TTK LHQ quan ngại sâu sắc về bạo lực gia tăng nhằm vào người châu Á

Theo dõi VGT trên

Theo phóng viên TTXVN tại New York, ngày 22/3, Tổng thư ký Liên hơp quôc (TTK LHQ) Antonio Guterres đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình bạo lực gia tăng nhằm vào người châu Á và người gốc Á tại một số nước kể từ khi đại dịch COVID-19 xảy ra.

TTK LHQ quan ngại sâu sắc về bạo lực gia tăng nhằm vào người châu Á - Hình 1
Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres phát biểu tại trụ sở LHQ ở New York, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN

Mặc dù không nêu rõ cụ thể từng vụ việc, Phó phát ngôn viên của TTK LHQ, ông Farhan Haq, nhận định rằng tại một số nước, phụ nữ châu Á đang trở thành đối tượng bị tấn công do bị hằn thù và phân biệt đối xử. Ông Hag nhấn mạnh hàng nghin vụ việc xảy ra trong năm qua đã cho thấy lịch sử trải dài suốt bao thế kỷ phân biệt đối xử với phụ nữ, định kiến với phụ nữ, bóc lột và lạm dụng phụ nữ vẫn tồn tại. Ông cho biết TTK LHQ phải lên tiếng về tình trạng này sau vụ xả súng hồi tuần trước ở thành phố Atlanta, bang Georgia khiến 8 người gốc Á thiệt mạng, trong đó có tới 6 phụ nữ.

Ông Hag cũng cho biết TTK LHQ Guterres bày tỏ sự ủng hộ đối với các nạn nhân và gia đình của họ, đông thơi tuyên bố sát cánh đoàn kết với tất cả những ai đang phải đối mặt với nạn phân biệt chủng tộc và xâm phạm nhân quyền.

Tình trạng bạo lực và phân biệt chủng tộc đối với người châu Á và người Mỹ gốc Á đang gia tăng tại Mỹ. Xu hướng này xảy ra đúng vào thời điểm đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bùng phát trên thế giới.

Trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng lên án mạnh mẽ tình trạng “phân biệt chủng tộc có tính hệ thống và chủ nghĩa da trắng thượng đẳng” cản trở sự phát triển của Mỹ lâu nay, đồng thời cam kết sửa đổi các luật liên quan nhằm xóa bỏ phân biệt đối xử.

Châu Á nguy cơ thua thiệt vì chậm tiêm vaccine Covid-19

Các nước châu Á từng dẫn đầu thế giới trong cuộc chiến chống Covid-19, nhưng thành công này khiến họ có ít động lực đẩy nhanh tiêm chủng.

Theo ước tính của tập đoàn Goldman Sachs, hầu hết quốc gia châu Á mới chỉ tiêm vaccine Covid-19 cho một phần nhỏ dân số và sẽ không thể đạt được trạng thái miễn dịch cộng đồng cho đến năm 2022. Trong khi đó, Mỹ và Anh được dự báo đến tháng 5 có khả năng đã tiêm chủng được cho một nửa dân số.

Video đang HOT

Bình luận viên Phred Dvorak của Wall Street Journal chỉ ra rằng điều này có thể khiến một số nước châu Á rơi vào thế "phòng thủ", buộc phải kiểm soát chặt chẽ biên giới do dân số ít phát triển khả năng miễn dịch tự nhiên với nCoV, ngay cả khi đông đảo quốc gia trên thế giới tái mở cửa doanh nghiệp và nối lại hoạt động vận tải quốc tế.

"Điều trớ trêu của việc châu Á kiểm soát thành công Covid-19 là họ sẽ đạt được trạng thái miễn dịch cộng đồng muộn hơn", Andrew Tilton, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Goldman Sachs, cho biết.

Châu Á nguy cơ thua thiệt vì chậm tiêm vaccine Covid-19 - Hình 1

Một điểm tiêm vaccine Covid-19 ở Bangkok, Thái Lan, hôm 1/3. Ảnh: Zuma Press.

