Từ 1-1-2022 sẽ xét nghiệm nhanh tất cả người nhập cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) tối 31-12 cho biết bắt đầu từ ngày 1-1-2022 sẽ lấy mẫu xét nghiệm nhanh đối với tất cả hành khách nhập cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Hành khách tại sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) vào những ngày cuối năm 2021 – Ảnh: XUÂN MAI
Theo đó, lực lượng y tế phối hợp các cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất sẽ lấy mẫu xét nghiệm nhanh đối với tất cả trường hợp nhập cảnh ngay tại sân bay.
Nếu hành khách âm tính sẽ xử lý theo quy định nhập cảnh trong công văn số 10688 của Bộ Y tế. Trường hợp hành khách dương tính sẽ cách ly theo quy định hiện hành.
Dự kiến trong ngày 1-1-2022, lực lượng y tế sẽ lấy mẫu khoảng 200 trường hợp nhập cảnh tại sân bay này.
Trong chiều 31-12, TP.HCM đã triển khai các hoạt động phòng chống dịch tại cửa khẩu Tân Sơn Nhất đối với các trường hợp nhập cảnh tại TP.HCM.
Đây được xem là động thái mới nhất sau khi Việt Nam đã ghi nhận những trường hợp nhập cảnh đầu tiên dương tính COVID-19 nhiễm biến thể Omicron.
Bộ Giao thông vận tải cũng vừa đề nghị UBND TP.HCM chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 hành khách trên các chuyến bay thương mại quốc tế chở khách thường lệ đến thành phố từ 1-1-2022.
Video đang HOT
Tính đến tối 31-12, Việt Nam đã ghi nhận 15 trường hợp nhập cảnh nhiễm biến thể Omicron, trong đó 1 trường hợp nhập cảnh vào Hà Nội vào tối 19-12 và 14 trường hợp nhập cảnh vào Đà Nẵng từ các ngày 21 đến 24 -12, hiện đang cách ly tại Quảng Nam.
Bộ Y tế đã có công điện khẩn yêu cầu Đà Nẵng, Quảng Nam truy vết thần tốc, mở rộng điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp nguy cơ… không để Omicron lây lan.
Trong văn bản số 10688 về phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh Bộ Y tế yêu cầu:
Đối với người nhập cảnh đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19:
- Trong 3 ngày đầu kể từ ngày nhập cảnh: người nhập cảnh: tự theo dõi sức khỏe tại nơi lưu trú (gồm nhà ở, khách sạn, nhà nghỉ, khu nghỉ dưỡng, trụ sở của cơ quan đại diện, ký túc xá, nhà khách của cơ sở sản xuất, kinh doanh…); không được tiếp xúc với người xung quanh, không được ra khỏi nơi lưu trú.
- Thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR vào ngày thứ 3 kể từ ngày nhập cảnh. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính thì tiếp tục theo dõi sức khỏe đến hết 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh. Trường hợp kết quả xét nghiệm dương tính thì xử lý theo quy định.
Đối với người nhập cảnh chưa tiêm vắc xin hoặc tiêm chưa đủ liều vắc xin COVID-19
- Thực hiện cách ly tại nơi lưu trú trong 7 ngày kể từ ngày nhập cảnh; xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR vào ngày thứ 3 và ngày thứ 7. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 thì tiếp tục theo dõi sức khỏe đến hết 14 ngày. Trường hợp kết quả xét nghiệm dương tính thì xử lý theo quy định.
- Đối với người nhập cảnh dưới 18 tuổi, người từ 65 tuổi trở lên, phụ nữ có thai, người có bệnh lý nền được cách ly cùng cha/mẹ/người chăm sóc (sau đây gọi chung là người chăm sóc).
Người chăm sóc phải tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 và phải ký cam kết tự nguyện cách ly cùng sau khi được giải thích về các nguy cơ lây nhiễm COVID-19.
Đồng thời phải thực hiện nghiêm các yêu cầu về xét nghiệm và các quy định về phòng, chống dịch COVID-19 như đối với người nhập cảnh.
Bất ngờ vì TPHCM "bỏ ngỏ" việc kiểm soát dịch Covid-19 với người nhập cảnh
Chuyến bay đầu tiên dự kiến hạ cánh Tân Sơn Nhất lúc 18h45 ngày 1/1/2022, tuy nhiên hiện TPHCM chưa phân công đơn vị chủ trì, tổ chức giám sát y tế, kiểm soát dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh.
Ngày 30/12, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Lê Anh Tuấn chủ trì cuộc họp trực tuyến về việc mở lại đường bay quốc tế, trong đó đề cập tới công tác tổ chức đón và giám sát y tế hành khách nhập cảnh tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất - TPHCM.
Theo kết luận cuộc họp của lãnh đạo Bộ GTVT, việc tổ chức các chuyến bay thương mại thường lệ quốc tế nhập cảnh vào Việt Nam thông qua Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã được Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh chỉ đạo.
