TT-Huế: Nhà máy rác triệu đô xây xong rồi… bỏ hoang
Nhà máy rác ( khu xử lý chất thải rắn) ở thôn Nam Phước, xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc, TT-Huế có nguồn vốn đầu tư gần 3,5 triệu USD, hoàn thiện hơn 1 năm nay nhưng chưa một lần đi vào hoạt động.
Rác tràn khắp nơi nhưng nhà máy rác “im lặng”
Đây là công trình thuộc vốn vay ADB và AFD với kinh phí đầu tư 3,42 triệu USD, hoàn thành vào đầu năm 2011, do Dự án cải thiện môi trường đô thị miền Trung đầu tư. Hiện công trình đã được bàn giao cho Công ty TNHH NNMTV Môi trường và CTĐT Huế quản lý. Khu xử lý chất thải rắn này có diện tích gần 27ha, khi đi vào vận hành sẽ xử lý được toàn bộ lượng rác thải của 18 xã, thị trấn trên huyện Phú Lộc; trung bình 1 ngày sẽ xử lý 150 tấn rác, trong đó có 15 tấn rác nguy hại.
Theo thiết kế, khu xử lý rác ở Lộc Thủy đạt tiêu chuẩn bãi rác hợp vệ sinh với các khu chôn lấp rác thải sinh hoạt, rác thải nguy hại và hệ thống điện nước, giao thông, các công trình phụ trợ, nhà điều hành… Riêng bãi chôn lấp rác có các ô chôn lấp, hồ xử lý nước rỉ rác, hệ thống chống thấm được xây dựng theo công nghệ hiện đại. Tuy nhiên đã quá 1 năm kể từ lúc hoàn thành, khu xử lý vẫn “án binh bất động”.
Khu xử lý chất thải rắn ở xã Lộc Thủy đóng cửa im lìm…
Theo quan sát của chúng tôi, khu xử lý chưa từng đi vào hoạt động nhưng cơ sở hạ tầng đã bắt đầu bị mưa nắng “tàn phá”: cổng sắt hoen gỉ, một số đoạn rào đã đổ sập vừa được dựng tạm lên, trong sân nhà máy cỏ dại mọc đầy, cả khu xử lý không một bóng người…
Trong khi đó, nhiều điểm nóng về rác của huyện Phú Lộc vẫn gây ô nhiễm từng ngày. Như xung quanh chợ Cầu Hai (thị trấn Phú Lộc), rác chất đống, ruồi nhặng bay đầy và bốc mùi khó chịu ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Hay ngay đường vào khu xử lý rác ở xã Lộc Thủy, rác cũng được vứt tràn lan. Ngoài ra, bãi rác ở thị trấn Lăng Cô cũng đang trong tình trạng quá tải, xung quanh QL 1A các đống rác nhỏ nằm rải rác dù thường có biển “Cấm đổ rác”…
… trong khi rác tràn ngập khắp nơi
Video đang HOT
Ông Cái Minh, Chủ tịch UBND thị trấn Phú Lộc, chia sẻ: “Mong nhà máy rác Lộc Thủy sớm đi vào vận hành để xử lý rác thải, xóa những điểm tập kết rác tự phát lâu nay. Bãi rác ở thị trấn hiện chỉ là tạm thời, không bảo đảm yêu cầu”.
Còn phải chờ…
Trên thực tế, việc xây dựng 1 khu xử lý rác rồi không có rác để hoạt động là 1 “quy trình ngược” làm tốn kém ngân sách nhà nước. Đúng ra phải tính toán nguồn nguyên liệu, khối lượng nguyên liệu, phạm vi thu gom nguyên liệu rác từ lúc xây nhà máy.
Theo ông Lê Chí Dũng, Trưởng phòng Tài nguyên môi trường huyện Phú Lộc, bên phía quản lý khu xử lý rác đang phối hợp với huyện làm đề án thu gom vận chuyển rác thải sinh hoạt. Vào tháng 9/2011, UBND huyện Phú Lộc đã phê duyệt đề án này. Theo đó, phương án tối ưu là “Nhà nước và nhân dân cùng làm”: Nhà nước chịu phí vận chuyển từ điểm tập trung về khu xử lý rác Lộc Thủy; nhân dân chịu phí từ nhà đến điểm tập trung rác với mức nhà ở nông thôn là 7.000đ/nhà/tháng, ở đô thị tùy theo vị trí từ 8.000-11.000đ/nhà/tháng.
Hiện đã có thông tin từ Phòng Tài chính huyện cho biết tỉnh đã đồng ý cho kinh phí vận chuyển từ điểm tập trung về khu xử lý rác Lộc Thủy với khoảng 1,1 tỷ đồng. Phần còn lại (từ nhà dân ra điểm tập trung) huyện phải họp bàn với dân nhưng đến nay vẫn gặp không ít khó khăn.
