TTCE khám sàng lọc miễn phí cho trẻ em Trà Vinh
Trong hơn 800 em nhỏ đến khám, các bác sĩ đã phát hiện gần 40 trường hợp bị bệnh tim bẩm sinh trong đó 4 trường hợp cần phẫu thuật ngay mới hy vọng duy trì được sự sống.
Bên cạnh các hoạt động của sự kiện khám sàng lọc, chương trình “ Trái tim cho em” đã trao tặng hơn 800 phần quà cho các em đến khám và thăm hỏi các em nhỏ đã được chương trình phẫu thuật thành công.
Ngoài ra, tại buổi khám sàng lọc, các bệnh nhân được khám bệnh và chẩn đoán hình ảnh qua siêu âm, đo điện tim… Đồng thời các em nhỏ còn được PGS-TS Nguyễn Lân Hiếu – Trưởng đoàn khám bệnh tư vấn về các biện pháp chăm sóc sức khỏe cho trẻ, giữ sinh hoạt tốt, không ảnh hưởng đến trái tim và sức khỏe của các em. Một số trường hợp được chẩn đoán từ trước là mắc bệnh tim nhẹ nhưng vẫn chưa được điều trị dứt điểm, các bác sỹ đã tư vấn và đưa ra lời khuyên để bệnh nhân không bỏ thuốc giữa chừng.
Bên cạnh Trà Vinh, một số trẻ em tại các tỉnh lân cận có triệu chứng mắc bệnh tim bẩm sinh cũng được gia đình đưa đến khám và nhận tư vấn từ các chuyên gia y tế.
Bệnh nhi chờ khám.
Trước đó và tháng 7/2016 chương trình Trái tim cho em nhận được thư đề nghị từ bác sĩ Nguyễn Thành Tâm đang công tác tại bộ môn Nội, khoa Y Trường Đại học Trà Vinh về việc “Mong muốn chương trình hỗ trợ khám sàng lọc cho trẻ em tại tỉnh Trà Vinh”. Sau khi khảo sát, Ban Tổ chức chương trình nhận thấy Trà Vinh là tỉnh khó khăn của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với 34% dân số là người dân tộc trong đó người Khmer chiếm tới 33%, bên cạnh đó điều kiện, năng lực cơ sở y tế tuyến đầu ở địa phương về lĩnh vực tim mạch cũng còn nhiều hạn chế. Vì vậy chương trình đã phối hợp với Bệnh viện Sản Nhi Trà Vinh, Sở Y tế, Đài Truyền hình Tỉnh, các đơn vị và Hiệp hội trên địa bàn tỉnh Trà Vinh tổ chức hoạt động khám sàng lọc trên địa bàn tỉnh.
Chia sẻ tại chương trình khám sàng lọc, bà Lê Thanh Tiền, Phó Giám đốc bệnh viện Sản Nhi tỉnh Trà Vinh cho biết: “Thay mặt cơ quan y tế tại Trà Vinh và Bệnh viện Sản Nhi, chúng tôi rất cảm ơn chương trình “Trái tim cho em” cùng các bác sĩ đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để trẻ em Trà Vinh được khám sàng lọc bệnh tim bẩm sinh ngay tại địa phương. Mong muốn tiếp tục nhận được sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm trên địa bàn tỉnh nói riêng và trên toàn quốc nói chung để các em mắc bệnh được điều trị kịp thời, có được cuộc sống khỏe mạnh và tương lai tươi sáng”.
Hoạt động khám sàng lọc tại Trà Vinh nằm trong chuỗi các chương trình hướng tới kỷ niệm 8 năm ra mắt chương trình “Trái tim cho em”. Dự kiến Chương trình kỷ niệm được truyền hình trực tiếp vào 20h10 ngày 8/10/2016 trên kênh VTV1 – Đài Truyền hình Việt Nam.
Theo_VTV
Video đang HOT
Rùng mình với quy trình sản xuất phụ gia có trong thạch, bánh kẹo cho trẻ em
Mới đây một clip ấn tượng ghi lại quá trình sản xuất gelatin, một thành phần không thể thiếu trong các sản phẩm bánh kẹo, các loại thạch... khiến nhiều người không khỏi rùng mình và ám ảnh.
Một đoạn clip đầy ám ảnh vừa được chia sẻ trên các phương tiện truyền thông đã ngay lập tức thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Clip tái hiện lại quá trình sản xuất gelatin, một thành phần phổ biến được tìm thấy trong các loại thạch, bánh kẹo.
Điều đặc biệt ở clip đồ họa này là nó đi theo trình tự thời gian ngược về quá khứ, từ một viên kẹo dẻo dần dần đi đến sự thật đằng sau viên kẹo thơm ngon ấy là hàng trăm con lợn bị giết hại một cách dã man, khiến người xem không khỏi bất ngờ và bị ám ảnh.
