TT Lukashenko được tặng bản đồ Belarus thuộc Đế quốc Nga trước giờ gặp ông Putin: Moskva ẩn ý gì?
Tổng thống Nga Vladimir Putin và đồng cấp Belarus Alexander Lukashenko ngày 14/9 sẽ có cuộc thảo luận về vấn đề tăng cường hội nhập song phương – điện Kremlin cho biết.
Sự kiện ngày 14 sẽ là chuyến thăm Nga đầu tiên của nhà lãnh đạo Belarus kể từ khi các cuộc biểu tình nổ ra ở nước này, với nhiều tranh cãi xoay quanh kết quả bầu cử ngày 9/8 – mà ông Lukashenko đã giành hơn 80% số phiếu để đắc cử nhiệm kỳ thứ 6 liên tiếp.
Điện Kremlin hôm 11/9 cho biết lãnh đạo Nga-Belarus sẽ gặp gỡ tại khu nghỉ dưỡng ở Sochi bên bờ Biển Đen, nhằm thảo luận các kế hoạch tăng cường hội nhập song phương, cũng như các dự án thương mại và năng lượng then chốt.
“Các vấn đề chủ yếu trong tăng cường phát triển quan hệ đối tác chiến lược và đồng minh Nga-Belarus dự kiến sẽ được thảo luận,” thông cáo của Nga nêu.
Theo Moscow Times, Tổng thống Putin quan tâm đến khả năng thống nhất Nga và Belarus. Những viện trợ về quân sự và kinh tế của Nga trong thời gian gần đây đã song hành với những kêu gọi về thắt chặt hội nhập hai nước.
Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov nói lãnh đạo hai nước không có kế hoạch tổ chức họp báo hay ký kết văn kiện.
Hồi tuần trước, ông Lukashenko nêu trong điện đàm với ông Putin rằng Belarus “thận trọng trong các vấn đề nhạy cảm và tế nhị đối với hai nước”.
Sức ép tiếp tục gia tăng tại Belarus
Tổng thống Lukashenko – nhà lãnh đạo nắm quyền trong 26 năm qua tại Belarus – tuyên bố sẽ không đầu hàng phe đối lập, trong khi phe này cáo buộc kết quả bầu cử là gian lận và nữ ứng viên đối lập Svetlana Tikhanovskaya là người chiến thắng hợp lệ trong cuộc bầu cử ngày 9/8. Bà Tikhanovskaya đã rời khỏi Belarus và đang “tạm lánh” ở Lithuania.
Video đang HOT
Moscow Times mô tả, ông Lukashenko gây dựng mối quan hệ có phần dễ biến đổi với Nga, nhằm chống lại Liên minh châu Âu (EU) đồng thời loại trừ kịch bản thống nhất hoàn toàn với Liên bang Nga.
Tuy nhiên, với sức ép gia tăng từ phương Tây sau cuộc bầu cử tháng trước, lựa chọn dành cho Lukashenko là hạn chế. Tổng thống Belarus đã tìm kiếm sự ủng hộ từ Putin, thông qua các cuộc điện đàm thường xuyên, để củng cố vị thế trước làn sóng biểu tình đòi ông từ chức.
Nhà chức trách Belarus cũng mạnh tay trấn áp biểu tình khi bắt giữ hàng nghìn người với cáo buộc phạm pháp.
Tổng thống Nga đã nhanh chóng gửi lời chúc mừng ông Lukashenko sau khi thắng cử, và nêu ra khả năng Nga “can thiệp” để hỗ trợ Belarus ổn định tình hình nếu cần thiết.
Ước tính hơn 100.000 người đã xuống đường ở thủ đô Minsk để tham gia biểu tình trong 4 tuần qua. Trong lịch sử, người Nga và Belarus có quan hệ tốt, và các thành viên phe đối lập Belarus cũng nhấn mạnh biểu tình ở nước này không nhằm chống lại Nga.
Trong một thông điệp gửi người Nga vào tuần trước, bà Tikhanovskaya nói điều quan trọng là không để cho các chính trị gia và hoạt động tuyên truyền “đầu độc” các liên hệ song phương. Nằm ở vị trí “kẹp giữa” Nga và EU, trong nhiều năm liền Belarus có sự phụ thuộc lớn vào nguồn dầu mỏ và các khoản tín dụng ưu đãi từ Nga.
Người biểu tình Belarus tập trung ở Quảng trường Độc lập tại thủ đô Minsk, ngày 23/8/2020 (Ảnh: AP)
Sự phụ thuộc vào Nga
Hiệp ước về việc thành lập Nhà nước Liên minh Nga-Belarus (State Union) được ký kết ngày 8/12/1999 tại Moskva, có hiệu lực từ ngày 26/1/2000 sau khi Quốc hội hai nước phê chuẩn, nhằm liên kết kinh tế và quân sự song phương. Nhưng Kremlin đang thúc đẩy hướng tới hội nhập sâu rộng hơn.
