TT Trump: Con trai của Joe Biden mang về từ Trung Quốc 1,5 tỷ USD
Tổng thống Donald Trump hôm 24/9 cáo buộc Hunter Biden, con trai ông Joe Biden, nhận từ Trung Quốc 1,5 tỷ USD vào quỹ của mình. Luật sư của cựu pho TT đã phủ nhân điều này.
Tổng thống Trump, người đưa ra cáo buộc tương tự trong nhiều tháng liền, đang tham khảo thông tin từ cuốn sách Secret Empires của Peter Schweizer. Cuốn sách lần đầu tiết lộ chi tiết việc Hunter Biden bay đến Trung Quốc trên Air Force Two với cha mình vào năm 2013.
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden khi đó còn tại nhiệm đã đến Trung Quốc để gặp nhà lãnh đạo nước này.
Tác giả Schweizer viết trong bản tóm tắt của cuốn sách năm 2018 rằng 10 ngày sau khi cha con Biden đến Trung Quốc, “công ty của Hunter đã ký được hợp đồng trị giá 1,5 tỷ USD với một công ty con của ngân hàng chính phủ Trung Quốc”.
Tổng thống Trump hôm 24/9 lý giải: “Trong khi con trai của Biden rời khỏi Trung Quốc với 1,5 tỷ USD trong quỹ thì các quỹ lớn nhất trên thế giới không thể rút tiền ra khỏi Trung Quốc. Anh ấy đã có cuộc họp chóng vánh ở đó và bay trên Air Force Two. Tôi nghĩ rằng đó là một điều kinh khủng”.
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden cùng với cháu gái Finnegan Biden và con trai Hunter Biden rời khỏi chiếc Air Force Two tại sân bay Bắc Kinh vào tháng 12/2013. Ảnh: AP.
Tổng thống Trump đưa ra nhận xét trên vào ngày Nhà Trắng công bố bản ghi chép cuộc điện đàm của ông với ông Volodymyr Zelensky, trong đó ông kêu gọi tổng thống Ukraine điều tra Hunter Biden khi còn làm trong hội đồng quản trị công ty năng lượng Ukraine Burisma.
Trong khi đảng Dân chủ Hạ viện mở cuộc điều tra luận tội về cuộc điện đàm trên thì Tổng thống Trump cố gắng tập trung vào những gì ông gọi là “hành vi tham nhũng của cha con Biden”.
Tuy nhiên, ông Trump không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào.
Hunter Biden đã bay cùng cha mình trên chuyên cơ Air Force Two tới Trung Quốc vào ngày 4/12/2013.
Video đang HOT
12 ngày sau, Hunter gia nhập công ty tư vấn đầu tư mới thành lập, gọi là BHR, với đối tác là các thực thể Trung Quốc. Các chi nhánh của công ty này cho biết có dự định tìm kiếm số vốn 1,5 tỷ USD.
Trong 5 năm qua, truyền thông đưa tin Hunter Biden là chủ sở hữu của công ty cổ phần tư nhân tìm cách thu về số tiền trên.
Tuy nhiên, George Mesires, luật sư của Hunter Biden, nói rằng thân chủ của ông đã bị hiểu nhầm. Vị luật sư cho biết Hunter Biden thuộc công ty cố vấn không trực tiếp đầu tư, thay vào đó họ cố vấn cho những người đầu tư.
Hơn nữa, luật sư Mesires nói tới tận tháng 10/2017, Hunter Biden mới mua cổ phần tài chính trong BHR.
“Đến nay, ông (Hunter) Biden không hề nhận được bất kỳ khoản nào trong gói đầu đầu tư hay bất cứ vị trí nào trong hội đồng quản trị. Đặc thù của việc ông Biden sở hữu công ty cổ phần tư nhân 1,5 tỷ USD có sự góp vốn của người Trung Quốc gây ra hiểu nhầm nghiêm trọng về vai trò của ông ấy với BHR”, ông Mesires nói hồi tháng 7.
