TT Trump đòi tăng 500% chi phí quân Mỹ đóng ở Hàn Quốc
Tổng thống Trump đề xuất tăng chi phí để quân đội Mỹ đóng quân ở Hàn Quốc lên tới 500% khiến Seoul đặt dấu hỏi về giá trị của liên minh quân sự với Washington.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper hạ cánh ở Hàn Quốc hôm 14/11 để tìm hiểu mối đe dọa mới từ Triều Tiên “đang nổi giận” và tình hình căng thẳng mới trong liên minh giữa Washington và Seoul.
CNN trích lời các trợ lý ở quốc hội, nghị sĩ và chuyên gia Hàn Quốc nói căng thẳng này chủ yếu là bởi TT Trump.
Dấu hỏi với liên minh
Ông Trump đang yêu cầu Hàn Quốc phải trả gấp 5 lần chi phí trong năm 2020 để duy trì lính Mỹ đóng quân trên bán đảo Triều Tiên.
Việc tăng chi phí này khiến nhiều quan chức Lầu Năm Góc không hài lòng cũng như khiến các nghị sĩ Dân chủ và Cộng hòa lo ngại.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper tới Hàn Quốc hôm 14/11 giữa lúc có nhiều căng thẳng trong liên minh quân sự giữa hai bên. Ảnh: AP.
Động thái cũng khiến Seoul tức giận và lo lắng khi nhiều lãnh đạo ở đây đặt dấu hỏi về mức độ cam kết của Mỹ đối với liên minh quân sự giữa hai bên cũng như là liệu TT Trump có rút quân nếu như Hàn Quốc không trả đủ.
Video đang HOT
“Không thể nói quan hệ tốt với kiểu tống tiền như vậy”, Vipin Narang, phó giáo sư theo dõi bán đảo Triều Tiên tại đại học MIT, nói về mối lo ngại của Hàn Quốc.
Ở Mỹ, trợ lý các nghị sĩ và chuyên gia Triều Tiên biết về vụ việc nói đề xuất chi phí 4,7 tỷ USD của TT Trump đột ngột xuất hiện khiến Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Mỹ đều cuống cuồng tìm cách giải thích cho việc tăng đột ngột này với một loạt thay đổi về tính phí, bao gồm việc Seoul trả thêm chi phí cho nhân sự Mỹ có mặt trên bán đảo cùng chi phí quân lính và quân trang luân chuyển qua khu vực.
Một trợ lý quốc hội cho biết đề xuất giờ tính cả các chi phí như “dựng trại, làm cống, những thứ thông thường, và bao gồm cả ‘để chuẩn bị sẵn sàng (chiến đấu’”.
Điều này đồng nghĩa với tính phí với Seoul cho các hoạt động tập trận chung, bao gồm cả những binh lính luân chuyển vốn không có mặt thường xuyên trên bán đảo.
“Các vị giờ là lính đánh thuê?”
“Giờ nếu có máy bay ném bom dừng tại bán đảo để thể hiện sức mạnh, tôi nghĩ sẽ được tính phí như lái xe Uber, chúng ta sẽ tính giá với họ cho chuyến đi”.
Mỹ cũng yêu cầu Hàn Quốc chi trả cho một loạt chi phí nhân sự cho những viên chức Mỹ đóng trên bán đảo. Phía Hàn đã phản ứng lại và hỏi: “Các vị giờ là lính đánh thuê? Đây là thỏa thuận kinh doanh?”.
Các đàm phán đang diễn ra giữa lúc Triều Tiên đe dọa tăng tốc chương trình phát triển vũ khí khiến Seoul lo ngại. Bình Nhưỡng hôm 14/11 tuyên bố “tức giận” với cuộc tập trận chung Mỹ – Hàn và đe dọa sẽ đáp trả tương ứng.
Theo Bruce Klingner, chuyên gia tại Heritage Foundation, một tổ chức nghiên cứu, Triều Tiên đã phóng 24 tên lửa trong năm nay, vi phạm các nghị quyết của Liên Hợp Quốc.