Theo Tilton, châu Mỹ và châu Âu có thể đạt được mức tăng trưởng kinh tế lớn nhất trong vài quý tới, còn châu Á sẽ phục hồi chậm hơn, mặc dù có nền tảng mạnh mẽ hơn, hoặc thậm chí trong một số trường hợp, tình hình có nguy cơ xấu đi. Những tình huống có thể làm thay đổi viễn cảnh này bao gồm việc triển khai vaccine bị trì hoãn, hoặc các biến chủng nCoV làm giảm hiệu quả tiêm chủng.

Nhiều người châu Á vẫn vui vẻ chấp nhận việc bị hạn chế đi lại, cùng các biện pháp chống dịch khác, nhằm duy trì số ca tử vong vì Covid-19 ở mức thấp nhất có thể. Một số nước đã thích nghi tốt với trạng thái đóng biên, điển hình là Trung Quốc, nơi từng đưa khách du lịch ra nước ngoài nhiều hơn so với nội địa, nhưng giờ đây mức chi tiêu du lịch trong nước lại tăng vọt. Các nhà máy của họ cũng cung cấp hàng hóa cho phần còn lại của thế giới.

"Hầu hết quốc gia đã kiềm chế được Covid-19 kiểm soát biên giới chặt chẽ hơn thay vì nới lỏng, bởi họ phát hiện ra nền kinh tế trong nước có thể hoạt động ở mức độ tương đối ổn mà không cần hoạt động di chuyển quốc tế", Richard Yetsenga, nhà kinh tế trưởng tại ngân hàng ANZ ở Australia, cho biết.

Tuy nhiên, việc đóng cửa biên giới và các chính sách kiềm chế Covid-19 khác đi kèm với những cái giá phải trả. Các quốc gia này sẽ gặp khó khăn hơn trong việc thu hút nhà đầu tư, nhân lực, du khách và sinh viên nước ngoài. Người dân trong nước có việc cần xuất cảnh cũng không thể trở về dễ dàng.

Tại Australia, lệnh đóng biên năm ngoái đã làm giảm 20% trong số 31 tỷ USD nước này thu được mỗi năm từ sinh viên quốc tế, theo Phil Honeywood, giám đốc điều hành Hiệp hội Giáo dục Quốc tế Australia. Tình hình năm nay được dự đoán còn tồi tệ hơn, bởi không có nhiều thông tin rõ ràng về thời điểm các du học sinh được phép trở lại.

Ravi Singh, giám đốc Global Reach, một cơ quan giúp đưa sinh viên khu vực Nam Á đến các trường đại học toàn cầu, cho biết số lượng sinh viên đăng ký dự những sự kiện tuyển sinh đại học của Australia đã giảm 50%, trong khi lượng câu hỏi về các trường đại học ở Anh và Canada tăng gấp đôi. "Sinh viên không thể chờ đợi mãi", Singh nói.

New Zealand, quốc gia kiềm chế được số ca nhiễm nCoV ở mức dưới 2.500 nhờ một trong những lệnh phong tỏa và chương trình cách ly nghiêm ngặt nhất thế giới, đang phải lãnh hậu quả bởi nền kinh tế phụ thuộc chặt chẽ vào nguồn lao động và khách du lịch nước ngoài.

Ngân hàng ANZ ước tính nền kinh tế New Zealand có khả năng bị thu hẹp 5% nếu không có ngành du lịch. Lỗ hổng này đến nay được lấp đầy nhờ sự bùng nổ nhà ở do kích cầu, nhưng sẽ không tồn tại lâu dài, Sharon Zollner, nhà kinh tế trưởng của ANZ tại New Zealand, cảnh báo.

Zollner dự đoán biên giới New Zealand sẽ không mở cửa trở lại, ít nhất là cho tới cuối năm nay, đồng nghĩa với việc đến giữa năm 2022 nền kinh tế mới được thúc đẩy phục hồi hoàn toàn. "Mọi người bắt đầu nghĩ Covid-19 đã kết thúc và họ đã né được một viên đạn. Nhưng trên thực tế dự báo của chúng tôi cho thấy nền kinh tế năm nay sẽ đi chệch hướng một chút", bà nói.