Theo Zing.vn
Ép Ukraine điều tra con đối thủ, ông Trump có nguy cơ bị luận tội?
Cuộc điện đàm giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Zelensky hồi tháng 7 là tâm điểm của những tranh cãi có thể khiến ông Trump bị luận tội.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đối mặt với nguy cơ bị luận tội liên quan đến cáo buộc cho rằng ông đã gây sức ép buộc Tổng thống Ukraine mở cuộc điều tra tham nhũng nhằm vào Hunter Biden - con trai của cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Tổng thống Ukraine Zelensky và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters.
Ông Joe Biden hiện được xem là ứng viên nặng ký nhất có thể cạnh tranh với ông Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020. Còn Hunter từng làm việc cho một công ty dầu khí Ukraine khi cha ông làm Phó Tổng thống Mỹ.
Những người ủng hộ Tổng thống Trump nói rằng không có bằng chứng cho thấy ông đã đề xuất một sự "đổi chác" với Ukraine, đồng thời nhấn mạnh lá đơn tố cáo từ cộng đồng tình báo được đưa ra dựa trên một nguồn tin khác về cuộc điện đàm của Tổng thống Trump. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng, nếu ông Trump sử dụng quyền lực để ép một nhà lãnh đạo nước ngoài gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử Mỹ thì điều này có thể gây ra cuộc khủng hoảng chính trị tồi tệ nhất từ trước đến nay. Bên cạnh đó, vụ việc sẽ khiến đội ngũ của ông Trump - vốn bị coi là nhận nhiều ưu thế nhờ vào sự can thiệp của Nga trong bầu cử Mỹ năm 2016 - bị nghi ngờ vì sử dụng quyền tổng thống để dẫn đầu trong cuộc bầu cử năm 2020 sắp tới.
Lá đơn tố giác giấu tên
Cuộc điện đàm giữa ông Trump và ông Zelensky hồi tháng 7/2019 là tâm điểm của những tranh cãi liên quan đến một lá đơn tố giác xuất phát từ cộng đồng tình báo Mỹ. Theo tờ Guardian, người tố giác giấu tên được nói là đã nhìn thấy hoặc nghe thấy những điều "cực kỳ lo ngại".
Lá đơn tố giác cho biết, trong cuộc điện đàm hôm 25/7, Tổng thống Trump đã gây sức ép buộc Tổng thống Ukraine điều tra cựu Phó Thủ tướng Joe Biden và con trai ông Hunter Biden. Trong nhiều tháng qua, đội ngũ của ông Trump cáo buộc ông Biden khi còn là Phó Thủ tướng đã hành động không phù hợp để ngăn chặn cuộc điều tra nhằm vào các hoạt động kinh doanh của con trai ông tại Ukraine.
Theo đơn tố giác, ông Trump đã đe dọa cắt viện trợ quân sự cho Ukraine nếu Tổng thống Zelensky không làm theo yêu cầu. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ đã bác bỏ chi tiết này. Vụ việc sẽ gây nhiều rủi ro cho đảng Dân chủ nếu nó cho phép Tổng thống Trump và đảng Cộng hòa tiếp tục truy vấn về thời gian ông Hunter Biden nằm trong hội đồng quản trị của Burisma Group - một trong những công ty khí đốt tư nhân lớn nhất của Ukraine khi cha ông làm Phó Tổng thống.
Tổng thống Trump dù thừa nhận nhắc đến hai cha con ông Biden trong cuộc trò chuyện diễn ra hồi tháng 7 với ông Zelensky, nhưng khẳng định ông đã xử sự một cách phù hợp. "Cuộc trò chuyện của tôi đề cập phần lớn là việc chúc mừng và có vấn đề tham nhũng ... và phần lớn là việc chúng tôi không muốn người dân của chúng tôi, như Phó Tổng thống Biden và con trai ông, tạo ra tình trạng tham nhũng như đang tồn tại ở Ukraine", ông nói. Nhà lãnh đạo Mỹ cũng bảy tỏ hoài nghi về động cơ của người tố giác, ông viết trên Twitter rằng: "Ai là kẻ đã tố giác? Ai đã không biết sự thật? Anh ta đến từ đâu?"
