TT Obama: Điểm yếu bỗng sáng lên thành cơ hội
Chính quyền Obama từng bị chỉ trích đẩy nhiều người vào tình trạng thất nghiệp (Ảnh: infosurhoy.com)
Phe Cộng hòa Mỹ vẫn chỉ trích chính quyền Obama đẩy hàng chục triệu người vào tình trạng thất nghiệp. Nhưng ngay trước giờ bầu cử, Obama bỗng “vớ được” những thông tin có lợi giúp ông phản bác hiệu quả “đòn” tấn công của đối thủ.
Kinh tế, trong đó đặc biệt có lĩnh vực việc làm, là vấn đề tranh cãi gay gắt nhất trong cuộc “đấu khẩu” trực tiếp lần thứ hai giữa hai ứng viên tổng thống Mỹ nhiệm kỳ tới Barack Obama và Mitt Romney.
Đối thủ của đương kim Tổng thống quy cho chính quyền Obama sai lầm trong việc hoạch định và thực thi các chính sách kinh tế, đẩy 20 triệu người vào tình trạng thất nghiệp hoặc thiếu việc làm trong bốn năm qua, cùng với đó là lời hứa sẽ tạo ra 12 triệu việc làm trong bốn năm tới nếu Nhà Trắng đổi chủ.
Tuy nhiên, với việc liên tiếp có thêm những tín hiệu vui của nền kinh tế Mỹ ngay trước giờ bỏ phiếu, “điểm yếu” kinh tế và việc làm của ông Obama bỗng sáng lên thành cơ hội, giúp con đường tái đắc cử của vị Tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ bớt chông gai hơn.
Trong hai ngày làm việc cuối cùng tuần qua, các cơ quan chức năng của Mỹ đã công bố các báo cáo phản ánh chiều hướng phục hồi khả quan hơn của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Video đang HOT
Theo Bộ Lao động Mỹ ngày 2/11, trong tháng 10 vừa qua, tổng số việc làm mới mà các doanh nghiệp Mỹ tạo ra đạt 171.000, cao hơn nhiều so với mức dự kiến 125.000 việc làm của các chuyên gia, chủ yếu nhờ sự gia tăng việc làm mới trong các lĩnh vực tư nhân, chăm sóc sức khỏe và dịch vụ doanh nghiệp. Cũng theo tính toán của Bộ thì trong ba tháng tính đến tháng 10, thị trường lao động Mỹ được bổ sung thêm trung bình 170.000 việc làm/tháng, so với mức tương ứng khoảng 100.000 việc làm/tháng trong thời gian từ tháng 5-7/2012.
Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 10 tăng nhẹ 0,1% lên mức 7,9%, sau khi duy trì ở mức 7,8% trong tháng 9 – mức thấp nhất kể từ tháng 1/2009 – thời điểm ông Obama bắt đầu lên nắm quyền điều hành đất nước, song số việc làm mới được tạo ra trong 25 tháng liên tục vừa qua đều có chiều hướng tăng, cho thấy nền kinh tế đầu tàu thế giới vẫn đang được cải thiện.
Giới phân tích nhận định nguyên nhân tỷ lệ thất nghiệp tăng nhẹ một phần là do các cơ quan chính phủ đã cắt giảm 13.000 việc làm trong nỗ lực giảm chi tiêu công.
Bản báo cáo khả quan về lĩnh vực việc làm, được công bố vào thời điểm chỉ còn vài ngày trước ngày bầu cử tổng thống Mỹ 2012, đã trao cho ông Obama thêm cơ hội để thuyết phục những cử tri vẫn còn do dự. Tại một buổi vận động tranh cử diễn ra ở Hilliard (bang Ohio) ngày 2/11, ông Ôbama nhấn mạnh nền kinh tế Mỹ đang đi đúng hướng và đã đạt được những bước tiến thực sự.
Cùng ngày, Bộ Thương mại Mỹ cũng cho biết chỉ số lòng tin của người tiêu dùng nước này Mỹ đã tăng từ 68,4 điểm tháng 9 lên 72,2 điểm tháng 10 – mức cao nhất từ tháng 2/2008.
Nhận định về những số liệu tích cực trên, Alan Krueger, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn kinh tế Mỹ cũng cho rằng dù vẫn còn nhiều thách thức phía trước, song sự thật là kinh tế Mỹ đang đi đúng hướng và tiếp tục phục hồi kể từ cuộc suy thoái bắt đầu từ năm 2008.
Trước đó một ngày, hai hãng sản xuất ô tô hàng đầu nước Mỹ là General Motors (GM) và Ford Motor thông báo đạt lợi nhuận cao hơn dự kiến của giới chuyên gia trong quý III, bất chấp kết quả kinh doanh khó khăn tại thị trường truyền thống châu Âu vốn đang “chìm ngập” trong cuộc khủng hoảng nợ công chưa có hồi kết. Theo thống kê, tháng 9 là tháng làm ăn phát đạt nhất của GM kể từ năm 2008, thời điểm họ phải xin Chính phủ cứu giúp để tránh bị phá sản.
Thành công của GM và Ford giúp ông Obama có lý lẽ chính đáng để “bật” lại sự chỉ trích từ phe Cộng hòa, rằng những người Mỹ đóng thuế sẽ bị mất tổng cộng 25 tỷ USD vì chương trình cứu trợ ngành công nghiệp ô tô của chính quyền Obama, trong khi tỷ lệ thất nghiệp trong nước vẫn ở mức cao. Trên thực tế, các hãng sản xuất ô tô lớn của Mỹ tiếp tục góp phần tạo việc làm trong nước, lấy lại sức sống để có thể khẳng định ngành công nghiệp ô tô vẫn là “xương sống” của nền kinh tế tại Ohio và các bang khác ở miền Trung Tây nước Mỹ.
