TT Trump đột ngột ra lệnh cấm, thị trường châu Âu không kịp trở tay
Tổng thống Donald Trump đêm 11/3 tuyên bố sẽ hạn chế nghiêm ngặt người nhập cảnh từ 26 nước châu Âu đến Mỹ.
Biện pháp hạn chế đi lại có thời hạn trong vòng 30 ngày được nhà lãnh đạo Mỹ công bố vô cùng đột ngột. Bài phát biểu được ghi hình trực tiếp tại Phòng Bầu dục, có hiệu lực chính thức từ cuối ngày 13/3.
Sau nhiều ngày nói giảm nói tránh về nguy cơ bệnh virus corona (Covid-19) bùng phát dịch tại Mỹ, nhà lãnh đạo Mỹ ngày 11/3 chuyển sang đổ lỗi các nước châu Âu đã không hành động đủ nhanh trước “chủng virus ngoại lai”.
Ông khẳng định các chuỗi lây nhiễm được phát hiện tại Mỹ “được gieo mầm bệnh” bởi du khách châu Âu mà không đưa ra thêm bằng chứng khoa học. Chỉ mới nửa tháng trước, phát biểu tại Hội nghị Hành động Chính trị Bảo thủ, ông Trump vẫn còn tự tin khẳng định nỗ lực ứng phó của chính phủ Mỹ những ngày qua “xứng đáng được điểm rất cao, phải đến A “.
Tổng thống Trump công bố lệnh hạn chế đi lại với các nước châu Âu và nỗ lực chống dịch virus corona. Ảnh: Reuters.
Vừa phát biểu xong phải lập tức đính chính
Tính đột ngột trong thông báo của Tổng thống Trump được thể hiện rõ qua nhiều sai lệch đáng quan ngại và những chỉ thị mâu thuẫn giữa bài phát biểu đêm 11/3 với thông báo sau đó của chính phủ, theo New York Times.
Video đang HOT
Trong khi Tổng thống Trump nói sẽ cắt mọi hoạt động đi lại với các nước châu Âu, giới chức Bộ An ninh Nội địa sau đó đính chính lệnh chỉ áp dụng với phần lớn công dân nước ngoài. Cụ thể là những người có mặt ở các nước thành viên “Khu vực Schengen” trong vòng 14 ngày trước khi đến Mỹ.
Khối Schengen bao gồm Pháp, Italy, Đức, Hy Lạp, Áo, Bỉ và một số nước khác ở châu Âu. Nhà Trắng xác định đây là khu vực có số ca dương tính virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) cao nhất ngoài Trung Quốc đại lục. Dù số ca nhiễm tại Anh đang tăng, lệnh cấm lại không áp dụng với người nhập cảnh vào Mỹ đến từ nước này.
Bộ An ninh Nội địa Mỹ cũng thông báo các lệnh hạn chế không áp dụng đến thường trú nhân hợp pháp (người mang thẻ xanh), người thân của công dân Mỹ hoặc những trường hợp “được xác định trong tuyên bố” mà tổng thống ký ban hành.
Trong phần phát biểu đêm 11/3, ông Trump còn nói nhầm rằng lệnh cấm đi lại với châu Âu sẽ “không chỉ có hiệu lực với lượng hàng hóa và giao thương khổng lồ, mà còn nhiều điều khác”.
Văn bản được công bố chính thức sau đó lại thông báo lệnh hạn chế chỉ ảnh hưởng đến con người, không tác động đến hàng hóa. Nhà lãnh đạo sau đó cũng khẳng định lại trên tài khoản Twitter cá nhân rằng lệnh hạn chế đi lại không tác động đến lưu thông hàng hóa.
Nhân viên vệ sinh mặc đồ bảo hộ đến làm việc tại nhà dưỡng lão Life Care Center tại thành phố Kirkland, bang Washington. Ảnh: New York Times.
Bắt đầu hành động, nhưng thị trường lo đã muộn
Sau một tuần với nhiều thông điệp mâu thuẫn và lạc quan thái quá của Tổng thống Trump, cùng với những cảnh báo liên tiếp từ nhiều quan chức chính phủ rằng dịch bệnh ở Mỹ sẽ ngày một xấu đi, Washington bây giờ mới cho thấy họ sẵn sàng hành động.
Các nhà đầu tư ở Phố Wall bắt đầu hoài nghi chính phủ Tổng thống Trump và những nước khác không có đủ những động thái cần thiết để ngăn đại dịch gây thiệt hại lớn đến kinh tế toàn cầu. Chỉ số S&P 500 từ lỗ dự kiến chỉ 0,4% đã lên đến 1,5% sau bài phát biểu của nhà lãnh đạo Mỹ. Trước đó, giao dịch ngày 11/3 đã giảm mạnh 4,9%.
Theo CNBC, thị trường chứng khoán châu Âu có nguy cơ mở cửa rớt giá. Chỉ số FTSE của Anh có thể mở phiên giao dịch giảm 330 điểm, còn CAC của Pháp giảm đếm 279 điểm. Thị trường tại Đức và Italy được dự báo chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất với các chỉ số DAX và FTSE MIB giảm lần lượt 626 và 1.110 điểm.