Tại sao vụ việc lại trở nên nghiêm trọng?
Vụ việc làm dấy lên đồn đoán cho rằng Tổng thống đang tìm kiếm sự hỗ trợ từ chính phủ nước ngoài để hạ bệ một đối thủ chính trị trong nước. Tranh cãi này đã khiến nhiều nghị sỹ phe Dân chủ kêu gọi Quốc hội Mỹ khởi động tiến trình luận tội chống lại Tổng thống Trump. Chủ tịch Ủy ban tình báo Hạ viện Mỹ cảnh báo: "Nếu những cáo buộc nói trên đúng sự thật, ông Trump sẽ chịu tội lạm dụng quyền lực vì mục đích cá nhân".
"Nếu Tổng thống từ chối cung cấp viện trợ quân sự, cùng lúc đó cố gắng gây sức ép buộc một lãnh đạo nước ngoài làm điều gì đó bất hợp pháp, chẳng hạn như tạo vết nhơ cho đối thủ của ông trong chiến dịch tranh cử thì việc luận tội có thể được tiến hành", ông Adam Schiff, Chủ tịch Ủy ban tình báo Hạ viện cho biết.
Theo CNN, người nắm cương vị Tổng thống Mỹ được kỳ vọng sẽ hành động vì lợi ích của tất cả người dân Mỹ và không sử dụng quyền hạn trong chính sách đối ngoại để thực hiện những mục đích chính trị riêng tư hoặc gây xáo trộn nền dân chủ Mỹ. Các nhà sáng lập nước Mỹ nhìn nhận vai trò Tổng thống như một sự tin tưởng của công chúng, đồng nghĩa với việc người giữ vị trí này không nên đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích quốc gia. Vụ việc liên quan đến Ukraine này đặc biệt nghiêm trọng bởi nó có thể vi hiến và là bằng chứng cho thấy sự lạm quyền.
Những người sáng lập nước Mỹ đã thành lập nên văn phòng Tổng thống, nhưng cũng lo ngại quyền lực này có thể bị lạm dụng. Vì thế họ đã đưa việc luận tội như một phần trung tâm của Hiến pháp. Theo Hiến pháp, Hạ viện có toàn quyền đưa ra lời buộc tội về hành vi bất chính có thể dẫn tới việc xét xử ở tòa án. Thượng viện cũng có toàn quyền kiểm tra những trường hợp luận tội và Chánh án Tòa án tối cao có nhiệm vụ chủ trì các phiên tòa luận tội tại Thượng viện.
Theo Hiến pháp Mỹ, Tổng thống có thể bị bãi nhiệm vì "tội phản quốc, tội tham nhũng hoặc các tội danh nghiêm trọng khác". Tuy nhiên, trong lịch sử nước Mỹ chưa một tổng thống nào bị bãi nhiệm do kết quả trực tiếp từ quá trình luận tội. Tổng thống Richard Nixon đã từ chức trước khi ông bị luận tội. Hai Tổng thống khác là Andrew Johnson và Bill Clinton bị Hạ viện luận tội nhưng Thượng viện không kết án.
Đồng minh của Tổng thống Trump phản ứng ra sao?