Dự kiến, chuyến bay đầu tiên Phnom Penh - TPHCM của hãng hàng không Vietnam Airlines sẽ hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất lúc 18h45 ngày 1/1/2022.
Tuy nhiên, hiện nay TPHCM chưa có sự phân công đơn vị chủ trì, tổ chức giám sát y tế, kiểm soát dịch bệnh Covid-19 đối với người nhập cảnh qua Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
Chuyến bay quốc tế thường lệ đầu tiên dự kiến hạ cánh ở Tân Sơn Nhất tối 1/1/2021 (Ảnh: Tiến Tuấn).
Để chuẩn bị chu đáo, chặt chẽ công tác giám sát y tế người nhập cảnh vào Việt Nam qua Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Thứ trường Bộ GTVT Lê Anh Tuấn đề nghị UBND TPHCM chỉ đạo Sở Y tế khẩn trương chủ trì phối hợp với các cơ quan và đơn vị liên quan triển khai các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh vào Việt Nam qua Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, trên các chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ đảm bảo an toàn trong công tác phòng chống dịch Covid-19.
Lãnh đạo Bộ GTVT lưu ý việc tổ chức thực hiện test nhanh đối với người nhập cảnh theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Tối 30/12, Giám đốc Sở GTVT TPHCM Trần Quang Lâm đã có văn bản khẩn gửi UBND TPHCM, báo cáo về công tác tổ chức đón và giám sát y tế hành khách nhập cảnh tại Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Lãnh đạo Sở này đề nghị UBND TPHCM khẩn trương xem xét, chỉ đạo.
Hôm 29/12, Bộ GTVT đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc khôi phục các chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ. Bộ GTVT cho biết, hiện có 5 nước và vùng lãnh thổ gồm Mỹ, Nhật Bản, Singapore, Campuchia và Đài Loan (Trung Quốc) đã cơ bản thống nhất với kế hoạch nối lại chuyến bay của Việt Nam.
Liên quan đến công tác phòng chống dịch Covid-19, Bộ GTVT cho hay, trong thời gian qua, công tác triển khai hướng dẫn phòng chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh ban hành kèm theo văn bản số 10688 của Bộ Y tế được các địa phương thực hiện chưa thống nhất và chưa phù hợp với thông lệ quy trình thủ tục hàng không quốc tế, có thể ảnh hưởng tới việc thực hiện kế hoạch nối lại các chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ đã được lãnh đạo Chính phủ phê duyệt.
Trong đó, UBND TP Hà Nội yêu cầu, đối với chuyến bay xuất phát hoặc có hành khách đến từ các quốc gia đang có sự xuất hiện của biến thể Omicron, bắt buộc cách ly tập trung đối với người nhập cảnh từ các quốc gia này bất kể tiền sử đã tiêm vaccine hoặc đã mắc Covid-19 trước đó. Tuy nhiên, chiều 30/12, UBND TP Hà Nội đã bãi bỏ quy định này.
Đối với TPHCM, ngành y tế đề nghị cảng vụ hàng không yêu cầu các hãng hàng không cung cấp danh sách người nhập cảnh theo từng chuyến bay cho CDC ít nhất 24h trước khi nhập cảnh, có đủ thông tin địa chỉ nơi lưu trú, cư trú tại Việt Nam.
"Một trong những yếu tố quan trọng đối với việc nối lại các chuyến bay thương mại thường lệ quốc tế là phải dỡ bỏ quy định cách ly tập trung đối với hành khách nhập cảnh. Vì vậy, quy định bắt buộc cách ly tập trung như trên sẽ là rào cản kỹ thuật làm cho việc thực hiện các chuyến bay thường lệ quốc tế không khả thi" - Bộ GTVT nhấn mạnh.
Để đảm bảo việc nối lại các chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ chở khách, Bộ GTVT đề nghị UBND các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương cần tuân thủ triển khai thống nhất Hướng dẫn của Bộ Y tế, không có quy định hoặc các hướng dẫn khác.
Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng giao UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo chính quyền địa phương các cấp thống nhất triển khai biện pháp phòng chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế và thực hiện y tế đối với người nhập cảnh Việt Nam trên các chuyến bay thương mại quốc tế chở khách thường lệ về địa phương mình theo quy định, đảm bảo an toàn, không để lây nhiễm chéo và lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.
Quảng Ninh chỉ đạo khẩn về phòng chống dịch trên biển Sau khi phát hiện 8 người Trung Quốc trên tàu hàng nhập cảnh mắc Covid-19, tỉnh Quảng Ninh đã ra chỉ đạo khẩn về công tác phòng chống dịch. Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Cẩm Phả tuyên truyền, vận động ngư dân tham gia phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép. ẢNH N.H Tối 24.7, thông tin từ UBND tỉnh Quảng Ninh...