TT.Trump vừa gặp Chủ tịch Tập Cận Bình: Mỹ lập tức hành động khó lường
Giám đốc tài chính, con gái của người sáng lập tập đoàn công nghệ lớn nhất Trung Quốc Huawei đã bị bắt tại Canada theo yêu cầu của Mỹ, trong một động thái có khả năng làm căng thẳng leo thang giữa hai nước vào thởi điểm nhạy cảm.
Theo tờ New York Times, việc bắt giữ bà Meng Wanzhou, giám đốc tài chính của Huawei, được thực hiện trong buổi tối mà Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc ăn tối cùng nhau tại Buenos Aires. Họ đã đồng ý một thỏa thuận tạm ngừng cuộc chiến thương mại kéo dài 90 ngày. Hai nước bắt đầu đàm phán nhằm chấm dứt cuộc chiến thương mại căng thẳng làm tê liệt cả hai nền kinh tế.
Tuy nhiên, cuộc đàm phán giờ đây sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, thậm chí sẽ khó khăn hơn. Mục đích Mỹ sẽ giảm thuế quan, còn Trung Quốc giảm rào cản thương mại và tiếp tục mở cửa thị trường cho các doanh nghiệp Mỹ.
T.J. Pempel, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học California, Berkeley, chuyên về chính trị và kinh tế Đông Á nhận xét, việc bắt giữ một thành viên gia đình liên quan đến người sáng lập của Huawei cho thấy sự căng thẳng giữa hai bên đang leo thang nhanh chóng.
Phó chủ tịch tập đoàn Huawei bị bắt tại Canada
Bà Meng, người đã gia nhập Huawei vào năm 1993 và cũng là phó chủ tịch. Bà bị bắt giam tại Vancouver vào 1/12. Theo phát ngôn viên Bộ tư pháp Canada, bà sẽ bị dẫn độ về Mỹ và không đưa ra bất kỳ thông tin gì liên quan tới việc bắt giữ.
Một phát ngôn viên của Đại sứ quán Trung Quốc tại Canada tuyên bố rằng “phía Trung Quốc phản đối mạnh mẽ các hành động như vậy” và kêu gọi các nhà chức trách “ngay lập tức sửa chữa sai trái và khôi phục quyền tự do cá nhân của bà Meng”.
Còn theo đại diện của Huawei, bà Meng bị bắt giữ sau khi quá cảnh ở Canada trong một chuyến bay. Bà đang có nguy cơ bị dẫn độ về Mỹ với những cáo buộc không xác định tại một tòa án ở quận Đông, New York.” Công ty chúng tôi gần như không được cung cấp bất cứ thông tin gì về vụ việc cũng như không thấy bà Meng có bất cứ hành động sai trái nào”, đại diện Trung Quốc Huawei chia sẻ.
Sau ZTE, đến lượt Huawei bị tình nghi âm thầm bán các thiết bị truyền thông cho Iran bất chấp lệnh cấm vận kinh tế của Mỹ áp đặt lên nước này. Huawei được cho là đang bị Bộ Tư pháp Mỹ điều tra, nếu tìm được bằng chứng cho thấy hãng này gian dối thì kết cục của Huawei có lẽ không khác mấy ZTE.
Các đại diện báo chí cho Bộ Tư pháp và Văn phòng luật sư Hoa Kỳ ở quận phía Đông của New York đã từ chối bình luận. Nhà Trắng cũng không đưa ra bình luận gì sau khi được hỏi liệu ông Trump có biết được vụ giam giữ trong bữa ăn tối của ông với Tổng thống TQ hay không.
Hồi tháng tư, Reuters dẫn nguồn tin cho biết, nhà chức trách Mỹ đã để mắt tới Huawei từ năm 2016 vì cáo buộc mua các sản phẩm có nguồn gốc Mỹ và bán chúng cho Iran cũng như các công bị nằm trong diện trừng phạt của Mỹ.
Video đang HOT
Bóng đen bao phủ các công ty công nghệ TQ
Washington đang kêu gọi các đồng minh không sử dụng thiết bị sản phẩm của tập đoàn viễn thông Huawei. Các quan chức Mỹ đặc biệt lên tiếng việc các quốc gia có cơ sở hạ tầng quân sự của Mỹ sử dụng thiết bị Trung Quốc. Đức, Italy và Nhật Bản nằm trong số các đồng minh thân cận nhất của Washington đã được cảnh báo về những rủi ro mà họ đã mắc phải khi lắp đặt thiết bị Huawei.
Ở một diễn biến khác, tập đoàn viễn thông lớn nhất nước Anh, BT Group, vừa quyết định tháo bỏ thiết bị truyền tin cốt lõi do Tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei sản xuất ra khỏi hệ thống truyền tin qua mạng Internet.
Giám đốc Cơ quan tình báo Anh MI6 Alex Younger cho rằng Anh nên đưa ra một số quyết định đối với những hãng viễn thông của Trung Quốc sau khi một số chính phủ các nước khác như Mỹ, New Zealand và Australia đã quyết định không cho thiết bị của Huawei tham gia hệ thống mạng dịch vụ di động 5G.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một lệnh cấm Chính phủ Mỹ sử dụng công nghệ của Huawei và ZTE (Trung Quốc).