Đoạn clip cho thấy, sau khi những chú lợn còn non bị giết chết, chúng sẽ bị treo vào lồng nhiệt để đốt cháy. Tiếp theo chúng sẽ bị cắt thành từng phần, lớp da bị lột bỏ hoàn toàn. Lớp da của lợn sẽ được rửa sạch để loại bỏ tạp chất và bị giã nát.
Lợn thường được giết mổ ở độ tuổi tương đối non so với các loại gia súc khác, do đó da lợn có mật độ liên kết ngang chưa cao và được coi là nguyên liệu hoàn hảo để xử lý bằng axit. Sau quá trình tiền xử lý là quá trình trích ly. Người ta sẽ dùng nước ấm với nhiệt độ từ 55 - 90 độ C để rửa sạch các chất hóa học đã dùng và tiếp tục làm đứt hẳn các liên kết trong nguyên liệu, từ đó hình thành các phân tử gelatin.
Các phân tử này sẽ được đưa qua một bước xử lý nữa để lọc bỏ muối vô cơ và điều chỉnh độ pH về khoảng từ 5 đến 5,8. Để có được gelatin "đích thực" người ta sẽ phải áp dụng biện pháp cô đặc và sấy khô. Nó sẽ được tách lọc để trở thành gelatin không màu, không mùi vị, có tính dai và đàn hồi.
Những con lợn bị giết sẽ bị treo ngược để đốt cháy.
Những mảng da lợn sẽ bị lột sạch hoàn toàn.
Chúng sẽ được đem đi rửa sạch và nghiền nát.
Qua quá trình xử lý, da lợn sẽ trở thành phân tử gelatin.
Cuối cùng nó sẽ được trộn với các màu thực phẩm để cho ra sản phẩm hàng ngày chúng ta vẫn dùng như thạch, kẹo dẻo, kẹo mềm hay thậm chí là cả sữa chua và kem nữa. Không chỉ da lợn mà gân, dây chằng và xương của chúng cũng được tận dụng triệt để để tạo ra các chất chuyên có mặt trong những sản phẩm đồ ngọt được yêu thích từ nước ngọt, kem đến kẹo dẻo.
Kết thúc clip là hình một chú lợn con ngơ ngác nhìn vào ống kính khiến nhiều người xem cảm thấy ám ảnh vô cùng. Clip này đã làm nổ ra một cuộc tranh luận gay gắt xung quanh việc sản xuất và tiêu thụ gelatin.
Gelatin kết hợp với nguyên liệu khác để tạo ra sản phẩm.
Những gọi kẹo dẻo được tạo nên từ gelatin.
Hình ảnh con lợn xuất hiện cuối cùng trong đoạn clip khiến nhiều người ám ảnh.
Được biết clip trên do người tên Alina Kneepkens đăng tải lên Facebook với tiêu đề: Gelatin- những câu chuyện có thật, thu hút hơn 7 triệu lượt xem trong 3 ngày. Gần 14.000 ý kiến đã được đưa ra sau clip này.
Một người dùng Facebook tên Gee Sidhu cho biết cô sẽ không bao giờ dùng kẹo hay thạch nữa sau khi xem clip. Cô nói: "Tôi sẽ nói không với đồ ngọt. Việc tạo ra gelatin đã gây tổn thương những loài động vật hiền lành, tôi không muốn con cái mình sử dụng những sản phẩm đó nữa".
Một người tên Adrian V Gosling đã viết: "Loài vật tồn tại không phải để cho chúng ta cướp lấy sự sống của chúng. Chúng cũng có quyền tồn tại trên hành tinh này với chúng ta. Trái tim tôi đau nhói khi xem loài vật vô tội bị sát hại, cưỡng bức, bị ép làm nô lệ... chỉ vì lòng tham không đáy của con người".
Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến phản bác lại các quan điểm trên. Một người tên Jae Allison cho biết: "Điều quan trọng là từ da lợn tưởng chừng như không có ích gì lại có thể sản xuất ra những viên kẹo ngon. Tôi thấy con người đã tận dụng được hết tất cả các thành phần của con lợn, không hề gây lãng phí".
"Con vật nào cũng được sinh ra rồi chết đi. Và đối với chúng ta là không nên để lãng phí bất kỳ điều gì từ chúng", một người tên Mia Hancock cho biết.
(Nguồn: Daily Mail, Trí Thức Trẻ)
Theo_VietNamNet
Nội lực phải mạnh mới tính đến chuyện vươn xa Đó là chia sẻ của bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Công ty cổ phần sữa VN (Vinamilk) khi nói đến tham vọng đưa công ty vươn ra toàn cầu và trở thành một trong 50 tập đoàn sữa lớn nhất thế giới trong vòng 3 năm tới. Bà Mai Kiều Liên cho biết, lịch sử phát triển của Vinamilk gắn liền...