TT Philippines quyết diệt nhóm khủng bố chặt đầu con tin
Tổng thống Duterte ngày hôm qua kêu gọi quân đội nước này tiêu diệt nhóm phiến quân Abu Sayyaf, tổ chức khét tiếng từng thề trung thành với IS.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte ra lệnh cho quân đội tiêu diệt nhóm khủng bố Abu Sayyaf
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte ngày 10.6 đã ra lệnh cho quân đội nước này tiêu diệt nhóm phiến quân Hồi giáo Abu Sayyaf, một nhóm cực đoan nhỏ nhưng rất bạo lực. Ông nói nếu không làm điều này, Philippines có nguy cơ bị nhiễm “đại dịch” IS, tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng.
Trong nhiều thập kỷ nay, Philippines đã chiến đấu với các phiến quân xuất phát từ cộng đồng thiểu số người Hồi giáo. Thế nhưng trong khi quá trình hướng tới hòa bình đã được thống nhất với các phe nổi dậy lớn, các chiến binh Abu Sayyaf vẫn là kẻ thù của đất nước.
“Tiêu diệt chúng, đó là một mệnh lệnh”, Duterte nói với các binh sĩ tại một căn cứ quân sự tỉnh Zamboanga del Sur trên đảo Mindanao.
Abu Sayyaf bắt cóc 2 người Canada, 2 người Na Uy và đòi tiền chuộc hồi đầu năm 2016
Robert Hall người Canada (bên trái) đã bị nhóm Abu Sayyaf chặt đầu. John Ridsdel (bên phải) cũng đã thiệt mạng từ tháng 4
Ông mô tả Abu Sayyaf là một nhóm khủng bố và cướp bóc, giết thường dân không lý do, và từ chối tất cả các cuộc đàm phán.
Các chiến binh Abu Sayyaf trở nên khét tiếng sau các vụ tống tiền, bắt cóc và đánh bom, chặt đầu hai người Canada trong năm 2016. Tháng 11 năm ngoái, nhóm này con chặt đầu một công dân Malaysia 39 tuổi trên đảo Jolo, miền Nam Philippines, sau 6 tháng giam cầm.
Video đang HOT
Gần đây chúng thả tự do cho 18 người Indonesia và các thuyền viên của một tàu kéo Malaysia sau khi nhận được tiền chuộc.
Trong tháng 6, một đoạn video đăng tải trên mạng cho thấy IS đã chấp nhận sự trung thành của các chiến binh Abu Sayyaf. Đây là lần đầu tiên IS công nhận chính thức một nhóm Hồi giáo ở khu vực Đông Nam Á, các quan chức chống khủng bố cho biết.
Abu Sayyaf đã được IS công nhận chính thức
Giờ, hành động là rất cần thiết, hoặc Philippines sẽ bị nhiễm “đại dịch” IS, Tổng thống Philippines nói.
“Trong 3-7 năm tới, chúng ta sẽ gặp nhiều vấn đề với IS”, ông Duterte nói, hứa hẹn với quân đội sẽ có những thiết bị hiện đại để chống lại Abu Sayyaf.
Duterte cho biết ông đã lên kế hoạch tuyển dụng thêm 20.000 binh sĩ để giúp bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
“Chúng tôi muốn kiểm soát tất cả các khu vực và không mất bất kỳ lãnh thổ nào,” ông nói, nhắc lại việc liên minh chặt chẽ với Mỹ trong cuộc chiến chống phiến quân Hồi giáo và trong tranh chấp hàng hải của Philippines với Trung Quốc ở Biển Đông.
Abu Sayyaf hiện vẫn đang bắt giữ một số con tin nước ngoài, từ Na Uy, Hà Lan và Malaysia.
Theo Danviet
Obama muốn tấn công IS trên mọi mặt trận
Ông Obama nói Nga chưa áp dụng hết các biện pháp cần thiết ở Syria.
Tổng thống Obama đã cam kết tiêu diệt khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Iraq và Syria.
Trang web của Bộ Quốc phòng Mỹ đưa tin Tổng thống Obama đã tuyên bố như trên tại cuộc họp báo sau khi chỉ đạo cuộc họp của Hội đồng An ninh quốc gia tại Lầu Năm Góc hôm 4-8 (giờ địa phương).
Ông nhận xét cách đây hai năm, nhiều người ở Trung Đông đánh giá không thể đánh thắng IS. Nay thì không phải thế, IS không có chiến dịch phản công nào lớn mà thành công trong một năm qua ở Iraq và Syria.
Ông đánh giá các lực lượng địa phương đã đạt được thắng lợi đáng kể trong chiến dịch đánh IS.
Tại Iraq, các lực lượng đã chiếm Fallujah, Qayyarah và đã sẵn sàng phản công tái chiếm Mosul.
