TTK LHQ: Phục hồi toàn cầu sau đại dịch phải đặt con người ở trung tâm
Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres ngày 22/2 nhấn mạnh cần phải đặt con người ở vị trí trung tâm trong tiến trình phục hồi sau đại dịch COVID-19, đồng thời kêu gọi các nước chung tay nỗ lực vì thế giới có phục hồi hay không, hồi phục nhanh hay chậm phụ thuộc vào quyết định của các nước ngay tại thời điểm này.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres phát biểu tại New York, Mỹ, ngày 9/2/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại LHQ, người đứng đầu tổ chức đa phương lớn nhất thế giới đưa ra tuyên bố trên tại diễn đàn trực tuyến do Tổ chức Lao động Thế giới (ILO), một cơ quan của LHQ, tổ chức nhằm đánh giá các tác động kinh tế- xã hội của đại dịch.
Ông nhấn mạnh thế giới cần hướng tới tiến trình phục hồi xanh và ưu tiên cho con người thông qua việc đảm bảo an sinh xã hội trên toàn cầu và bảo vệ con người trước bất cứ cú sốc hay môi trường chuyển tiếp nào, nhất là trong bối cảnh đại dịch ngày càng kéo giãn khoảng cách giàu nghèo và làm gia tăng bất bình đẳng xã hội.
TTK Guterres đặc biệt nhấn mạnh đến tình cảnh của phụ nữ khi tỷ lệ thất nghiệp trong nhóm đối tượng này ngày càng cao, trong khi họ phải gánh vác rất nhiều trách nhiệm trong gia đình và xã hội. “Nếu không có hệ thống an sinh xã hội đủ mạnh và nhiều cơ hội việc làm thì nhiều phụ nữ sẽ không có cơ hội được đi làm trở lại sau đại dịch”, ông cảnh báo.
Ngoài ra, ông Guterres cũng đề cập đến bất bình đẳng trong tiếp cận vaccine và tác động của tình trạng này khi các nước giàu đang rốt ráo chuẩn bị phục hồi kinh tế trong khi nhiều nước thu nhập thấp vẫn đang nợ chồng chất và không có đủ việc làm cho người lao động.
Về ứng phó với biến đổi khí hậu, ông Guterres hối thúc các nước nhanh chóng hành động để không rời xa hơn nữa các mục tiêu do chính họ đặt ra trong việc kiềm chế tốc độ nóng lên của Trái đất.
Diễn đàn trực tuyến do ILO tổ chức kéo dài trong 3 ngày với sự tham dự của lãnh đạo nhiều nước, cùng đại diện của các tổ chức quốc tế, bên tuyển dụng và người lao động. Trong thời gian hội nghị, các đại biểu dành thời gian thảo luận Chương trình tăng tốc toàn cầu về việc làm và bảo trợ xã hội nhằm chuẩn bị cho tiến trình chuyển tiếp được TTK Guterres đưa ra hồi tháng 9 năm ngoái. Mục tiêu của chương trình là tạo ra ít nhất 400 triệu việc làm, đặc biệt trong các ngành liên quan tới phát triển xanh và chăm sóc sức khỏe, đồng thời xây dựng hệ thống an sinh xã hội cho khoảng 4 tỷ người trên thế giới hiện không có bảo hiểm.
Cuba công bố chương trình quốc gia về an ninh lương thực
Ngày 18/2, Chính phủ Cuba đã công bố một chương trình quốc gia về an ninh lương thực, bao gồm tăng sản lượng để giảm sự phụ thuộc vào nguồn lương thực nhập khẩu.
Người dân bán rau quả trên đường phố tại La Habana, Cuba. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo Tân Hoa xã, Bộ trưởng Nông nghiệp Cuba Idael Perez cho biết: "Chúng tôi đang thực hiện các bước hướng tới phát triển ngành nông nghiệp trong bối cảnh Mỹ siết chặt các lệnh phong tỏa Cuba, đại dịch COVID-19 và tác động của tình trạng biến đổi khí hậu". Ông nhấn mạnh các biện pháp này là những đóng góp chiến lược đảm bảo an ninh quốc gia. Chương trình dự kiến sẽ được trình bày lên quốc hội xem xét phê chuẩn vào cuối năm nay.
Số liệu thống kê chính thức cho thấy quốc đảo với hơn 11,2 triệu dân này hiện đang nhập khẩu tới hơn 60% lượng lương thực - thực phẩm tiêu thụ trong nước.
Theo thông báo mới nhất của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), chỉ số giá lương thực của tổ chức này đạt trung bình 135,7 điểm trong tháng 1/2022, cao hơn 1,1% so với tháng 12/2021 do những hạn chế từ phía nguồn cung. Ông Boubaker Ben-Belhassen, Giám đốc Bộ phận Thương mại và thị trường của FAO, cho biết năng lực xuất khẩu giảm do những hạn chế khác nhau từ phía nguồn cung, đặc biệt là tình trạng thiếu lao động và thời tiết không thuận lợi.
Chỉ số giá lương thực của FAO - thước đo cho giá lương thực thế giới - chuyên theo dõi những thay đổi hằng tháng về giá cả quốc tế của các mặt hàng thực phẩm thiết yếu được giao dịch hằng ngày.
Giới lập pháp Mỹ khẳng định đi tiên phong trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu Ngày 9/11, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đã bày tỏ mong muốn khắc phục những thiệt hại của việc dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, nước Mỹ đã rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015, đồng thời tuyên bố "nước Mỹ đã trở lại" để đi tiên phong trong cuộc chiến chống biến đổi khí...