Cuộc thăm dò dư luận mới nhất, do NBC News/Wall Street Journal/Marist tiến hành, cho thấy Tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp tục dẫn điểm trước đối thủ Cộng hòa, Thượng nghị sĩ Mitt Romney, tại những bang then chốt là Ohio và Florida trong cuộc đua chính trị đầy cân não. Hai bang Ohio và Florida lần lượt có 18 và 29 phiếu đại cử tri. Một ứng cử viên cần giành được ít nhất 270 phiếu đại cử tri để trở thành chủ nhân tiếp theo của Nhà Trắng.
Theo 24h
Obama được ca ngợi ứng phó tốt với bão Sandy
Tổng thống Mỹ Barack Obama nhận được lời ca ngợi từ chính người ủng hộ lâu năm của ông Mitt Romney, cho việc ứng phó "tuyệt vời" trước cơn bão Sandy đổ bộ vào miền đông nước Mỹ.
Ông Obama đội mưa đi vào Nhà Trắng để điều hành công tác đối phó với bão Sandy hôm 29/10. Ảnh: AP
Ông Obama hoãn chuyến đi đến bang Florida và Wisconsin và tạm dừng chiến dịch vận động tranh cử, chỉ một tuần trước ngày bầu cử chính thức để điều hành công tác đối phó với bão Sandy. Thống đốc bang New Jersy Chris Christie, người luôn thẳng thắn chỉ trích tổng thống và là đồng minh quan trọng của ông Romney, hôm qua phải phát đi lời ca ngợi ông Obama.
"Tổng thống đã điều hành rất tốt. Tôi đã nói chuyện với ông ấy ba lần trong ngày hôm qua, lần cuối ông ấy gọi cho tôi là lúc nửa đêm, hỏi xem tôi có cần gì nữa không", ông Christie nói với MSNBC. "Làm việc với ngài tổng thống rất tuyệt, chính phủ của ông cũng hợp tác rất tốt với chúng tôi. Ông ấy rất đáng tin cậy".
Christie có thể trở thành ứng cử viên tranh cử tổng thống của đảng Cộng hòa năm 2016 nếu Romney thua năm nay, và theo AFP lời ca ngợi của Christie dành cho Obama là thật lòng.
Cơn bão Sandy thống trị trên khắp các trang báo và gây xáo trộn ít nhiều cho cuộc bầu cử Mỹ, được gọi là "điều bất ngờ tháng 10", và là nhân tố khó đoán trước, có thể làm ảnh hưởng đến cục diện bầu cử. Tuy tác động đến kết quả bỏ phiếu trong tuần tới chưa rõ ràng, nhưng cơn bão cho phép tổng thống Obama tận dụng sức mạnh đương quyền để giúp đỡ các nạn nhân của cơn bão.
Trong khi đó, ông Romney dường như ít có cơ hội được nhắc đến và phải chủ động lên lịch cho các sự kiện như xuất hiện ở Wisconsin và Ohio để cứu trợ sau bão.
Một số tờ báo lớn ở Mỹ mới đây đăng tải lại phát biểu của ông Romney trong cuộc tranh luận tại đảng Cộng hòa hồi năm ngoái cho rằng chính phủ không phải là cơ quan tốt nhất để xử lý thiên tai mà nên giao cho các địa phương, thậm chí là tư nhân. Các tờ báo gọi ý tưởng của ông Romney là phi lý. "Ông Romney thật sự nghĩ rằng các bang sẽ làm thay được công việc của Cơ quan Quản lý Tình trạng khẩn cấp của liên bang (FEMA)?", tờ New York Times, vốn ủng hộ ông Obama, đặt câu hỏi với Romney.
FEMA từng bị chỉ trích nhiều sau khi cơn bão Katrina đổ bộ vào Mỹ năm 2005 dưới thời tổng thống George W. Bush. Tuy nhiên, sau đó cơ quan này đã được cải tổ và hoạt động tốt trong các trường hợp khẩn cấp tiếp theo.
Khi các bang lớn như New York, New Jersey và các bang miền đông khác còn bận rộn thu dọn sau bão, thậm chí bị cắt điện, thì chưa rõ chiến dịch vận động tranh cử sẽ được khôi phục lại lúc nào. Trong thời gian đó, ông Romney cần phải lưu ý tận dụng những ngày vận động cuối cùng mà cũng không được sơ suất với người dân bị thiệt hại vì bão. Còn bất cứ sai lầm nào của ông Obama khi điều hành ứng phó trước và sau bão cũng có thể trở thành lý do để đối thủ của đảng Cộng hòa chỉ trích.
Vào thời điểm chỉ còn một tuần trước ngày bầu cử, ông Romney đang dẫn trước vài điểm trong cuộc thăm dò cử tri bỏ phiếu phổ thông, nhưng ông Obama đang tiến gần hơn đến đích 270 phiếu đại cử tri để trở thành ông chủ Nhà Trắng trong 4 năm tới.
Theo VNE
Obama tới sòng bạc vận động tranh cử Lần đầu tiên đặt chân đến casino, ông Obama đã tỏ rõ quyết tâm kiếm từng lá phiếu. Trong ngày hôm qua, đương kim Tổng thống Mỹ đã đích thân đến tận sòng bạc Bellagio ở Las Vegas để vận động tranh cử. Tại buổi nói chuyện, ông Obama đã coi các nhân viên ở đó là 'những người đại diện cho giấc...