Lệnh cấm này là một phần của Đạo luật Ủy nhiệm Quốc phòng (Defense Authorization Act) vừa được ông Trump ký. Theo đó, các thiết bị và công nghệ của hai công ty công nghệ khổng lồ của Trung Quốc là Huawei và ZTE sẽ bị cấm sử dụng trong chính phủ Mỹ, cũng như với các nhà thầu cung cấp dịch vụ cho Nhà nước.
Huawei và ZTE là những cái tên từ lâu đã nằm trong tầm ngắm của chính phủ Mỹ. Cả hai công ty này đã bị coi là mối đe dọa tới an ninh quốc gia từ năm 2012, và lãnh đạo các cơ quan an ninh Mỹ đều khuyến cáo không sử dụng sản phẩm của ZTE và Huawei.
Khi ZTE đang “thoi thóp”, Chính phủ Trung Quốc đã phải tiến hành đàm phán với Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm gỡ bỏ lệnh cấm, với lý do hàng nghìn lao động sẽ bị mất việc làm nếu ZTE sụp đổ. Ông Trump đồng ý gỡ bỏ lệnh cấm, nhưng quyết định này của ông đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của Thượng viện Mỹ.
Nam Hải
Theo Vietnamnet
Chủ tịch Trung Quốc tới thăm Philippines: "Cầu vồng sau cơn mưa"
Chuyến đi của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Philippines diễn ra trong bối cảnh có nhiều ý kiến tranh cãi về lập trường gần gũi Bắc Kinh của Manila bất chấp những mâu thuẫn chưa được hóa giải.
Tổng thống Duterte đón Chủ tịch Tập Cận Bình tại Philippines ngày 20/11. (Ảnh: Reuters)
Theo New York Times, khi Chủ tịch Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm chính thức cấp nhà nước tới Philippines hôm nay 20/11, nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể tin tưởng rằng ít có người đồng cấp nào mong chờ được gặp ông hơn Tổng thống Rodrigo Duterte.
"Tôi chỉ đơn giản là yêu mến ông Tập Cận Bình. Ông ấy hiểu vấn đề của tôi và sẵn sàng giúp đỡ. Vì thế tôi muốn nói, "Cảm ơn, Trung Quốc"", Tổng thống Duterte nói hồi tháng 4.
Chủ tịch Tập Cận Bình hôm qua đã ca ngợi mối quan hệ song phương tốt đẹp trở lại giữa Trung Quốc và Philippines kể từ khi mối quan hệ này rơi xuống mức thấp nhất vào năm 2016 - thời điểm Manila "thắng" Bắc Kinh trong vụ kiện liên quan tới tranh chấp trên Biển Đông tại tòa quốc tế ở Hà Lan.
"Mối quan hệ của chúng ta hiện nay được xem như cầu vồng sau cơn mưa", ông Tập Cận Bình bình luận trong bài viết được đăng trên Tân Hoa Xã - hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc.
Những lời "có cánh" của nhà lãnh đạo Trung Quốc được đưa ra chỉ một ngày trước khi ông bắt đầu chuyến thăm chính thức kéo dài 2 ngày tới Philippines. Theo New York Times, ngay cả khi chuyến đi của ông Tập diễn ra trong bầu không khí nồng ấm, vẫn còn đó những câu hỏi hóc búa về việc liệu mối quan hệ gần gũi giữa Tổng thống Duterte và Trung Quốc có thực sự giúp ích cho Manila hay không.
Chuyến đi của ông Tập Cận Bình lần này là chuyến thăm đầu tiên của một nhà lãnh đạo Trung Quốc tới Philippines trong 13 năm và có thể sẽ mang lại những thỏa thuận trị giá hàng tỷ USD giữa hai nước. Tuy vậy, một số nhà kinh tế học vẫn phân vân liệu số tiền đó có được triển khai trên thực tế hay không.
Hai năm trước, ngay sau khi lên nắm quyền thay cựu tổng thống tiền nhiệm - người có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc, ông Duterte đã có chuyến đi tới Bắc Kinh và ký một loạt thỏa thuận đầu tư "hậu hĩnh". Ông Duterte thậm chí còn tuyên bố "Mỹ đã thua" trong mặt trận kinh tế cũng như quân sự và đây được xem là sự cự tuyệt thẳng thừng của Manila với một đồng minh lâu năm như Washington.
Tuy vậy, những khoản đầu tư của Trung Quốc tại Philippines thực chất vẫn chỉ là những lời hứa hẹn nhiều hơn thực tế. Mặc dù được cam kết từ 2 năm trước đây, song chỉ một phần nhỏ trong số 24 tỷ USD dưới dạng các dự án và viện trợ tài chính của Trung Quốc cho Philippines được phê chuẩn để triển khai trên thực tế.