Tăng trưởng GDP tại châu Á nhìn chung vẫn được dự báo sẽ mạnh mẽ, một phần bởi tình hình năm ngoái quá tồi tệ, khiến mức tăng so với cùng kỳ có vẻ khả quan. Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế tin rằng các nước phương Tây sẽ dẫn đầu tăng trưởng năm nay, khi chiến dịch tiêm chủng tạo điều kiện cho họ bình thường hóa hoạt động của nhà hàng và doanh nghiệp dịch vụ khác.

Các gói kích cầu cũng giúp thúc đẩy tăng trưởng. Theo báo cáo hồi tháng 1 của S&P Global Ratings, nhu cầu của người tiêu dùng tại Mỹ và châu Âu đang phục hồi nhanh hơn so với châu Á, một xu hướng có thể tiếp tục khi công tác tiêm chủng của châu Á tụt lại phía sau và người dân vẫn cảnh giác với đại dịch.

Áp lực phải ngăn chặn Covid-19 từ những cụm dịch nhỏ nhất có thể đã dẫn đến tâm lý dè dặt. Bất chấp tất cả thành tựu kinh tế gần đây, Trung Quốc vẫn phong tỏa các khu dân cư và xét nghiệm hàng triệu cư dân mỗi khi xuất hiện vài ca nhiễm nCoV. Đến giữa tháng 2, Trung Quốc mới phân phối khoảng 40% trong số 100 triệu liều vaccine Covid-19 đã chuẩn bị từ trước Tết Nguyên đán.

Goldman Sachs dự đoán tăng trưởng GDP của Trung Quốc sẽ tăng vọt trong quý đầu tiên, sau đó giữ ở mức đều đều trong phần còn lại của năm, còn Mỹ và Anh sẽ tăng rất mạnh trong quý hai và ba.

Thái Lan, nơi 20% nền kinh tế dựa vào ngành du lịch, có thể là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ lệnh đóng cửa biên giới. Cơ quan hoạch định kinh tế của nước này đã nhiều lần hạ dự báo tăng trưởng năm 2021 và hiện dự đoán số du khách nước ngoài năm nay sẽ đạt 3,2 triệu, chưa bằng 1/10 tổng số năm 2019.

Tuy nhiên, con số này cũng là mức dự báo trong trường hợp Thái Lan đủ khả năng tiêm chủng cho khoảng 50% dân số tính đến cuối năm nay, viễn cảnh mà một số chuyên gia cho rằng quá lạc quan. Thái Lan vừa bắt đầu chiến dịch tiêm vaccine Covid-19 trong tuần này, với số liều ban đầu khá ít.

Tại đảo du lịch nổi tiếng Phuket, các doanh nghiệp đang kêu gọi chính phủ cho phép họ tự đầu tư để tiêm phòng cho các nhân viên khách sạn, nhà hàng và cơ quan du lịch, để họ có thể tự tin đón du khách nước ngoài. Bhummikitti Ruktaengam, chủ tịch Hiệp hội Du lịch Phuket, cho biết nếu không có sự can thiệp tư nhân như vậy, hòn đảo có lẽ không thể đạt được miễn dịch cộng đồng trong ít nhất 1,5 năm nữa, thời gian quá dài để họ có thể cầm cự.

Quần đảo Cook, quốc đảo Thái Bình Dương nhỏ bé nằm giữa New Zealand và Hawaii, nơi du lịch chiếm khoảng 80% nền kinh tế, cũng rơi vào tình cảnh tương tự. ANZ ước tính GDP quốc đảo này đã giảm hơn 5% năm ngoái và sẽ giảm tiếp 15% trong năm nay.

Paul Ash, chủ một khu nghỉ dưỡng trên đảo chính Rarotonga, cho biết doanh nghiệp của ông đã mất 90% thu nhập và các cổ đông đang rót gần 16.000 USD mỗi tháng để duy trì. Theo Ash, khu nghỉ dưỡng của ông và những người khác trên đảo chỉ có thể tồn tại vài tháng nữa.

"Sẽ đến lúc tình hình không thể khôi phục được nữa. Chúng tôi đang cách viễn cảnh đó không quá xa", Ash nói.

