TT-Huế: Trồng đậu bắp chữa tiểu đường, mỡ máu, có thu nhập đều tay
Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhiều nông dân tỉnh Thừa Thiên – Huế đã phát triển diện tích trồng đậu bắp, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Trên cánh đồng xã Quảng Thọ (huyện Quảng Điền) phủ một màu xanh bát ngát của đậu bắp. Người dân địa phương cho biết, đây là loại cây khá dễ trồng, chi phí đầu tư thấp nhưng mang lại giá trị kinh tế cao; có thể cho thu hoạch thường xuyên và liên tục, đem lại thu nhập từ 5 – 10 triệu đồng/sào.
Đậu bắp được huyện Quảng Điền xác định là một trong những cây trồng chủ lực
“Nhà tôi trồng đậu bắp từ mấy năm nay. Trước đây trồng đậu phụng và sắn nhưng thu nhập không cao, lại hay bị tư thương ép giá. Từ khi chuyển qua trồng đậu bắp, tôi thấy hiệu quả tăng lên rõ rệt, nhiều hộ trong xã cũng chuyển sang trồng cây này. Năm vừa rồi, đậu bắp cho thu nhập cao gấp 3 lần so với cây khác, nếu chăm bón tốt có thể gấp 5 lần. Đây thực sự là cây trồng phù hợp trên đồng đất của xã Quảng Thọ”, bà Trần Thị Thanh Hương (50 tuổi) cho hay.
Theo bà Hoàng Thị Thu Thủy-Chủ tịch Hội LHPN xã Quảng Thọ: Đậu bắp là món ăn giàu chất dinh dưỡng, có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra còn có tác dụng chữa bệnh xương khớp, tiểu đường và mỡ trong máu. Hiện nay, đậu bắp được đưa đi tiêu thụ ở các chợ trên địa bàn toàn tỉnh và còn đóng đi các tỉnh lận cận;
Video đang HOT
Mở rộng diện tích trồng cây đậu bắp không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn giải quyết việc làm cho chị em toàn xã, điển hình như chị Võ Thị Thu Phượng, Hoàng Thị Tâm…; giúp đời sống nhiều chị em được nâng lên đáng kể, việc chăm lo cho con cái được tốt hơn; tạo điều kiện để tham gia các hoạt động xã hội.
Ông Phan Văn Lự, Phó trưởng Phòng NN-PTNT huyện Quảng Điền cho biết, đậu bắp khá dễ trồng và bố trí thời vụ cũng không khắt khe; năng suất trung bình từ 18 – 20 tấn/ha/vụ. Hiện toàn huyện đã đưa vào trồng 11,6 ha; trong đó nhiều nhất là xã Quảng Thọ 9,2 ha, còn lại được phân bổ rãi rác ở các xã Quảng Phú, Quảng Thành.
Tuy hiệu quả cao, nhưng loại cây này mới được đưa vào trồng nên kinh nghiệm cũng như kỹ thuật chăm sóc của bà con chưa cao. Phòng NN-PTNT huyện đã có kế hoạch mở các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật; khuyến khích mở rộng diện tích trồng đậu bắp trong thời gian tới.
Theo L.N (Nông nghiêp Viêt Nam)
Dự án khu lưu niệm 28 tỷ đồng bị xuyên tạc được điều chỉnh
Dự án khu lưu niệm 28 tỷ đồng ở Thừa Thiên - Huế được điều chỉnh về tên gọi, mục tiêu, quy mô một số hạng mục.
Liên quan đến dự án xây dựng khu lưu niệm nhà thơ Tố Hữu 28 tỷ đồng ở tỉnh Thừa Thiên - Huế, UBND tỉnh vừa thống nhất sẽ tiến hành điều chỉnh dự án này.
Theo đó, dự án sẽ được điều chỉnh về tên gọi, mục tiêu cũng như quy mô một số hạng mục. Về tên gọi, dự án sẽ được đổi tên thành "Công viên văn hóa và nhà lưu niệm Tố Hữu". Về quy mô và mục tiêu, công trình sẽ được xây dựng thành một không gian văn hóa mở, gồm các hạng mục nhà thờ, nhà trưng bày, chòi thơ kết hợp với các hạng mục hạ tầng có công năng của một công viên văn hóa.