“Bởi thói quen xử lý rác của người dân nông thôn khác thành thị. Ở nông thôn, chỉ những nhà ở vùng đông dân cư, gần chợ, gần đường mới chấp nhận nộp tiền để có người đi gom rác, còn ở các xóm thôn, dân “tự xử lý” nên thu tiền từ đây ko dễ. Chúng tôi sẽ họp triển khai lấy ý kiến với các xã, thị trấn vào tháng 3 này” – ông Dũng nói thêm.
Và trong lúc chờ các phương án, người dân huyện Phú Lộc vẫn cam chịu sống cảnh rác vứt tứ tung còn nhà máy rác đóng cửa.
Một số hình ảnh ghi nhận nhà máy rác bạc tỷ không hoạt động:
Một đoạn tường rào bị sập đã được dựng tạm lại ở cổng trước khu xử lý rác Lộc Thủy
Hạ tầng khang trang nhưng chưa một lần hoạt động
Trong khi đó rác vẫn được chất đống ở khắp mọi nơi.
Theo Dân trí
Những thị trấn "ma" trên xứ hoa anh đào
Đã một tháng nay, nhiều thị trấn nằm ở phía Nam thành phố Minamisoma, Nhật Bản đã trở thành những thị trấn "ma" bởi khắp nơi chỉ là những căn nhà bỏ hoang lạnh lẽo không hề có bóng dáng con người.
Nằm trong bán kính 20km kể từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-ichi số I, tất cả người dân đã buộc phải đi sơ tán bởi lo ngại ô nhiễm phóng xạ sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Và cũng kể từ đó, khắp nơi chỉ là những căn nhà bỏ hoang, một không khí lạnh lẽo hoang tàn len lỏi vào từng con phố góc nhà.
Lệnh di tản ngay lập tức khiến người dân không kịp mang theo bất cứ thứ gì ngoài những vật dụng cần thiết cho cuộc sống thường ngày. Phía sau nhiều căn nhà, những con vật nuôi đã chết hoặc thoi thóp vì gần 1 tháng trời không có bàn tay người chủ chăm sóc. Không khí ở đây trở lên đáng sợ hơn bao giờ hết.
Một trong những thị trấn bị bỏ hoang ở Minamisoma
Thị trấn "ma" là cái tên đã khá quen thuộc trên toàn thế giới kể từ sau thảm họa hạt nhân Chernobyl năm 1986 ở Ukraina. Gần 50.000 người dân Pripyat - nằm cách nhà máy điện hạt nhân Chernobyl chừng 18km đã phải đi xơ tán khẩn cấp mà không hẹn ngày về bởi sự chết chóc kinh hoàng do ô nhiễm phóng xạ gây ra trên quê hương họ. Và giờ đây, không ít người dân Nhật Bản cũng đã tưởng tượng đến một Pripyat thứ hai hoặc thứ ba, thứ tư... đang sắp hiện hữu trên đất nước mặt trời mọc.
Sau hơn 1 tháng di tản, hầu hết người dân đều mất lòng tin vào khoảnh khắc được trở về nhà trong khi tình trạng rò rỉ phóng xạ ở các lò phản ứng vẫn chưa thể được kiểm soát.
Kei Horikishi, một trong số những người dân buộc phải đi di tản lo lắng: "Khi rời đi tôi đã thấy tường nhà mình bị vỡ. Và tôi không biết chúng sẽ đứng vững thế nào sau những cơn dư chấn liên tục xảy ra từ đó tới nay. Tôi vội vã ra đi mà không kịp mang theo đồ ăn để trong tủ lạnh."
Đàn lợn đói chạy khắp nơi kiếm ăn
Còn Takashi Shibaguchi - một người di tản khác than thở: "Nhà của tôi nằm trong vòng bán kính 15km kể từ nhà máy nên tôi không dám chắc mình sẽ trở lại đó để sống. Mọi người cũng đã sơ tán đến các nơi khác nhau và nếu chính phủ có đến và nói rằng "mọi việc đã ổn thỏa và mọi người có thể về nhà" thì tôi vẫn nghĩ số người trở về sẽ chẳng đáng là bao."
Ngay cả thị trưởng thành phố Minamisoma cũng đang tỏ ra bi quan với tình hình hiện nay. Dù vậy, ông vẫn quyết tâm cùng với người dân của mình làm tất cả những gì có thể để giúp quê hương họ thoát khỏi cái tên "những thị trấn ma".
Theo Bưu Điện Việt Nam
Sóc Trăng: Hơn 10 chợ xây rồi... bỏ hoang Những năm qua, bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, tỉnh Sóc Trăng đã xây dựng nhiều chợ ở vùng nông thôn. Nhưng cho đến nay, hàng chục chợ với vốn đầu tư hàng chục tỉ đồng hoặc bị bỏ hoang hoặc hoạt động không hiệu quả. Chợ xã Mỹ Thuận biến thành... nhà ở Trao đổi với chúng tôi, ông Phan Thanh Hoàng,...