Anh hái quả ngọt nhờ đặt cược vào vaccine Covid-19 53 'Quả ngọt' từ chiến dịch tiêm chủng thần tốc của Israel Mặt trái của 'hộ chiếu vaccine' 28

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ban hiệu suất chính phủ "khoe" giúp Mỹ tiết kiệm được 1 tỷ USD mỗi ngàyBan hiệu suất chính phủ "khoe" giúp Mỹ tiết kiệm được 1 tỷ USD mỗi ngày
10:06:01 02/02/2025
Trung Quốc tuyên bố kiện Mỹ lên WTO sau lệnh áp thuếTrung Quốc tuyên bố kiện Mỹ lên WTO sau lệnh áp thuế
20:53:29 02/02/2025
Nguyên nhân khiến nhiều thanh niên Trung Quốc bỏ qua Tết Nguyên đánNguyên nhân khiến nhiều thanh niên Trung Quốc bỏ qua Tết Nguyên đán
05:01:22 02/02/2025
Ukraine báo động đỏ trên cả nước: Hàng loạt máy bay Tu-95 Nga cất cánhUkraine báo động đỏ trên cả nước: Hàng loạt máy bay Tu-95 Nga cất cánh
09:50:24 02/02/2025
Nga cảnh báo Tổng thống Trump khơi lại "Chiến tranh giữa các vì sao"Nga cảnh báo Tổng thống Trump khơi lại "Chiến tranh giữa các vì sao"
07:09:03 02/02/2025
Tổng thống Ukraine sẵn sàng bắt đầu đàm phán chấm dứt xung độtTổng thống Ukraine sẵn sàng bắt đầu đàm phán chấm dứt xung đột
20:58:20 02/02/2025
Công nghệ mới khiến tủ lạnh rẻ và thân thiện môi trường hơnCông nghệ mới khiến tủ lạnh rẻ và thân thiện môi trường hơn
04:28:50 02/02/2025
Canada, Mexico lập tức đánh thuế đáp trả MỹCanada, Mexico lập tức đánh thuế đáp trả Mỹ
20:21:44 02/02/2025

Tin đang nóng

Từ Hy Viên vừa qua đời: Chồng mới - chồng cũ lao vào cuộc chiến tranh chấp tài sản?Từ Hy Viên vừa qua đời: Chồng mới - chồng cũ lao vào cuộc chiến tranh chấp tài sản?
22:00:06 03/02/2025
Nhan sắc Doãn Hải My sau 10 ngày thẩm mỹ, khoe ảnh ở quê Đoàn Văn Hậu mà dân tình tấm tắc khen: Quá đẹp!Nhan sắc Doãn Hải My sau 10 ngày thẩm mỹ, khoe ảnh ở quê Đoàn Văn Hậu mà dân tình tấm tắc khen: Quá đẹp!
20:56:43 03/02/2025
Mẹ khóc nghẹn bên thi thể Từ Hy Viên, cầu xin truyền thông và khán giả cùng làm 1 điều vì tâm nguyện của conMẹ khóc nghẹn bên thi thể Từ Hy Viên, cầu xin truyền thông và khán giả cùng làm 1 điều vì tâm nguyện của con
21:53:27 03/02/2025
Ninh Bình: Bé trai bị bỏ rơi trong đêm lạnh mùng 4 Tết Nguyên đán kèm 1 khoản tiềnNinh Bình: Bé trai bị bỏ rơi trong đêm lạnh mùng 4 Tết Nguyên đán kèm 1 khoản tiền
21:48:41 03/02/2025
Án mạng sau cuộc nhậu đầu năm mớiÁn mạng sau cuộc nhậu đầu năm mới
17:06:00 03/02/2025
Chồng cũ Từ Hy Viên về đến sân bay: Mắt sưng húp, còn làm 1 hành động gây bất ngờChồng cũ Từ Hy Viên về đến sân bay: Mắt sưng húp, còn làm 1 hành động gây bất ngờ
22:39:56 03/02/2025
Chàng rể người Rumani 20 năm ăn Tết Việt, tiếc nuối không khí Tết xưaChàng rể người Rumani 20 năm ăn Tết Việt, tiếc nuối không khí Tết xưa
21:35:52 03/02/2025
Nóng: Không tìm thấy chồng Từ Hy ViênNóng: Không tìm thấy chồng Từ Hy Viên
22:50:17 03/02/2025

Tin mới nhất

Thủ tướng Israel công du Mỹ: Thỏa thuận ngừng bắn tại Gaza đứng trước ngã rẽ?

