chế công chức hưởng lương là xấp xỉ 270.000 người. 1000 biên chế công chức dự phòng cũng được phê duyệt.
Theo đó, tổng biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước năm 2017 của các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước và Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài (không bao gồm biên chế của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, biên chế công chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập và cán bộ, công chức cấp xã) là 269.084 biên chế công chức.
Cụ thể, biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước 268.084; trong đó, các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập 109.146 biên chế; các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc cơ quan của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện 157.853 biên chế; các Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài 1.085 biên chế.
Biên chế công chức dự phòng là 1.000.
Quyết định cũng phê duyệt, tổng biên chế của các Hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước là 686 biên chế.
Như vậy, so với năm 2016, năm 2017 giảm 3.832 biên chế của các bộ, ngành và địa phương; giữ nguyên biên chế dự phòng, các hội đặc thù và cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ trưởng Bộ Nội vụ có trách nhiệm giao biên chế công chức đối với từng Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong số biên chế công chức quy định ở trên; giao biên chế đối với từng Hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước; trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc sử dụng biên chế công chức dự phòng.
Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương thực hiện điều chuyển, sắp xếp trong tổng số biên chế được giao khi thành lập tổ chức mới hoặc được giao nhiệm vụ mới.
P.T
Theo Dantri
Cán bộ tiếp dân mà lại "cãi nhau" với dân như giang hồ (!?) Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến cho biết trong công tác tiếp dân, kỹ năng và thái độ của cán bộ hết sức quan trọng. Có trường hợp khi tiếp dân, cán bộ với dân cãi nhau như "giang hồ" mà nguyên nhân là do cán bộ thiếu kỹ năng, còn người dân thì nóng tính. Phó Chủ tịch UBND TPHCM...