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã đặt ra một loạt nghi vấn về hành vi của ông Joe Biden. "Tôi đã suy nghĩ liệu rằng hay không Phó Tổng thống Biden đã hành xử không phù hợp, liệu ông ấy đã bảo vệ con trai ông ấy và can thiệp vào giới lãnh đạo Ukraine theo cách mua chuộc. Tôi nghĩ chúng ta cần phải tìm hiểu tận cùng của vấn đề. Nước Mỹ không thể để cho cuộc bầu cử của chúng ta bị can thiệp và nếu điều đó diễn ra thì nó có liên quan đến hành vi của ông Joe Biden hay không, chúng ta cần phải biết rõ", ông Mike Pompeo nói.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin khẳng định, không có lý do để tin rằng Tổng thống đã gây sức ép đối với Ukraine. Ông lập luận, con trai của ông Biden không nên được phép kinh doanh tại Ukraine khi cha ông còn làm Phó Tổng thống. Cả hai quan chức này đều phản đối việc công bố bản ghi âm các cuộc điện đàm của ông Trump, nói rằng Tổng thống có quyền giữ bí mật cuộc trò chuyện với các lãnh đạo nước ngoài.
Tại sao quyết định luận tội Tổng thống Trump luôn được đặt trên bàn?
Mặc dù cuộc điều tra của Công tố viên Mueller về nghi án Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2016 đã khép lại, nhưng nó được cho là đã đưa ra một số bằng chứng cho thấy Tổng thống tìm cách ngăn cản cuộc điều tra. Kể từ đó số lượng các nghị sỹ Dân chủ tại Hạ viện ủng hộ bước đi đầu tiên hướng tới việc luận tội Tổng thống ngày một gia tăng, hiện giờ ở mức 130 người. Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ viện Jerrold Nadler cáo buộc "Tổng thống Trump đã thực hiện nhiều hành vi đáng bị luận tội", còn Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi nói rằng bà đang chờ kết quả cuộc điều tra tài chính cá nhân và các giao dịch kinh doanh của Tổng thống Trump.
Một cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện, nơi đảng Dân chủ chiếm 235 trên tổng số 435 ghế, sẽ kích hoạt một cuộc điều tra luận tội của Ủy ban Tư pháp Hạ viện. Hoặc Ủy ban này cũng có thể mở một cuộc điều tra luận tội riêng. Nếu Ủy ban đưa ra cáo buộc chính thức bằng văn bản, được gọi là điều khoản luận tội và bỏ phiếu để đưa nó ra trước Hạ viện thì tiếp sau đó Thượng viện sẽ tiến hành một cuộc bỏ phiếu khác về vấn đề này. Nếu 2/3 số thượng nghị sỹ bỏ phiếu ủng hộ thì Tổng thống sẽ bị bãi nhiệm.
Điều gì ngăn cản phe Dân chủ thúc đẩy tiến trình luận tội?
Bất kỳ nghị quyết luận tội nào được thông qua tại Hạ viện cũng cần phải có sự phê chuẩn của Thượng viện do phe Cộng hòa chiến đa số. Nếu tiến trình này kết thúc bằng kết luận Tổng thống vô tội thì điều đó sẽ giúp củng cố vị thế quốc gia của ông Trump. Điều đó giải thích tại sao Chủ tịch Hạ viện Pelosy do dự thúc đẩy quá trình luận tội Tổng thống. Bà nói rằng: "Chúng ta càng làm mạnh thì Thượng viện sẽ càng tìm cách giúp Tổng thống thoát khỏi khó khăn". Thêm vào đó, nhiều người dân Mỹ không mong muốn chứng kiến lặp lại kịch bản "cuộc chiến" cách đây 2 thập kỷ khi đảng Cộng hòa tìm cách loại Tổng thống Bill Clinton. Các cuộc thăm dò dư luận chỉ ra rằng, ngày càng có nhiều người Mỹ phản đối việc luận tội Tổng thống hơn là ủng hộ ý tưởng này./.
Theo Hồng Anh/VOV.VN (Tổng hợp)
CNN, Reuters, Washington Post
Ông Trump có thể tiết lộ nội dung cuộc gọi gây tranh cãi với Tổng thống Ukraine Tổng thống Trump thừa nhận có thảo luận về ông Joe Biden trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Ukraine, nói có thể tiết lộ bản ghi chép về cuộc điện thoại này. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gọi cuộc trò chuyện của mình với Tổng thống Ukraine là "hoàn hảo", lưu ý rằng họ sẽ quyết định về cách phát...