Thủ tướng Israel công du Mỹ: Thỏa thuận ngừng bắn tại Gaza đứng trước ngã rẽ?

09:23:29 03/02/2025
Đây cũng là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Thủ tướng Netanyahu tới Mỹ kể từ khi Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt giữ ông vào tháng 11/2024 liên quan đến cáo buộc phạm tội ác chiến tranh ở Dải Gaza.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu lên đường thăm Mỹ

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu lên đường thăm Mỹ

09:21:08 03/02/2025
Phát biểu tại sân bay trước khi lên đường, ông Netanyahu nhấn mạnh: Những quyết định mà chúng tôi đưa ra trong chiến tranh đã thay đổi bộ mặt Trung Đông.
Lý do nhiều người dân Anh trả tiền để sống trong các công trình bỏ hoang

Lý do nhiều người dân Anh trả tiền để sống trong các công trình bỏ hoang

09:08:48 03/02/2025
Sáu năm qua, khi trở thành "người bảo vệ tài sản", Luke Williams đã tiết kiệm được hàng nghìn bảng Anh tiền thuê nhà. Người đàn ông 45 tuổi này hiện đang sống trong một tòa nhà văn phòng cũ ở phía Đông London.
Kỷ nguyên mới của chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ

Kỷ nguyên mới của chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ

09:04:49 03/02/2025
Ngay sau khi Mỹ thông báo về mức thuế quan mới đối với Canada, Mexico và Trung Quốc, chính quyền của ba quốc gia này đã có phản ứng nhanh chóng.
Tổng thống Nga bình luận về định hướng chính sách của tân chính quyền Mỹ

Tổng thống Nga bình luận về định hướng chính sách của tân chính quyền Mỹ

08:34:27 03/02/2025
Cho đến nay, các hành động hành pháp của Tổng thống Trump dường như chưa nhắm trực tiếp vào EU. Tuy nhiên, tuần trước, ông Trump đã tái khẳng định ý định áp dụng mức thuế quan đáng kể đối với hàng hóa từ khối này.
Cộng đồng doanh nghiệp Mexico bày tỏ quan ngại trước lệnh áp thuế của Mỹ

Cộng đồng doanh nghiệp Mexico bày tỏ quan ngại trước lệnh áp thuế của Mỹ

08:30:43 03/02/2025
Cùng lúc đó, IMEF cũng hối thúc Chính phủ Mexico xây dựng các chương trình hỗ trợ khẩn cấp nhằm giúp doanh nghiệp Mexico bị ảnh hưởng bởi thuế quan duy trì hoạt động, bảo vệ việc làm, tìm kiếm nguồn cung thay thế và mở rộng thị trường x...
Ukraine lên tiếng về đề xuất giải quyết xung đột của Mỹ

Ukraine lên tiếng về đề xuất giải quyết xung đột của Mỹ

08:27:59 03/02/2025
Chúng tôi chưa xem toàn bộ cuộc phỏng vấn của ông Kellogg, chỉ mới thấy một vài trích dẫn liên quan đến bầu cử, vì vậy thật khó để đánh giá đầy đủ quan điểm của ông ấy , ông Dmytro Lytvyn, trợ lý truyền thông của Tổng thống Zelensky, ch...
Tổng thống Litva đề nghị NATO 'thể hiện sức mạnh' trước mối đe dọa từ phía Đông

Tổng thống Litva đề nghị NATO 'thể hiện sức mạnh' trước mối đe dọa từ phía Đông

08:25:07 03/02/2025
Gần đây, NATO cũng đã tăng cường sự hiện diện của mình ở vùng Baltic để ứng phó với những gì được gọi là các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng quan trọng .
Lý do bất ngờ khiến tên lửa 'không có đối thủ' của Nga vẫn chưa thể đưa vào hoạt động

