TTCN V.League: Vùng đất không vua
Môi giới thực sự là một nghề quyền lực trong làng bóng đá. Thậm chí, có những nhà môi giới còn quan trọng hơn nhiều HLV, chủ tịch bởi họ đứng sau những vụ hợp đồng chuyển nhượng đình đám nhất. Có những nhà môi giới bước ra sân khấu lớn, nhưng cũng có những người đứng phía sau cánh gà điều khiển cuộc chơi.
Không thể phủ nhận vai trò của những người đưa đường trong sân chơi của danh tiếng, quyền lực và tiền bạc. Thế giới bóng đá với sự chuyên nghiệp đã mặc định vai trò không thể thiếu của những người đại diện. Bóng đá Việt Nam 20 năm làm chuyên thì từng đó thời gian các đội bóng làm quen, thích ứng và hợp tác với những người đại diện cầu thủ. Nhưng trong một thời gian dài, nền bóng đá chỉ quen với các nhà môi giới người nước ngoài, còn với bóng đá quốc nội thì thực sự là một mảnh đất hoang chưa có người khai thác.
Bây giờ thì người ta không quá xa lạ với các nhà môi giới hay được gọi với cái tên khác là cò cầu thủ nữa. Nói thì rộng, nhưng hiểu nôm na chính là những người kết nối giữa cầu thủ với đội bóng hay các nhãn hàng muốn quảng cáo. Các cầu thủ cũng dần quen với việc có cho mình một ê kíp lo liệu công việc hậu trường để toàn tâm lo chuyện chuyên môn.
Bóng đá càng phát triển thì người trong cuộc càng phải thích ứng với luật chơi mới. Thế nhưng, trong sự vận hành của những luật chơi tưởng chừng rất chuyên nghiệp ấy vẫn có những điểm mờ lý tính mà không phải ai cũng hiểu một cách ngọn ngành. Nói đâu xa, vẫn có những cuộc cạnh tranh, lừa bóng giữa một số nhà môi giới nhằm độc quyền đại diện cho ngôi sao nào đó. Trong cuộc chiến giành giật khách hàng ấy, có cơ man những điều để nói. Từ câu chuyện hậu trường đến chứng minh khả năng, tầm ảnh hưởng đối với cầu thủ, giới truyền thông và các đội bóng.
Người ta bảo, bóng đá là môn thể thao vua. Thế nhưng, trong góc nhỏ chuyển nhượng, không có những ông vua nào được xác lập. Những luật chơi chỉ mang tính tương đối. Những mối quan hệ, ràng buộc chỉ có ý nghĩa thời điểm, thậm chí không có cam kết rõ ràng. Thế nên, nhiều chuyên gia cho rằng, để môi giới thực sự là một nghề chuyên nghiệp ở bóng đá Việt Nam thì sẽ cần mất rất nhiều thời gian, công sức, thậm chí cả sự trả giá nữa. Tất nhiên, nhận thức là một quá trình. Để có được một thị trường chuyển nhượng minh bạch, sòng phẳng và hội nhập thì đòi hỏi phải có những luật chơi chuyên nghiệp với những người tham gia thực sự hiểu biết.
4 phương án cho V.League và Giải hạng Nhất
V.League 2020 còn tối đa 9 lượt trận gồm 2 vòng cuối giai đoạn 1 và 7 vòng của nhóm tốp 8 giai đoạn 2; Giải hạng Nhất còn 7 vòng, gồm 2 vòng cuối giai đoạn 1 và 5 vòng giai đoạn 2; Cúp QG còn 7 trận của tứ kết, bán kết và chung kết. Trong tuần này, Hội đồng quản trị VPF gửi các CLB 4 phương án để lấy ý kiến (bằng văn bản) về "số phận" 3 giải đấu chuyên nghiệp.
V.League 2020 hai lần phải tạm hoãn vì dịch Covid-19. Ảnh: Nguyên An/Vietnam
Theo đó, lạc quan nhất là trái bóng có thể tái khởi lăn vào tuần đầu tháng 9. Nếu thế, mùa giải sẽ kết thúc đúng kế hoạch dự trù vào ngày 31-10.
Phương án 2 sẽ có 2 mốc về đích. Đó là toàn bộ phần còn lại của Giải hạng Nhất và giai đoạn 2 tranh suất trụ hạng của nhóm 6 đội xếp cuối giai đoạn 1 V.League sẽ cùng hoàn tất vào ngày 31-10. Tuy nhiên, giai đoạn 2 tranh chức vô địch và các danh hiệu của nhóm tốp 8 giai đoạn 1 V.League sẽ kéo dài sang tháng 11 (vì có nhiều hơn 2 vòng đấu).
Phương án 3, nếu giải chỉ có thể trở lại vào giữa hoặc cuối tháng 9 thì chỉ thi đấu 2 lượt còn lại của V.League và Giải hạng Nhất cũng như 4 trận vòng tứ kết Cúp QG. Sau đó, sân cỏ quốc nội sẽ tạm dừng đến ít nhất là tới ngày 24-11 để đội tuyển Việt Nam hoàn thành 3 trận còn lại của vòng loại thứ 2 World Cup 2022 khu vực châu Á và 2 CLB TP.HCM, Than QN thi đấu AFC Cup. Giai đoạn 2 của mùa giải sẽ khởi tranh vào cuối tháng 11 và kéo dài đến tháng 12. Phương án này là rộng rãi thời gian nhất nhờ AFF Cup đã chuyển sang tháng 4-2021, nhưng với việc kéo dài mùa giải thêm 2 tháng VFF, VPF cần có giải pháp hỗ trợ và tháo gỡ cho các CLB về tài chính, nhân sự (việc gia hạn hợp đồng với cầu thủ, chuyển nhượng mùa giải mới 2021...).
Và trường hợp xấu nhất là nếu tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn tiếp tục phức tạp, quỹ thời gian còn lại không đủ cho mùa giải về đích trọn vẹn, sẽ chỉ thi đấu tập trung cho 2 vòng còn lại của giai đoạn 1 V.League, Giải hạng Nhất vào thời điểm thích hợp rồi dừng luôn. Khi đó sẽ không có đội vô địch và cũng không có đội xuống hạng nhưng kết quả giai đoạn 1 V.League sẽ là cơ sở để chọn đội dự AFC Champions League và AFC Cup 2021. Tất nhiên đây là phương án để ngỏ dự phòng.
Ngoài lấy ý kiến, VPF mong muốn các CLB hiến kế, đề xuất thêm để có thể chọn được phương án khả thi nhất. Sau khi tổng hợp những phản hồi từ 14 CLB V.League và 12 CLB hạng Nhất, một hội nghị trực tuyến sẽ được tổ chức để chốt lại.
Các CLB bắt đầu trở lại Không kể những đội vẫn tập trung tập duy trì tại bản doanh như B.Bình Dương, Viettel...; nhiều CLB V.League và hạng Nhất đã bắt đầu hội quân tập luyện trở lại. CLB HAGL tập luyện lại từ ngày 10-8 Vẫn còn hy vọng rút chân khỏi chuyến tàu ngược, tân binh Hồng Lĩnh Hà Tĩnh sớm tập trung vào ngày 9-8. HLV...