"Chính sách của ông Rodrigo Duterte từ năm 2016 đã không được như kỳ vọng và cũng không thuyết phục về tính hiệu quả", Jay Batongbacal, phó giáo sư tại Trường Luật Đại học Philippines, nhận định.
Lập trường của Tổng thống Philippines
Hai nhà lãnh đạo Philippines - Trung Quốc duyệt đội danh dự tại phủ tổng thống Malacanang ở Manila. (Ảnh: Reuters)
Trong khi Tổng thống Duterte đã giảm bớt giọng điệu chỉ trích về tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông, Bắc Kinh vẫn từng bước xây dựng các căn cứ quân sự trên các đảo mà Philippines cũng tuyên bố chủ quyền.
Năm 2016, tòa trọng tài quốc tế đã trao "chiến thắng" bất ngờ cho Philippines khi ra phán quyết bác bỏ yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông dựa trên vụ kiện do chính quyền tiền nhiệm của ông Duterte, cựu Tổng thống Benigno S. Aquino III, đệ trình. Tuy vậy, Tổng thống Duterte, người nhậm chức chỉ vài ngày trước khi tòa ra phán quyết, vẫn hạn chế hối thúc Bắc Kinh tuân thủ phán quyết này từ đó đến nay.
"Thực tế cho thấy Philippines dưới thời Tổng thống Duterte đã lãng phí cơ sở pháp lý vững chắc nhất mà nước này có được để chống lại Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông", Leila de Lima, thủ lĩnh đối lập tại Philippines, cho biết.
Tuần trước, tại hội nghị thượng đỉnh của ASEAN ở Singapore, ông Duterte đã có những phát biểu được cho là bác bỏ chính tuyên bố chủ quyền của Philippines trên Biển Đông khi nói Trung Quốc đã kiểm soát vùng biển này. Thậm chí nhà lãnh đạo Philippines còn nói rằng Mỹ, quốc gia thường đưa tàu chiến tới Biển Đông để thực hiện các chiến dịch tuần tra đảm bảo tự do hàng hải, nên tránh "tạo thêm căng thẳng".
Lập trường về Biển Đông của Tổng thống Duterte dường như không nhận được sự đồng tình từ phía công chúng. Gần 85% người Philippines tham gia cuộc khảo sát gần đây cho biết họ phản đối việc chính quyền không làm gì để kiềm chế các động thái của Trung Quốc trên Biển Đông. Trong những tháng gần đây, Bắc Kinh đã cho các máy bay quân sự hạ cánh và triển khai các tên lửa đất đối không tại các thực thể tranh chấp giữa các nước, bao gồm Philippines, trên Biển Đông.
Các ngư dân Philippines đã lên tiếng phản đối Tổng thống Duterte về việc ông ủng hộ kế hoạch cho phép Philippines và Trung Quốc cùng khai thác dầu khí tại các khu vực tranh chấp trên Biển Đông. Thỏa thuận khung của của kế hoạch này dự kiến sẽ được ký nhân chuyến thăm của ông Tập Cận Bình tới Philippines.
Theo Fernando Hicap, lãnh đạo hiệp hội nghề cá mang tên Pamalakaya tại Philippines, kế hoạch này "không khác nào việc Philippines đã hoàn toàn từ bỏ tuyên bố chủ quyền cũng như quyền kiểm soát tại vùng lãnh hải giàu tài nguyên". Khoảng 150 người thuộc hiệp hội Pamalakaya sáng nay đã biểu tình trước Đại sứ quán Trung Quốc ở thủ đô Manila và mang theo những khẩu hiệu như: "Philippines là của chúng tôi. Trung Quốc hãy rời đi".
Những người ủng hộ Tổng thống Duterte cho rằng chuyến đi của ông Tập Cận Bình tới Philippines sẽ là chất xúc tác cho hợp tác đầu tư mạnh hơn giữa hai nước.
"Trung Quốc hiện được xem là đối tác thương mại hàng đầu của Philippines, thị trường xuất khẩu hàng đầu của Philippines và là một trong những nguồn khách du lịch dồi dào nhất của Philippines", phát ngôn viên tổng thống Philippines Salvador Panelo cho biết.
Hồi tháng trước, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã tới thành phố Davao, quê hương của Tổng thống Duterte, để khai trương một lãnh sự quán mới của Trung Quốc.
"Tổng thống Duterte là người bạn quan trọng và đáng kính trọng nhất của Chủ tịch Tập Cận Bình và của người dân Trung Quốc", ông Vương nhấn mạnh.
Thành Đạt
Theo Dantri/ New York Times
350.000 'hổ' và 'ruồi' bị kỷ luật trong cuộc chiến chống tham nhũng ở Trung Quốc Theo báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCDI), gần 350.000 cán bộ bị kỷ luật kể từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình bắt đầu cuộc đấu tranh "đả hổ diệt ruồi" chống tham nhũng vào năm 2012. Một kỳ họp quốc hội Trung Quốc Trung Quốc tiết lộ ẩn họa chính trị...