Lý do bất ngờ khiến tên lửa 'không có đối thủ' của Nga vẫn chưa thể đưa vào hoạt động

08:17:04 03/02/2025
Chuyên gia Wright cho biết, trong lịch sử, phần lớn các cơ sở thiết kế, chế tạo ICBM cùng đội ngũ kỹ sư liên quan đều đặt tại Ukraine, đặc biệt là trong lĩnh vực động cơ sử dụng nhiên liệu lỏng.
Mỹ tiêu diệt nhiều phần tử IS tại Somalia

Mỹ tiêu diệt nhiều phần tử IS tại Somalia

08:15:11 03/02/2025
Thông tin trên được đưa ra chỉ một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo đã ra lệnh không kích các cơ sở khủng bố tại Somalia và cho biết không có thường dân nào bị thương trong các cuộc tấn công.
Israel mở cuộc điều tra hình sự với phu nhân Thủ tướng

Israel mở cuộc điều tra hình sự với phu nhân Thủ tướng

08:01:55 03/02/2025
Trong bức thư gửi một nghị sĩ đối lập, Văn phòng công tố quốc gia Israel nêu rõ, một cuộc điều tra hình sự đã được mở để điều tra các đối tượng tình nghi với sự hỗ trợ của đơn vị tội phạm mạng thuộc văn phòng này.
'Thần đồng AI' đứng sau cơn địa chấn mang tên DeepSeek

'Thần đồng AI' đứng sau cơn địa chấn mang tên DeepSeek

07:47:15 03/02/2025
Luo Fuli trở thành cái tên nổi tiếng trong giới nghiên cứu AI nhờ năng khiếu xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Cô theo học ngôi trường danh tiếng Đại học Sư phạm Bắc Kinh. Sau đó, Luo Fuli được nhận vào Viện Ngôn ngữ học tính toán thuộc Đại học ...

Có thể bạn quan tâm

Phản ứng giả trân của nhân vật gây tranh cãi nhất Grammy 2025

Phản ứng giả trân của nhân vật gây tranh cãi nhất Grammy 2025

Nhạc quốc tế

23:15:10 03/02/2025
Ca sĩ Beyoncé là cái tên được vinh danh tại hạng mục Best Country Album và phản ứng của cô đang thu hút sự chú ý lớn.
Bảo Anh gọi 1 Anh Trai là "thợ đụng", từng cùng tham gia band nhạc giao lưu Việt - Ấn rồi tan rã ngay lập tức

Bảo Anh gọi 1 Anh Trai là "thợ đụng", từng cùng tham gia band nhạc giao lưu Việt - Ấn rồi tan rã ngay lập tức

Nhạc việt

23:11:33 03/02/2025
Bảo Anh đã lên tút PR miễn phí cho Song Luân và COEM Cô dành lời khen có cánh về năng lực thợ đụng của Song Luân khi anh chiến hết từ ca hát, sáng tác, đóng phim tới viết kịch bản, quay phim.
Hoa hậu Vbiz lộ ảnh về ra mắt nhà tình trẻ dịp Tết, ngày cưới không còn xa?

Hoa hậu Vbiz lộ ảnh về ra mắt nhà tình trẻ dịp Tết, ngày cưới không còn xa?

Sao việt

22:54:12 03/02/2025
Hương Giang và Phú Cường bị tóm loạt khoảnh khắc tình cảm trong dịp Tết. Mới đây, người đẹp còn gây chú ý khi xuất hiện ở quê nhà Phú Cường.
Nữ ca sĩ bị cả MXH tấn công vì công khai ảnh ngọt ngào bên bạn gái

Nữ ca sĩ bị cả MXH tấn công vì công khai ảnh ngọt ngào bên bạn gái

Sao châu á

22:43:37 03/02/2025
Sáng 3/2, tờ Koreaboo đưa tin, nữ ca sĩ Hàn Quốc Jiae vừa chiếm sóng mạng xã hội xứ kim chi khi chia sẻ lên trang cá nhân khoảnh khắc ngọt ngào má kề má bên bạn gái.
Văn Hậu khoe ảnh chụp cùng nhà vợ toàn cực phẩm, mẹ Doãn Hải My gây chú ý với nhan sắc trẻ đẹp tuổi U50

