Từ 10.3, công chức Hà Nội làm việc sáng thứ 7
Nhiều cơ quan của Hà Nội sẽ mở cửa sáng thứ 7 để giải quyết thủ tục hành chính cho người dân.
Từ 10.3, nhiều công sở của Hà Nội sẽ làm việc sáng thứ 7 (ảnh minh họa)
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa ban hành quyết định các cơ quan tổ chức làm việc vào sáng thứ 7 hằng tuần, để tiếp nhận, giải quyết toàn bộ thủ tục hành chính thuộc trách nhiệm, thẩm quyền giải quyết. Ngoại trừ các ngày lễ, ngày tết và ngày nghỉ khác theo quy định.
Những đơn vị làm việc sáng thứ 7 ở Hà Nội bao gồm: UBND các quận, huyện, thị xã; UBND các phường, thị trấn. Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư; Tài nguyên và Môi trường; Lao động, Thương binh và Xã hội; Xây dựng; Tư pháp; Giao thông Vận tải; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Quy hoạch – Kiến trúc; Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất.
Các cơ quan của Trung ương được tổ chức theo ngành dọc đặt tại thành phố cũng sẽ tổ chức làm việc vào thứ 7 hằng tuần để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo quy định của cơ quan ngành dọc cấp trên.
Với chính quyền cấp xã, việc làm vào thời gian trên được căn cứ nhu cầu thực tế để quyết định. Tương tự, các tổ chức hành chính trực thuộc Sở, cơ quan ngang Sở cũng căn cứ nhu cầu thực tế, để quyết định làm việc sáng thứ 7.
Cán bộ, công chức làm thứ 7 được nghỉ bù, trường hợp cơ quan không bố trí nghỉ bù đủ số thời gian thì phải trả lương làm thêm giờ. Quyết định của Chủ tịch TP bắt đầu được thực hiện từ 10.3.2017.
Theo Danviet
Cận cảnh kho tang vật lấn chiếm vỉa hè bị ông Đoàn Ngọc Hải thu giữ
Rào kẽm gai, cổng sắt và nhiều tang vật lấm chiếm vỉa hè đã bị đội quản lý trật tự quận 1 thu giữ và quản lý tại đây.
Video đang HOT
Đây là hàng rào xích, kẽm gai gây lấn chiếm vỉa hè, được thu giữ trước Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM hôm 27.2.
Sau thời gian dài tuyên truyền, nhắc nhở nhưng tình trạng lấn chiếm vỉa hè vẫn tái diễn thường xuyên, lực lượng chức năng quận 1 (Q.1) dưới sự dẫn đầu của ông Đoàn Ngọc Hải - Phó Chủ tịch UBND Q.1 đã ra quân mạnh mẽ chưa từng có trong khoảng nửa tháng qua, để quyết tâm "giành" lại vỉa hè, xử lý nghiêm người vi phạm.
Trong đó, những công trình dù là của cơ quan nhà nước nhưng gây lấn chiếm vỉa hè, không có giấy phép xây dựng đầy đủ đều không được khoan nhượng. Minh chứng là các chốt dân phòng của khu phố, vọng gác của ngân hàng,... đã được "hỏi thăm".
Theo thống kê từ đội quản lý trật tự đô thị Q.1, sau hơn nửa tháng đơn vị này cùng ông Đoàn Ngọc Hải xuống đường lập lại trật tự lòng đường, vỉa hè (từ ngày 16.2 tới 2.3), đã có tổng cộng 949 trường hợp bị xử phạt với tổng số tiền hơn 560 triệu đồng. Số liệu này chưa tính các trường hợp vi phạm do lực lượng đô thị cấp phường hay do các lực lượng khác xử lý.
Các tang vật do đội quản lý trật tự đô thị Q.1 thu giữ, được quản lý tại một kho hàng không quá rộng trên đường Mai Thị Lưu. Do lượng vật phẩm thu giữ tăng đột biến trong thời gian qua nên lực lượng này vừa được UBND TP cho phép bổ sung thêm một kho hàng trên đường Nguyễn Trãi nhưng chưa chính thức đưa vào sử dụng.
Khu vực phía ngoài kho hàng tại địa chỉ 31 Mai Thị Lưu (thuộc P.Đa Kao, Q.1), các tang vật được sắp xếp khá gọn gàng để dành một đường chính giữa cho xe của đội quản lý đô thị đậu, đỗ và dỡ hàng.
Đi sâu vào bên trong, nhiều tang vật lâu ngày không có người tới nhận đã bị bám nhiều lớp bụi và có phần hơi bừa bộn.
Hàng rào sắt với màu sơn còn mới cũng được xếp một góc trong kho hàng.
Theo đội quản lý trật tự đô thị Q.1, mọi tang vật thu giữ đều được liệt kê trong bản kê khai tài sản và giao cho chủ sở hữu một bản, kèm theo thời hạn lên cơ quan đóng phạt, nhận lại tài sản.
Sau khi hết thời hạn nêu trong biên bản, nếu chủ nhân không tới cơ quan đóng phạt và nhận lại tài sản thì các tài sản này sẽ được thanh lý theo quy định. Mỗi năm, các tang vật sẽ được tổng hợp để gửi lên UBND quận thanh lý một lần. Việc định giá tài sản là do phòng Tài chính thực hiện, và thông tin cũng được công khai trên báo chí.
Xe bánh mì, bò bía, bảng quảng cáo của các tiệm spa, quán ăn,... là những tang vật phổ biến trong kho hàng.
Một gánh dừa trái còn giữ hơi lạnh, vừa được đội quản lý trật tự đô thị Q.1 đưa về kho trong chiều 2.3.
Trong thời hạn tạm giữ tang vật, nếu đơn vị quản lý để xảy ra hư hao thì sẽ có trách nhiệm bồi thường theo định giá của phòng Tài chính.
Không phải mọi góc trong kho đều có mái che. Trong ảnh là một số vật phẩm đang "phơi mình" giữa trời.
Người quản lý kho hàng cho biết, với những tang vật có giá trị không cao như bàn, ghế thì chủ sở hữu thường sẽ "bỏ luôn chứ không tới nhận lại".
Một gánh hàng rong mà người quản lý kho hàng này khẳng định sẽ không bao giờ có người tới nhận.
Bếp ga mini đã được gỡ bình ga trước khi đưa vào kho hàng.
Một chiếc xích lô đã nằm trong kho hàng nhiều tháng qua, theo thời gian nó dần được đẩy vào trong một góc sâu.
Theo Danviet
Từ 10/3, nhiều công sở Hà Nội làm việc sáng thứ 7 Để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, nhiều cơ quan hành chính sẽ làm việc vào thứ 7 và công chức làm việc thời gian trên được nghỉ bù. Theo quyết định do Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa ban hành, các cơ quan tổ chức làm việc vào sáng thứ 7 hàng tuần (trừ ngày lễ,...