TT- Huế: Nêm 1,5 cây vàng lên tượng Phật
Trong khuôn khổ Festival Huế 2014, ngày 19/4, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên – Huế phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế tổ chức trọng thể Lễ thếp vàng pho tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Lễ thếp vàng do nghệ nhân ưu tú Trần Độ cùng các nghệ nhân thợ giỏi làng gốm Bát Tràng (Hà Nội) thực hiện. Đây là pho tượng thứ 3 do nghệ nhân Trần Độ thực hiện, sau khi hoàn thành tiến hành dâng cúng lên Thiền viện Trúc Lâm, Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Hai pho tượng trước đó, một pho tượng đã được trao tặng cho Viện Trần Nhân Tông thuộc Trường đại học Harvard, Mỹ; pho thứ 2 đã dâng tặng và cung thỉnh đến nhà thờ Tổ ở chùa Trường Sa.
Đây là một sự kiện rất có ý nghĩa ngay trong dịp Festival Huế 2014 và cũng là một sự kiện đặc biệt chuẩn bị đón mùa Phật Đản năm nay, năm Phật lịch 2558. Thượng tọa Thích Huệ Phước, Phó Ban trị sự, Chánh thư ký Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết.
15 chỉ vàng 4 số 9999 được thếp lên tượng Phật
Tiến sĩ Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế: Nhà vua Trần Nhân Tông sau 15 năm ở ngôi hoàng đế (1278-1293), ngài nhường ngôi cho con trai là vua Trần Anh Tông. Năm 1299, ngài xuất gia tại hành cung Vũ Lâm, Ninh Bình, sau đó lên Yên Tử tu hành, lập ra thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, lấy đạo hiệu là Điều Ngự Giác Hoàng.
Video đang HOT
Thiền phái Trúc Lâm thời Trần là một trong những thiền phái nổi bật nhất trong lịch sử Phật giáo Việt Nam. Đây là dòng thiền do người Việt sáng lập, mang đậm bản sắc dân tộc. Ngài là tổ thứ nhất của dòng thiền này, và do vậy được đời sau tôn vinh là Phật Hoàng.
Đối với Thừa Thiên – Huế, Phật hoàng Trần Nhân Tông có một mối lương duyên đặc biệt khi gả công chúa Huyền Trân cho vua Chăm đổi lấy hai châu Ô, Lý đã trở về với Đại Việt, thành hai châu Thuận Hóa mà trung tâm là đất Huế ngày nay. Ghi nhận công lao to lớn ấy, tỉnh Thừa Thiên – Huế đã xây dựng đền thờ Phật hoàng Trần Nhân Tông và công chúa Huyền Trân ở núi Ngũ Phong, xã Thủy An, thành phố Huế.
Theo Khampha
Kỳ lạ người không... mạch, không... huyết áp vẫn sống khỏe
Ông đến BV nào là nơi đó nháo nhác. Hết y tá đến bác sĩ "thi nhau" đo huyết áp, bắt mạch cho ông, nhưng càng đo, bắt, càng không tin nổi sự thật về con người kỳ lạ này.
Ông tên là Lê Văn Khi (75 tuổi, trú thôn 3, xã Điện Dương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam). Thời chiến tranh, ông 17 lần bị thương, dù vậy sức khoẻ vẫn tốt. Ông làm nông, thanh niên không theo kịp. Mọi việc chân tay trong nhà, ngoài vườn, dù nặng dù nhẹ, một mình ông cáng đáng, kể cả xây nhà, ông tự làm tuốt. Có lẽ ông khoẻ vì... cười nhiều, nụ cười hồn hậu phô hết cả răng, đôi mắt nhắm tít lại.
Con người lạ lùng này ở tuổi 75 vẫn cầm cuốc dẻo dai như thanh niên
Ông Khi phát hiện mình "khác người" từ năm 1995. Ông là cán bộ có công nên cứ 5 năm một lần được Trung tâm Nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công Quảng Nam (đóng tại Cẩm Hà, Hội An) cho đi an dưỡng một lần. Đợt an dưỡng kéo dài 8 ngày, nhưng ông chỉ ở đúng một buổi là bị "đuổi" về.
Việc đầu tiên trung tâm thực hiện là cho nhân viên bắt mạch, đo huyết áp ông Khi để nắm vài thông tin về sức khoẻ. Giám đốc trung tâm, BS Tôn Thất Hoàng, nói: "Đây là cơ sở điều dưỡng chứ không phải điều trị, chúng tôi chỉ khám sơ, nếu ai có bệnh thì giới thiệu đến bệnh viện điều trị...". Tuy nhiên, cái chuyện khám sơ đó lại làm nhân viên trung tâm toát cả mồ hôi vì tìm hoài không ra mạch và đo hoài không ra huyết áp của ông Khi.