Tại Syira, các lực lượng đã bịt được cửa ngõ cuối cùng của IS ở "thủ phủ" Raqqa và đang tiến về Manbij, đầu cầu để IS xuất phát đánh châu Âu.
Ngay như bọn chóp bu IS khi huấn thị cho cấp dưới cũng thừa nhận có thể mất Mosul hay Raqqa.
Tổng thống Obama, Phó Tổng thống Joe Biden và Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter tại Lầu Năm Góc ngày 4-8. Ảnh: BỘ QUỐC PHÒNG MỸ
Tổng thống Obama ghi nhận bọn chóp bu IS biết sắp thua ở Iraq và Syria nên đã thay đổi chiến lược để ngăn chặn thất bại.
IS đã chuyển sang chiến thuật tấn công khủng bố quy mô ở một số nước, trong đó có Mỹ.
Tổng thống Obama thừa nhận dù các nước có phối hợp chống khủng bố nhưng khó có thể phát hiện và ngăn chặn các phần tử hoạt động riêng rẽ hay các toán khủng bố nhỏ.
Ông nhấn mạnh: "Vì thế, chúng ta sẽ tiếp tục tấn công IS trên mọi mặt trận".
Nhận xét về góc độ quân sự trong chiến lược chống IS, ông đánh giá đã đạt được thành công.
Nhờ công nghệ tuyệt vời nên chiến dịch không kích được xem là chính xác nhất trong lịch sử, tránh gây thương vong cho dân.
Các lực lượng vẫn tiếp tục tập trung tiêu diệt bọn chỉ huy cấp cao IS.
Ông cho biết kế hoạch thời hậu IS đã được thiết lập. Tại Iraq, chính phủ Iraq có các nước trong liên minh giúp đỡ sẽ cung cấp các dịch vụ cho nhân dân các vùng bị IS chiếm đóng ngày trước.
Tại Syria thì phức tạp hơn, IS và Al Qaeda có thể ẩn mình sau cuộc nội chiến.
Tổng thống Obama nhận xét tình hình vẫn xấu ở Syria cho thấy Nga chưa áp dụng thành công hết các biện pháp cần thiết.
Ông kêu gọi Nga phải hợp tác với cộng đồng quốc tế để cứu vãn tình hình Syria.
Ông thông báo tại Libya, máy bay Mỹ sẽ tiếp tục yểm trợ cho lực lượng trung thành với chính phủ tấn công IS ở Sirte.
Tại Afghanistan, Mỹ tiếp tục hợp tác với quân đội địa phương loại trừ IS.
Cuối cùng Tổng thống Obama nhận định sức mạnh quân sự chưa đủ mà phải tiêu diệt tận gốc rễ tư tưởng cực đoan.
Để ngăn chặn chủ nghĩa cực đoan bạo lực thì phải giải quyết các tác nhân xã hội, kinh tế đã góp phần tạo ra các tổ chức như IS hay Al Qaeda. Ông đã kêu gọi các xã hội đoàn kết, bình tĩnh và đừng sợ hãi trước khủng bố.
Tổng thống Obama thông báo ứng cử viên tổng thống Donald Trump sẽ được thông báo về các vấn đề an ninh quốc gia như luật định đối với các ứng cử viên tổng thống. Ông khẳng định phải tôn trọng luật nhưng ông tỏ ra lo ngại về việc này. Trước đó, ông đã đánh giá Donald Trump không xứng đáng trở thành tổng thống Mỹ. Cùng ngày 4-8, êkíp tranh cử của Donald Trump đã chỉ trích Tổng thống Obama phải chịu trách nhiệm về sự trỗi dậy của IS. Trợ lý Stephen Miller tuyên bố: "Chính sách đối ngoại của Obama - Clinton đã dẫn đến sự trỗi dậy của IS, đã đưa hàng đống tiền đến Iran và cho phép số lượng lớn người di cư nhập cảnh vào Mỹ từ nhiều khu vực, trong đó có các khu vực bất ổn nhất thế giới". 32 người dự cuộc họp Hội đồng An ninh quốc gia hôm 4-8, trong đó có Tổng thống Obama, Phó Tổng thống Joe Biden, Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter, Bộ trưởng Tài chính Jacob Lew, Bộ trưởng An ninh nội địa Jeh Johnson, Giám đốc tình báo quốc gia James Clapper, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Joe Dunford. Ngoại trưởng John Kerry dự họp qua cầu truyền hình.
KHA LY
Đập tan âm mưu khủng bố bắn tên lửa vào Singapore 6 người đàn ông vừa bị bắt giữ ở Indonesia vì tình nghi âm mưu khủng bố vịnh Marina của Singapore. Các nhà chức trách vừa phá tan một âm mưu khủng bố vịnh Marina, Singapore Đây nghe có vẻ như một giả thuyết vô lý, nhưng thực ra nó lại có một âm mưu khủng bố thực sự nguy hiểm. Các nhà...