Nhà lãnh đạo Mỹ tiếp tục kêu gọi Hạ viện phê duyệt cắt giảm thuế quỹ lương cho doanh nghiệp để kích thích nền kinh tế, dù ý tưởng này đã vấp phải phản đối từ nghị sĩ cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa. Hỗ trợ cho các ngành kinh tế chịu ảnh hưởng lớn từ dịch bệnh như hàng không và du thuyền không được nhà lãnh đạo nhắc đến, dù trước đó ông đã nhiều lần nhấn mạnh nhu cầu này.
Theo Wall Street Journal, lệnh hạn chế đi lại với châu Âu chắc chắn sẽ gây thiệt hại cho ngành công nghiệp hàng không, vốn đang chật vật vì lượng hành khách giảm kể từ khi dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc vào tháng 12/2019. Các biện pháp hạn chế đi lại cũng nhiều khả năng ảnh hưởng đến nền kinh tế chung của châu Âu.
Nhân viên y tế phun thuốc khử trùng một máy bay trước khi đón hành khách đến Mỹ. Ảnh: AP.
Bộ Ngoại giao Mỹ cùng ngày đưa ra khuyến cáo sức khỏe toàn cầu, kêu gọi người dân “cân nhắc lại việc ra nước ngoài” vì tình hình dịch bệnh, các chính sách cách ly và hạn chế đi lại. Tuy nhiên, Tổng thống Trump và Nhà Trắng vẫn để ngỏ việc hạn chế người từ Mỹ đến châu Âu.
Trong các khu vực trên thế giới, châu Âu là điểm đến phổ biến nhất của người xuất cảnh từ Mỹ, theo dữ liệu của Bộ Giao thông Mỹ về hành khách đường không. Khoảng 72,4 triệu hành khách từ Mỹ đến châu Âu từ tháng 6/2018-6/2019. Xếp thứ hai là Trung Mỹ với 43,2 triệu người trong cùng kỳ.
Các hãng hàng không đang chật vật “giải mã” tuyên bố của Tổng thống Trump để tổ chức lại hoạt động. Một số hãng trước đó thông báo giảm chuyến bay trên toàn thế giới do nhu cầu đi lại giảm, nhưng vẫn duy trì các tuyến bay giữa Mỹ và châu Âu cả chiều đến và đi.
“Chúng tôi đang liên hệ với chính quyền liên bang để hiểu và tuân thủ chỉ đạo”, hãng American Airlines cho biết thông báo của Tổng tống Trump sẽ ảnh hưởng đến 14 chuyến bay/ngày từ các thành phố Paris, Frankfurt, Munich, Barcelona, Madrid và Zurich.
Theo news.zing.vn
Tổng thống Syria cáo buộc châu Âu trong việc hỗ trợ những kẻ khủng bố
Tổng thống Syria, Bashar al-Assad trong một cuộc phỏng vấn với RT đã cáo buộc châu Âu trong việc hỗ trợ khủng bố và sợ hãi những người tị nạn, ông cũng gọi đây là hành vi đạo đức giả.
Ông nói rằng trong cuộc xung đột, vài triệu người đã trốn khỏi Syria đến Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm cả những kẻ cực đoan. Theo ông Assad, châu Âu e ngại trước tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan nhưng đồng thời cũng mong ông ấy ngăn chặn những người tị nạn này vượt xa hơn về phía tây.
"Hỗ trợ khủng bố từ Syria rất nguy hiểm đối với Châu Âu, thậm chí là phần nguy hiểm nhất. Nhưng thật là đạo đức giả khi mà làm thế nào người ta có thể sợ vài triệu người này, hầu hết trong số họ đều ôn hòa, và chỉ có một vài trong số họ là kẻ khủng bố. Làm thế nào để những kẻ khủng bố này được hỗ trợ trực tiếp?" ông tuyên bố.
Tại Syria kể từ năm 2011, xung đột vũ trang đã xảy ra kéo dài. Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran- những bên đảm bảo cho lệnh ngừng bắn, đã tích cực tham gia các hoạt động, chiến dịch để giải quyết vấn đề này. Trong thời gian đó, Syria đã xoay sở để đánh bại gần như hoàn toàn những kẻ khủng bố, bắt đầu ổn định chính trị, đưa người tị nạn trở về và khôi phục các cơ sở hạ tầng bị phá hủy bởi chiến tranh. Theo đó, một ủy ban hiến pháp đã được thành lập, bao gồm cả phe đối lập. Cuộc họp đầu tiên của ủy ban được tổ chức vào ngày 30 tháng 10 tại Geneva.
Phương Thảo
Theo giaoducthoidai/Ria.ru
Thổ Nhĩ Kỳ nêu điều kiện rút quân hoàn toàn khỏi Syria Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan vừa lên tiếng khẳng định rằng, lực lượng quân sự của nước này sẽ không rời khỏi Syria cho tới khi tất cả quốc gia khác rời khỏi đây. Trả lời phỏng vấn vào hôm 8-11, Tổng thống Erdogan cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ chỉ rút quân khỏi Syria khi các quốc gia khác cũng...