Nhân viên báo cáo lên giám đốc. Giám đốc trực tiếp bắt, rồi đo, nhưng càng bắt, càng đo, càng... sợ. "Ca" này, giám đốc (thời năm 1995) chưa từng thấy nên có phần lúng túng và cả hoảng sợ. "Họ nghĩ tôi chết đến nơi rồi, chứ người sống ai lại không có mạch. Vậy nên giám đốc bảo Phòng Chính sách của trung tâm chi cho tôi 700.000 đồng (chế độ đối với người không đi an dưỡng - PV) và mời thẳng tôi ra cửa, bảo về nhà nhanh", ông Khi kể lại và há miệng cười khùng khục.
Ông Khi về nhà, kể lại với vợ con, ai nghe cũng cười. Mạch, huyết áp là gì, những con người hồn nhiên này không quan trọng, miễn là không đau ốm và làm việc bình thường.
Lúc nào đau ốm phải đến bệnh viện, ông Khi đều mang theo sổ bảo hiểm y tế. Tại đây, tất cả các trang có phần đón tiếp (phần I) không thấy ghi bất cứ chữ gì, từ mạch, nhịp thở, huyết áp, nhiệt độ cho đến cân nặng... "Họ đo không được huyết áp là đưa tôi lên thẳng giám đốc liền, chẳng ai còn nghĩ đến chuyện tôi nặng bao nhiêu...", ông Khi kể.
Năm 2012, một đêm ông Khi bị đau tức ngực dữ dội. Ông đến BVĐK khu vực Quảng Nam (Vĩnh Điện, Điện Bàn) và gây nên một phen nháo nhác ở đây. Y tá, bác sĩ của nhiều khoa xúm vô "vật lộn" với mạch và huyết áp của ông đến mấy giờ đồng hồ. Sau cùng, các bác sĩ cùng hội chẩn và bảo ông gọi con gái (chị Lê Thị Hoa, đang là cán bộ bộ phận Bảo trợ xã hội của Phòng LĐTBXH huyện Điện Bàn) đến, cho biết tình trạng mạch và huyết áp của ông là "chưa từng gặp"; rồi cho xe chở ông ra BVĐK TP.Đà Nẵng. Tại đây, nhân viên bệnh viện lại "khốn khổ" với mạch và huyết áp của ông đến 16h chiều và sau cùng đành cho ông về nhà.
Đến năm 2013, không thể chịu nổi những cơn đau tức ngực, ông Khi lại lên BVĐK khu vực Quảng Nam và tiếp tục được chở ra BVĐK Đà Nẵng, lần này ông được cho nhập viện. Ông ở lại 4 tuần, uống nhiều thuốc cho đến khi đỡ tức ngực mới về.
Dù ông Khi đau bệnh gì, phần đón tiếp trong sổ bảo hiểm y tế của ông cũng đều bỏ trống
Vào ngày 10/3, chúng tôi trở lại BVĐK khu vực Quảng Nam tại Điện Bàn, nghe nhắc đến tên ông, nhiều bác sĩ ồ lên: "Nhớ, nhớ rồi, cái ông... không mạch!", BS Võ Đôn, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam, nói: "Trong y văn thế giới có nhắc đến trường hợp này, từ chuyên môn gọi là vô mạch. Thế giới chắc là có, còn trong nước mình có hay không, tôi không biết, nhưng cá nhân tôi trừ trường hợp ông Khi thì chưa gặp bao giờ".
Chiều cùng ngày, qua điện thoại, Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam Nguyễn Văn Hai cũng bảo chưa từng gặp trường hợp này bao giờ.
Một bác sĩ ở BVĐK khu vực Quảng Nam có nói rằng, người mắc bệnh này máu chảy rất chậm, yếu, dẫn đến thiếu máu ở các chi nên tay, chân thường lạnh. Đúng vậy, trời nắng nóng nhưng sờ vào tay ông Khi, thậm chí bả vai, lưng, ngực đều thấy lạnh. Tuy nhiên con người "da cá" này lại cười tít mắt: "Da lạnh kệ nó, bác ít khi thấy lạnh, mùa này bác có bao giờ mặc áo lạnh đâu".
Vợ ông nói, cả chục năm nay, ông Khi mất ngủ. Ông uống thuốc rồi uống bia... cho say để ngủ, nhưng vẫn không ngủ được. Lạ là dù đêm mất ngủ, nhưng ngày ông vẫn làm việc bình thường. Chỉ 2 năm nay, khi xuất hiện cơn đau tức ngực, ông mới thấy mình xuống sức.
Con người lạ lùng này còn sở hữu nhiều điều lạ lùng khác, như việc ông bị thương ở phần oái ăm nhất và chuyện ông cho ra đời những người con với cái duyên rất kỳ lạ... Chúng tôi sẽ trở lại những chuyện lạ khác của ông Khi trong dịp gần nhất.
Theo Cẩm Châu
Dân Việt
Lập ngân hàng dữ liệu dạng 3D bảo tồn di tích Cố đô Huế Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đang triển khai chương trình thiết lập ngân hàng dữ liệu bảo tồn dưới dạng số (3D) để cập nhật, lưu trữ thông tin. Hình ảnh đồ họa Cố đô Huế. Ảnh: Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. Tiến sĩ Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm cho biết, trong trường...