Đức, Pháp, Anh gần đây đã lên án hành động phóng tên lửa của Bình Nhưỡng vì gây nguy hại đối với an ninh và ổn định khu vực. Lãnh đạo Hàn Quốc, trong khi đó, rất lo lắng việc ông Trump dường như hạ thấp sự nguy hại của các cuộc phóng tên lửa này.
“Có rất nhiều lo lắng”, ông Klingner nói về quan điểm của Hàn Quốc về Mỹ lúc này. “Nhiều người đang hỏi về tính khả thi của việc Mỹ là một đồng minh”.
Scott Snyder, Giám đốc chương trình chính sách Mỹ – Hàn tại Hội đồng đối Ngoại CFR, nói mức độ cực đoan của việc tăng giá tạo lo ngại rằng “TT Trump làm vậy chỉ để lấy cớ cho việc rút quân”.
“Hậu quả chính tôi thấy là những lo ngại về uy tín của Mỹ trong vai trò là người bảo vệ, một đối tác trong liên minh”, ông Snyder nói. “Điều này không tốt cho mối quan hệ”.
Theo news.zing.vn
Trump gửi 1.000 lính Mỹ tới Ba Lan răn đe Nga, Putin
Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ gửi 1.000 lính Mỹ đến Ba Lan để răn đe Nga sau khi Warsaw tìm kiếm sự giúp đỡ để chống lại những động thái khiêu khích tiềm năng.
Mỹ sẽ gửi 1.000 quân đến Ba Lan răn đe Nga.
Ông Trump đã xác nhận thông tin này trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda. Buổi họp báo diễn ra tại Vườn Hồng ở Nhà Trắng sau khi hai nhà lãnh đạo ký các thỏa thuận hợp tác. Ông Duda nói rằng động thái này sẽ giúp củng cố mối quan hệ của Ba Lan với phương Tây.
Putin yêu cầu Mỹ ngừng làm điều này với quân đội Venezula
Ông Trump cho biết quân đội có thể đến từ các lực lượng Mỹ ở Đức nhưng tránh chỉ trích trực tiếp Tổng thống Vladimir Putin.
Ông chủ Nhà Trắng nói với các phóng viên rằng: "Tôi hy vọng rằng Ba Lan sẽ có mối quan hệ tuyệt vời với Nga. Tôi hy vọng rằng chúng ta cũng sẽ có một mối quan hệ tuyệt vời với Nga.
Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda và Tổng thống Mỹ Donald Trump
Quân đội Mỹ đã được gửi đến Ba Lan vào năm 2016 để đáp lại sự can dự của Nga vào cuộc khủng hoảng Ukraine và Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã hoan nghênh tin này.
Trong một tuyên bố, ông Stoltenberg nhấn mạnh: "Thông báo hôm nay (của ông Trump) là một phần trong các nỗ lực dự đoán và phòng thủ của NATO nhằm tăng cường khả năng răn đe cũng như phòng thủ của chúng tôi".
Trong khi đó, Tổng thống Ba Lan Duda lại cáo buộc Nga luôn tìm cách chiếm lấy lãnh thổ của chúng tôi.
Ông Duda đã gây ra các cuộc biểu tình ở Ba Lan vào năm ngoái khi ông cố gắng buộc các quan tòa của Tòa án Tối cao nghỉ hưu với cáo buộc họ là di sản từ thời kỳ cộng sản của Ba Lan.
Theo Danviet
Đảng Dân chủ và Cộng hòa sẽ tung 'chiêu bài' gì trong các phiên điều trần công khai? Đảng Dân chủ sẽ tìm cách tận dụng tối đa các phiên điều trần công khai để hạ bệ ông Trump trong khi đảng Cộng hòa sẽ bằng mọi giá ngăn cản nỗ lực này. Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ bắt đầu các phiên điều trần công khai trong tiến trình điều tra luận tội Tổng thống Trump từ ngày 13/11,...