Trong một cử chỉ mang tính tượng trưng, Đại sứ Nga tại Minsk ông Dmitry Mezentsev hôm 10/9 vừa qua trao tặng Tổng thống Lukashenko món quà là một cuốn sách bản đồ lịch sử, trong đó mô tả Belarus khi nước này còn là một phần của Đế quốc Nga.
Các thành viên của EU gồm Estonia, Latvia và Lithuania đã đề nghị trừng phạt ông Lukashenko cùng các quan chức cấp cao Belarus, liên quan đến những tranh cãi về bầu cử và hoạt động trấn áp biểu tình sau đó.
Để trả đũa, Lukashenko tuyên bố ông có thể dịch chuyển các tuyến vận tải hàng hóa của Belarus khỏi cảng của các quốc gia vùng Baltic để đưa tới Nga. Ban ngành giao thông vận tải hai nước đã thảo luận vấn đề này vào hôm 11/9.
Các nhà phân tích nói rằng Moskva sẽ tìm cách khai thác thế yếu về chính trị của Lukashenko nhằm đạt được nhượng bộ từ ông. Nhà phân tích chính trị Konstantin Kalachev nhận xét “Nga sẽ tìm cách để tận dụng được hoàn toàn sự hỗ trợ của họ dành cho Lukashenko”.
“Ông ấy hoàn toàn phụ thuộc vào Nga.”
Theo nhà khoa học chính trị Andrei Suzdaltsev tại Trường Kinh tế cao cấp ở Moskva, cho rằng sẽ không khôn ngoan nếu Nga ủng hộ Lukashenko khi ông đã bị mất đi “tính hợp pháp” trong mắt của nhiều người Belarus.
“Ông Lukashenko và vấn đề hội nhập [Nga-Belarus] không tương thích với nhau,” Suzdaltsev nói với AFP, bổ sung rằng Tổng thống Belarus có thể hứa hẹn nhiều nhưng “không làm gì” và bất kỳ thỏa thuận nào như thế sẽ chỉ làm người Belarus giận dữ hơn.
Tổng thống Belarus nói Nga sẽ là nước tiếp theo nếu Belarus sụp đổ
Tổng thống Belarus nói nếu chính quyền của ông thất bại, Nga sẽ là nước tiếp theo sụp đổ. Ông Alexander Lukashenko tuyên bố sẽ không từ chức nhưng không loại trừ khả năng tổ chức bầu cử sớm.
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko - Ảnh: REUTERS
"Các bạn có biết chúng tôi đã kết luận gì với lãnh đạo và chính quyền Nga? Nếu Belarus thất bại, Nga sẽ là nước tiếp theo", hãng tin Nga RIA Novosti dẫn lời ông Lukashenko nói trong cuộc phỏng vấn với truyền thông Nga ngày 8-9. Chính quyền của ông Lukashenko đang đối mặt với sức ép từ làn sóng biểu tình sau cuộc bầu cử tổng thống tháng trước.
Ông Lukashenko tuyên bố chiến thắng với 80% phiếu trong cuộc bầu cử vào ngày 9-8 nhưng đối thủ thuộc phe đối lập, bà Svetlana Tikhanovskaya, khẳng định mình mới là người chiến thắng. Vài tuần qua, hàng chục ngàn người Belarus xuống đường biểu tình đòi ông Alexander Lukashenko từ chức.
Chính quyền Belarus đang trông chờ vào sự hỗ trợ của Nga. Matxcơva trước đó tuyên bố sẽ phản ứng với bất cứ động thái nào của châu Âu nhằm xoay chuyển tình hình ở Belarus và khẳng định sẽ hỗ trợ quân sự cho chính quyền ông Lukashenko nếu cần thiết.
Tổng thống Belarus trong phỏng vấn ngày 8-9 không loại trừ khả năng tổ chức cuộc bầu cử tổng thống sớm, nhưng khẳng định sẽ không từ chức. Theo ông, dù đã giữ cương vị lâu một chút nhưng ông là người duy nhất có thể bảo vệ đất nước ở thời điểm này. Ông Lukashenko đã lãnh đạo Belarus từ năm 1994.
Ông Lukashenko cũng bác bỏ việc thảo luận với phe đối lập.
Trước đó, ngày 31-8, ông Lukashenko đã thảo luận kế hoạch tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân về sửa đổi hiến pháp, tập trung vào việc cải cách hệ thống tòa án và bác bỏ những lời kêu gọi của phe đối lập quay trở lại hiến pháp năm 1994.
Tổng thống Nga - Belarus sắp gặp mặt Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Belarus Alexander Lukashenko dự kiến gặp mặt trong vài tuần tới ở Moskva. Hai lãnh đạo chưa có bất kỳ cuộc gặp nào kể từ khi các cuộc biểu tình nổ ra ở Belarus phản đối kết quả cuộc bầu cử tổng thống của nước này. Lukashenko, 65 tuổi, tuyên bố tái đắc cử...