TT Trump ví luận tội như ‘hành quyết’ người da đen, gây phẫn nộ
Tổng thống Trump ví cuộc điều tra luận tội như “ hành quyết” của người da trắng đối với người da đen trong lịch sử. Cách so sánh này đã bị dư luận Mỹ chỉ trích mạnh mẽ.
Các nghị sĩ Dân chủ đã phản ứng gay gắt cách dùng từ của ông Trump, còn phía Cộng hòa có người phản đối, có người lại tỏ ý đồng tình.
Cách dùng từ này đụng tới quá khứ đau đớn của nước Mỹ liên quan tới vấn nạn hành quyết từng một thời hoành hành ở miền Nam nước Mỹ khi những nhóm da trắng diết hàng nghìn người da đen. Với nhiều người Mỹ, đây là những ký ức đau thương của gia đình họ.
“Rất thiếu tế nhị hoặc là rất phân biệt chủng tộc”
Tweet của ông Trump, so sánh cuộc điều tra luận tội như “hành quyết tập thể”, được đăng chỉ một ngày sau khi tổng thống Mỹ kêu gọi đảng Cộng hòa phản bác mạnh mẽ hơn để “cứu” ông khỏi cuộc điều tra đang được tiến hành nhanh chóng, xoay quanh việc ông đòi treo viện trợ quân sự cho Ukraine đổi lại việc Kiev điều tra cựu phó tổng thống Joe Biden, đối thủ nặng ký của ông Trump trong bầu cử 2020.
Tổng thống viết: “Rồi một ngày, người của đảng Dân chủ lên làm tổng thống và đảng Cộng hòa giành được Hạ viện, thậm chí chỉ với đa số sát nút, họ cũng có thể luận tội tổng thống, mà có không có quy trình tố tụng, sự công bằng hay quyền. Tất cả người Cộng hòa cần nhớ họ đang chứng kiến gì – một cuộc hành quyết tập thể (lynching). Nhưng chúng ta sẽ THẮNG”.
Ông Trump so sánh cuộc điều tra luận tội như “hành quyết tập thể” (lynching). Ảnh: AP.
Nhắc đến điều này, ông Trump chạm tới những ký ức kinh hoàng được truyền lại từ đời cha ông của nhiều người da màu ở Mỹ bị diết vì phân biệt chủng tộc.
Malinda Edwards, có cha bị người da trắng đuổi đến một cây cầu ở bang Alabama rồi bắt phải nhảy xuống, nói ông Trump đã coi nhẹ sự kinh hoàng mà các nạn nhân phải chịu.
Video đang HOT
“Hoặc là ông ấy không biết gì, rất thiếu tế nhị, hoặc là rất phân biệt chủng tộc”, Edwards, 66 tuổi, ở bang Ohio, nói với AP. Cha bà là một trong 4.000 nạn nhân đấu tố được ghi tên lên đài tưởng niệm dành cho họ ở Montgomery, bang Alabama.
Ký ức kinh hoàng
Janet Langhart Cohen nói với AP rằng ông Trump đại diện cho quá nhiều người da trắng đã tỏ ra coi thường các nạn nhân đấu tố và con cháu của họ. Người anh họ xa Jimmy Gillenwaters của bà bị hành quyết ở bang Kentucky đầu những năm 1900.
Ông Trump “biết mình đang làm gì. Ông biết cách để chạm vào nỗi đau và chia rẽ chúng ta”, bà nói.
Cựu phó thống đốc bang Maryland Michael Steele, một người da đen theo đảng Cộng hòa, còn đi xa hơn với việc tweet một ảnh đen trắng ghê rợn của một người da đen bị treo dây cổ trên cây.
“Đây mới là lynching”, ông viết. “Ông Trump, điều này không xảy ra với ông, thật đáng buồn là ông giãy nảy lên như mình là nạn nhân”.
“Đây mới là lynching”, ông Steele viết. “Ông Trump, điều này không xảy ra với ông, thật đáng buồn là ông giãy nảy lên như mình là nạn nhân”. Ảnh: Twitter.
Các nghị sĩ Dân chủ kêu gọi tổng thống xóa tweet và xin lỗi.
“Đây là một từ mà chúng ta phải rất, rất cẩn thận khi dùng”, Hạ nghị sĩ Dân chủ James Clyburn của bang South Carolina, lên tiếng.
Hạ nghị sĩ Dân chủ Bobby Rush của bang Illinois, một người da đen, nói thêm: “Ông có biết có bao nhiêu người trông giống tôi đã bị hành quyết bởi những người trông giống ông hay không. Hãy xóa tweet đi”.
Thượng nghị sĩ Dân chủ Doug Jones của bang Alabama tweet cho ông Trump: “Đây KHÔNG phải là lynching, và thật xấu hổ khi ông nhắc đến những hành động kinh khủng nhằm khủng bố và diết hại người Mỹ gốc Phi”.
Nhóm các nghị sĩ da đen trong Quốc hội khuyến khích ông Trump nên ghé thăm Đài tưởng niệm Quốc gia cho Hòa bình và Công lý ở Montgomery, bang Alabama, hay còn gọi là “bảo tàng đấu tố”.
Nhà Trắng phản bác các lời lên án. Chiến dịch tái tranh cử của ông Trump còn tweet một video từ 1998 của ông Joe Biden, khi ấy là Thượng nghị sĩ, gọi vụ luận tội Tổng thống Dân chủ Bill Clinton là “lynching”.
