TTK LHQ: Mọi tranh chấp quốc tế phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình
Rạng sáng 24/2 theo giờ Việt Nam, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã nhóm họp phiên đặc biệt để thảo luận về cuộc xung đột Nga – Ukraine.
Quân nhân Ukraine trong cuộc xung đột với lực lượng Nga ở vùng Lugansk. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại New York, phiên họp có sự tham dự của đại sứ và ngoại trưởng các nước thành viên HĐBA. Phát biểu tại cuộc họp diễn ra nhân dịp 2 năm ngày bùng phát cuộc xung đột Nga – Ukraine, Tổng thư ký LHQ António Guterres nhấn mạnh “giờ là thời điểm thiết lập hòa bình, một nền hòa bình công bằng dựa trên Hiến chương LHQ, luật pháp quốc tế và các nghị quyết của Đại hội đồng LHQ”. Ông Guterres bày tỏ quan ngại sâu sắc về sự nguy hiểm của tình trạng xung đột leo thang và lan rộng. Ông nhấn mạnh, theo Hiến chương LHQ, mọi tranh chấp quốc tế phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình và tất cả các quốc gia cần kiềm chế sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của bất kỳ thành viên nào khác.
Sáng cùng ngày, Đại hội đồng LHQ cũng đã nhóm họp phiên đặc biệt về tình hình xung đột Nga – Ukraine. Phát biểu tại cuộc họp có sự tham dự của đại diện 193 thành viên LHQ, Chủ tịch ĐHĐ LHQ Dennis Francis bày tỏ quan ngại trước những thiệt hại và sự tàn phá sau 2 năm xung đột diễn ra.
Theo ông, cuộc xung đột đang gây tác động trên phạm vi toàn cầu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh lương thực, giá năng lượng, đồng thời trở thành yếu tố quan trọng tái định hình bản đồ địa chính trị và địa kinh tế thế giới.
Chủ tịch Francis cũng cảnh báo cuộc xung đột đang làm xói mòn nền tảng và các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương LHQ, phá vỡ sự cân bằng mong manh của các mối quan hệ quốc tế đúng vào thời điểm tinh thần đoàn kết, sự thống nhất và hợp tác có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề đa phương toàn cầu.
Việt Nam nhấn mạnh giá trị và nguyên tắc Hiến chương LHQ là nền tảng của luật pháp quốc tế
Từ ngày 20 - 28/2, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York (Mỹ), phiên họp thường niên của Ủy ban đặc biệt về Hiến chương LHQ bắt đầu diễn ra với sự tham gia của đại diện gần 90 quốc gia thành viên và nhiều tổ chức quốc tế.
Theo phóng viên TTXVN tại New York, nội dung của phiên họp năm nay tập trung thảo luận vai trò của Hiến chương LHQ trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình cũng như thực tiễn sử dụng biện pháp môi giới trong giải quyết tranh chấp.
Phát biểu tại phiên họp, Tham tán Công sứ Lê Thị Minh Thoa, Phó Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ, khẳng định các giá trị, mục đích và nguyên tắc của Hiến chương đã trở thành nền tảng quan trọng của luật pháp quốc tế. Liên quan đến các biện pháp trừng phạt, đại diện Việt Nam nhấn mạnh các biện pháp này không giúp thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác, chỉ nên là biện pháp cuối cùng và phải phù hợp với Hiến chương LHQ và các nguyên tắc của luật pháp quốc tế. Đại diện Việt Nam kêu gọi các Ủy ban về trừng phạt và chuyên gia xem xét, đánh giá các tác động đối với các hoạt động kinh tế và sinh kế của người dân, đặc biệt là những nhóm dân cư dễ bị tổn thương.
Về giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, Tham tán Công sứ khẳng định Việt Nam luôn đề cao nguyên tắc cơ bản này của luật pháp quốc tế và ủng hộ các biện pháp nêu tại Điều 33 của Hiến Chương LHQ cũng như bất kỳ biện pháp hòa bình nào khác do các bên lựa chọn. Đại diện Việt Nam cho rằng với sự hỗ trợ của một bên thứ ba trung lập đóng vai trò môi giới - có thể là cá nhân, bất kỳ quốc gia, nhóm quốc gia hoặc tổ chức quốc tế nào - các bên tranh chấp có thể ngồi lại cùng nhau để bắt đầu đàm phán trực tiếp hoặc tìm kiếm các phương pháp giải quyết khác.
Biện pháp này mang lại nhiều lợi ích cho các tranh chấp quốc tế vì có khả năng tranh chấp được giải quyết nhanh chóng hơn thông qua cơ chế tư pháp, đồng thời cũng trao quyền tự chủ cho các bên và giảm thiểu sự can thiệp của bên thứ ba.
Ủy ban đặc biệt về Hiến chương LHQ được thành lập năm 1975 để các nước thảo luận việc thực hiện Hiến chương. Hằng năm, Ủy ban đặc biệt đều tổ chức họp để các nước cùng bàn bạc và xem xét các đề xuất liên quan. Kể từ khi được thông qua năm 1945, đến nay, Hiến chương LHQ đã được sửa đổi 3 lần vào các năm 1963, 1965 và 1973.
Hội nghị An ninh Munich: LHQ kêu gọi xây dựng một trật tự toàn cầu mới Ngày 16/2, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) António Guterres đã kêu gọi cộng đồng quốc tế xây dựng một trật tự thế giới mới vì tất cả mọi người dân. Theo phóng viên TTXVN tại LHQ, phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich (Đức), Tổng Thư ký António Guterres nói rằng cơ chế quản trị toàn cầu theo mô hình...