TT Trump lại đe dọa tấn công các địa điểm văn hóa của Iran
Ông Trump nhắc lại lời đe dọa tấn công một số địa điểm văn hóa của Iran, dù hành động như vậy bị xem là tội ác chiến tranh theo luật quốc tế.
Tổng thống Donald Trump tối 5/1 (giờ Mỹ) tái khẳng định việc ông sẽ nhắm vào các địa điểm văn hóa của Iran nếu Tehran trả đũa vì Mỹ giết một trong những tướng lĩnh hàng đầu của Tehran.
Tuyên bố này của ông Trump đi ngược lại quan điểm công khai của ngoại trưởng Mỹ về vấn đề trước đó chỉ vài giờ.
Trên chuyên cơ Air Force One trở về Nhà Trắng sau kỳ nghỉ ở Florida, ông Trump nhắc lại với các phóng viên đi cùng tinh thần của một bài đăng trên Twitter hôm 4/1, khi ông cho biết chính phủ Mỹ xác định 52 địa điểm để tấn công Iran nếu nước này trả đũa sau cái chết của tướng Qassem Soleimani.
Ông cho biết một số địa điểm có vai trò quan trọng về “văn hóa”. Hành động như vậy có thể được coi là tội ác chiến tranh theo luật pháp quốc tế, nhưng ông Trump hôm 5/1 nói rằng ông không hề nao núng.
“Họ đã cho phép giết hại người dân chúng ta. Họ đã được cho phép tra tấn và làm tàn tật người dân chúng ta. Họ đã cho phép sử dụng bom bên đường và thổi bay người dân chúng ta”, ông Trump nói, theo New York Times. “Và chúng tôi không được phép động đến địa điểm văn hóa của họ? Đó không phải là cách mọi thứ diễn ra”.
Video đang HOT
Tổng thống Trump tại Florida hôm 3/1. Ảnh: AP.
Phát biểu được đưa ra chỉ vài giờ sau khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, nhắc lại tweet của ông Trump, nói rằng bất cứ điều gì được thực hiện trong bất kỳ cam kết quân sự nào với Iran đều sẽ nằm trong giới hạn luật pháp.
Việc tướng Soleimani bị giết đã gây ra sự phẫn nộ ở Trung Đông, bao gồm cả ở Iraq, nơi hơn 5.000 binh sĩ Mỹ vẫn đang đồn trú 17 năm sau cuộc chiến lật đổ Saddam Hussein. Quốc hội Iraq hôm 5/1 đã thông qua nghị quyết kêu gọi trục xuất lực lượng Mỹ khỏi đất nước.
Ông Trump nói Mỹ sẽ không rời đi chừng nào chưa được hoàn trả cho các khoản đầu tư quân sự của họ vào Iraq trong những năm qua. Song sau đó ông nói nếu binh sĩ Mỹ thực sự phải về nước, ông sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Baghdad.
“Chúng ta trừng phạt họ theo cách họ chưa từng thấy trước đây. Việc này sẽ làm cho các lệnh trừng phạt Iran có vẻ hơi tẻ nhạt”, ông nói. “Nếu có bất kỳ hành động thù địch nào, tức nếu họ làm bất cứ điều gì chúng ta cho là không phù hợp, chúng ta sẽ đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với Iraq, các lệnh trừng phạt rất lớn đối với Iraq”.
“Chúng ta sẽ không rời đi cho đến khi họ trả lại cho chúng ta”, ông nói thêm.
Theo news.zing.vn
doisongphapluatTin thế giới : Iran bị Mỹ tấn công, Trung Quốc sẵn sàng chìa tay cứu?
Mối quan hệ của Trung Quốc và Iran đang được thử thách sau khi chính quyền Donald Trump phát lệnh trừng phạt công ty năng lượng nhà nước Zhuhai Zhenrong của Trung Quốc vì vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với dầu mỏ Iran.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Iran Hassan Rouhani trò chuyện thân thiết trong một cuộc gặp mặt
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố các biện pháp trừng phạt được đưa ra khi công ty Zhuhai Zhenrong tham gia vào việc buôn bán và phân phối dầu mỏ Iran, bỏ qua các lệnh trừng phạt của Washington. Theo đó, Mỹ đã chặn toàn bộ tài sản và lợi tức của Zhuhai Zhenrong tại Mỹ và cấm CEO của công ty này - Youmin Li - nhập cảnh vào nước này.
Hành động của chính quyền Trump được xem là nhằm gửi thông điệp cho các bên rằng, Washington có lập trường cứng rắn trong việc thực thi lệnh trừng phạt đối với Iran.
Washington đã nhắm vào một thực thể Trung Quốc, tương đối nhỏ, như một lời cảnh báo trực tiếp cho những người khác, chẳng hạn như các công ty Nga. Cũng có những tín hiệu cho thấy Washington đang cảnh báo các đồng minh của họ về chính sách Iran.
Cuộc khủng hoảng giữa Iran và Mỹ đang nóng lên, và rõ ràng nó ảnh hưởng đáng kể đến Trung Quốc vì "gã khổng lồ" châu Á là nhà nhập khẩu dầu lớn nhất của Iran. Theo đó, Bắc Kinh đã lập tức đáp trả lại động thái của Mỹ. Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington tuyên bố không công nhận lệnh trừng phạt của Mỹ. Sự bất đồng giữa Mỹ và Trung Quốc về vấn đề Iran không nên bị xem nhẹ.
Hiện tại, Trung Quốc là một trong những nước ủng hộ trung thành của Tehran. Hồi tháng 6, Trung Quốc và Iran đã tiến hành một cuộc tập trận hải quân chung gần eo biển chiến lược Hormuz ở Vịnh Ba Tư. Một đội tàu Trung Quốc gồm hai tàu khu trục, một tàu hậu cần và một máy bay trực thăng, đã tập trận với Hải quân Iran. Sau cuộc tập trận, hạm đội Trung Quốc hướng tới Oman. Hải quân Iran đã triển khai khu trục hạm Alborz, một máy bay trực thăng và khoảng 700 nhân viên tham gia cuộc tập trận với Trung Quốc.
Đối với Trung Quốc, Vịnh Ba Tư có tầm quan trọng chiến lược và Iran đang đóng vai trò chính trong chiến lược cung cấp dầu thô cho "gã khổng lồ" châu Á này. Theo Oilprice, trong một cuộc xung đột với Iran, Mỹ và đồng minh có thể cần phải tính đến vai trò của Trung Quốc.
Bắc Kinh đã ra sức tăng cường hợp tác với Iran và các quốc gia vùng Vịnh Ả Rập trong vài năm qua. Bắc Kinh cũng ủng hộ Teheran gia nhập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải - một khối an ninh bao gồm Trung Quốc, Pakistan, Ấn Độ và các quốc gia Trung Á được coi là đối trọng với NATO.
Các nguồn tin Trung Quốc đã tuyên bố rằng Bắc Kinh đã sẵn sàng tăng cường sự hiện diện quân sự ở Trung Đông để hỗ trợ Sáng kiến Vành đai và Con đường của họ đồng thời sẽ can thiệp nhiều hơn vào các vấn đề của khu vực.
Theo Danviet
Iran phóng thích 2 công dân Australia Ngày 5/10, Ngoại trưởng Australia Marise Payne cho biết một cặp đôi chuyên viết blog về du lịch bị bắt giữ tại Iran đã được trả tự do sau "những cuộc đàm phán rất nhạy cảm" với Tehran. Ngoại trưởng Australia Marise Payne. (Nguồn: The Australian) Bà Payne cho hay, cặp đôi này là Jolie King và Mark Firkin, trú tại Perth, bang...