Văn Hậu khoe ảnh chụp cùng nhà vợ toàn cực phẩm, mẹ Doãn Hải My gây chú ý với nhan sắc trẻ đẹp tuổi U50

Sao thể thao

22:35:09 03/02/2025
Tối 2/2, trên trang cá nhân, hậu vệ Đoàn Văn Hậu chia sẻ hình ảnh chụp cùng gia đình vợ với ông bà, mẹ, và các em của Doãn Hải My.
Cách chăm sóc, bảo vệ da trong mùa Xuân

Cách chăm sóc, bảo vệ da trong mùa Xuân

Làm đẹp

22:17:45 03/02/2025
Sửa rửa mặt dạng gel hoặc sữa là lựa chọn tốt vì chúng cung cấp độ ẩm mà không làm bong tróc lớp biểu bì. Các sản phẩm có chứa axit hyaluric hoặc glycerin cũng rất hiệu quả để bổ sung độ ẩm cho da.
Uống bao nhiêu cốc bia khiến nồng độ cồn lên mức phạt kịch khung?

Uống bao nhiêu cốc bia khiến nồng độ cồn lên mức phạt kịch khung?

Sức khỏe

22:13:52 03/02/2025
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng cách tính nồng độ cồn trong máu, quy định chung về đồ uống chỉ là ước tính. Tình trạng sức khỏe (chẳng hạn như bệnh gan), thuốc men cũng có thể ảnh hưởng đến tốc độ chuyển hóa cồn trong cơ thể.
Mở cửa phòng trọ sau khi nghỉ Tết, các nam thanh nữ tú đua nhau khoe chùm ảnh "xem là phải bịt mũi"

Mở cửa phòng trọ sau khi nghỉ Tết, các nam thanh nữ tú đua nhau khoe chùm ảnh "xem là phải bịt mũi"

Netizen

21:48:11 03/02/2025
Sau kỳ nghỉ Tết dài đằng đẵng, sinh viên hớn hở kéo vali trở lại phòng trọ với tâm thế tràn đầy năng lượng, nhưng chưa kịp đặt hành lý xuống thì một cơn ác mộng mang tên...
Dò kim loại, 2 người đào được 'kho báu' quý giá

Dò kim loại, 2 người đào được 'kho báu' quý giá

Lạ vui

20:02:46 03/02/2025
404 đồng tiền xu được phát hiện vào mùa thu năm 2023 tại thị trấn Bunnik, cách Amsterdam khoảng 24 dặm (39 km) về phía đông nam.
Lộ diện "báo thủ" khiến Gen.G thua T1, hóa ra lại là cái tên rất được tin tưởng

Lộ diện "báo thủ" khiến Gen.G thua T1, hóa ra lại là cái tên rất được tin tưởng

Mọt game

17:14:45 03/02/2025
Tâm điểm của tuần 3 LCK Cup không gì khác ngoài cuộc chạm trán nảy lửa giữa Gen.G và T1. Mặc dù cả 2 đội tuyển này đều chắc vé đi tiếp vào vòng sau nhưng truyền thống đối đầu rất lâu năm giữa họ hứa hẹn sẽ mang lại một màn so tài cực kỳ...
Độc nhất vô nhị tại Grammy 2025: Taylor Swift 1 mình làm hành động lạ giữa lễ trao giải, biết lý do càng bất ngờ hơn

Độc nhất vô nhị tại Grammy 2025: Taylor Swift 1 mình làm hành động lạ giữa lễ trao giải, biết lý do càng bất ngờ hơn

Sao âu mỹ

15:29:45 03/02/2025
Trong lễ trao giải, khoảnh khắc Taylor Swift 1 mình đứng lên quẩy cổ vũ Sabrina Carpenter diễn trên sân khấu đã trở thành tâm điểm.