Trước đó, ông Biden gọi ngôn từ của ông Trump là “kinh khủng” và “đáng ghê tởm”, nhưng chiến dịch của ông từ chối bình luận về video năm 1998.
Trong số các đồng minh của ông Trump trong đảng Cộng hòa, Thượng nghị sĩ Lindsey Graham (bang South Carolina) đồng tình, và tweet rằng “nhìn theo cách nào thì đây cũng là đấu tố”, còn Thượng nghị sĩ Mitch McConnell chỉ trích ông Trump về cách chọn từ ngữ, nhưng đồng thời gọi cuộc điều tra luận tội là “thiếu công bằng”.
Đây không phải lần đầu ông Trump gây phẫn nộ với phát ngôn kích động mâu thuẫn chủng tộc. Mùa hè này, ông bảo bốn nghị sĩ Dân chủ da màu về lại đất nước “đầy tội phạm” của mình.
Năm 2017, ông từ chối lên án cuộc biểu tình của các nhóm da trắng thượng đẳng, ngay cả khi một người phản đối phân biệt chủng tộc thiệt mạng. Thay vào đó, ông nói “cả hai bên” đều có “những con người tốt”.
Theo news.zing.vn
Đại sứ Mỹ giải trình, ông Trump rơi vào thế bí chưa từng có
Quyền Đại sứ Mỹ tại Ukraina đã giải trình trước các ủy ban Quốc hội đang thực hiện cuộc điều tra luận tội đối với Tổng thống Donald Trump, cung cấp các chi tiết về sai phạm của đương kim Tổng thống - Guardian đưa tin.
Ông William Taylor đã tường trình về việc ông Trump đã liên tục đặt điều kiện cho việc tổ chức thượng đỉnh song phương và gửi viện trợ quân sự cho Ukraina, rằng chính phủ nước này trước hết phải mở ra các cuộc điều tra đối với các đối thủ tranh cử của ông Trump.
Tường trình của ông Taylor là lời khai mới nhất trong số một loạt các giải trình được cung cấp bởi các quan chức và cựu quan chức chính phủ, nằm trong phạm vi cuộc điều tra luận tội về việc ông Trump đã dùng quyền lực Tổng thống để gây sức ép đối với chính phủ Ukraina, nhằm có được những thông tin gây bất lợi đối với các đối thủ tranh cử. Và bản tường trình của ông Taylor được cho là lời khai chi tiết và mang gây tổn hại nhất từ trước đến nay.
Đại sứ William Taylor có mặt tại Quốc hội để giải trình trước các ủy ban Hạ viện hôm 22/10
Ông Taylor, người đã nắm quyền Đại sứ từ tháng 6, đã giải trình trước Quốc hội trong phòng kín, nhưng phát biểu mở màn của ông đã nhanh chóng bị rò rỉ.
Ông Taylor cho biết các kênh liên lạc bất thường đã được thiết lập bởi ông Trump qua nhiều 'sứ thần': luật sư riêng Rudy Giuliani, Bộ trưởng Năng lượng vừa từ chức Rick Perry, Đại sứ Mỹ ở Liên minh Châu Âu Gordon Sondland, và đặc phái viên của Mỹ tại Ukraina Kurt Volker. Tất cả những người này đều tập trung duy nhất vào việc thuyết phục Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky thông báo khởi động các cuộc điều tra mà sẽ gây tổn hại cho Đảng Dân chủ và đặc biệt là ông Joe Biden, cựu Phó Tổng thống và là ứng cử viên nặng ký trong cuộc chạy đua tranh cử năm 2020.
Theo tuyên bố của ông Taylor, ông Sondland đã khẳng định rõ ràng trong một cuộc điện đàm rằng cả viện trợ quân sự và hội đàm song phương ở Nhà Trắng đều phụ thuộc vào việc chính phủ Ukraina mở ra hai cuộc điều tra: một nhắm vào công ty năng lượng Burisma, trong đó có con trai Hunter của ông Joe Biden làm việc; một nhắm vào vai trò của Ukraina trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016, đánh vào thuyết âm mưu rằng Ukraina đã can thiệp vào bầu cử để gian lận theo hướng có lợi cho Đảng Dân chủ, thay vì Nga can thiệp để giúp đỡ ông Trump. Ngoài ra, ông Taylor cũng tường thuật lại nhiều hành động mờ ám khác từ chính quyền của ông Trump mà ông đã nắm được.
Các nghị sĩ đảng Dân chủ đã khẳng định đây là lời tường trình rõ ràng nhất đến thời điểm hiện tại về hành vi lạm dụng quyền lực của ông Trump trong vụ bê bối Ukraina.
Anh Thư
Theo vietnamnet.vn
Ảnh cặp đôi hôn nhau đắm đuối bên xác sư tử gây phẫn nộ Một cặp vợ chồng người Canada vừa khiến cộng đồng mạng dậy sóng sau khi chụp ảnh hôn nhau đắm đuối bên xác chết của một con sư tử mà họ đã bắn chết trong một cuộc đi săn ở châu Phi. Cặp vợ chồng Canada hôn nhau đắm đuối bên xác sử tử. Theo NZHerald, cặp đôi Darren và Carolyn Carter đến...