Theo UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, việc điều chỉnh dự án như trên nhằm hình thành thêm thiết chế văn hóa mới phục vụ cộng đồng và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương, bên cạnh đó vẫn bảo đảm mục tiêu ban đầu là tôn tạo nhà lưu niệm nhà thơ Tố Hữu.
Một địa điểm lưu niệm nhà thơ Tố Hữu. Ảnh: Internet.
Được biết, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế thống nhất điều chỉnh dự án như trên xuất phát từ việc thân nhân nhà thơ Tố Hữu gửi thư góp ý. Từ đề nghị của thân nhân nhà thơ Tố Hữu, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã làm việc với các đơn vị liên quan và đi đến sự thống nhất như trên.
Theo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế, sau khi một số tờ báo đăng tải thông tin về việc xây dựng khu lưu niệm nhà thơ Tố Hữu, nhiều trang mạng của tổ chức, cá nhân, trang thông tin điện tử đã đăng tải một số nội dung, quan điểm xuyên tạc, kích động chủ trương đầu tư công trình và đả kích, bôi xấu uy tín, phủ nhận công lao đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của nhà thơ Tố Hữu.
Theo lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên - Huế, các trang mạng đăng tải những nội dung này đều ở nước ngoài và hiện Sở đang phối hợp với công an đấu tranh để có biện pháp xử lý.
Trước vấn đề này, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế đề nghị các cơ quan, phóng viên báo chí quan tâm tuyên truyền sâu rộng về công lao của nhà thơ Tố Hữu cũng như về mục đích, ý nghĩa, phương thức đầu tư công trình khu lưu niệm nhà thơ Tố Hữu để tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Như tin đã đưa, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Khu lưu niệm nhà thơ Tố Hữu với tổng mức đầu tư dự kiến 28 tỷ đồng. Dự án sẽ được thực hiện tại xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền trong năm 2019, do UBND huyện Quảng Điền làm chủ đầu tư. Kinh phí thực hiện dự án được lấy từ nguồn vốn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và nguồn huy động hợp pháp khác.
Ông Nguyễn Đình Đức - Chủ tịch UBND huyện Quảng Điền cho biết, dự án Khu lưu niệm nhà thơ Tố Hữu huyện đã đề xuất hơn 10 năm trước nhưng nay mới được được phê duyệt. Việc thực hiện dự án nhằm tri ân những đóng góp của nhà thơ cho sự nghiệp đấu tranh cách mạng, xây dựng đất nước, và tạo điểm tham quan, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Ông Đức nói, so với những khu tưởng niệm đã xây dựng thì quy mô Khu tưởng niệm nhà thơ Tố Hữu không phải là lớn. Mặt khác, mặc dù Quảng Điền là địa phương còn nhiều khó khăn nhưng kinh phí thực hiện dự án không phải do huyện bỏ ra mà lấy từ ngân sách Trung ương và các nguồn khác.
Chủ tịch UBND huyện Quảng Điền khẳng định rằng, việc đầu tư cho văn hóa giá trị không đong đếm được. Vì vậy, theo ông, nếu chỉ nhìn trước mắt như các quan điểm phản đối dự án trên các trang mạng xã hội thì rất phiến diện, khập khiễng.
Theo Danviet
Trồng mướp khía trên đất cát, chỉ 40 ngày đã hái trái bán lấy tiền Dù lợi nhuận mang lại không lớn nhưng hiệu quả đạt được của cây mướp khía mang lại giúp người dân vùng biển xã Vĩnh Thái có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống. Bà Nguyễn Thị Chuyển ở thôn Đông Luật tiên phong trồng cây mướp khía, lúc đầu chỉ trồng thử nghiệm một vài cây. Trong quá trình sản xuất, nhận...