TT-Huế: Liên kết với doanh nghiệp dạy nghề cho nông dân
Theo Chủ tịch Hội ND tỉnh Thừa Thiên – Huế Phạm Thị Minh Huệ, bên cạnh việc thường xuyên đổi mới phương pháp dạy và học với phương châm” cầm tay chỉ việc”, Hội ND thường xuyên phối hợp tạo điều kiện cho nông dân học nghề xong có vốn để mở rộng sản xuất; thành lập các câu lạc bộ (CLB) sinh vật cảnh, CLB khuyến nông, tổ hợp tác… để nông dân trao đổi kinh nghiệm và liên kết sản xuất, kinh doanh.
Các cấp Hội ND tỉnh Thừa Thiên – Huế chủ động liên kết với các doanh nghiệp dạy nghề cho nông dân. Ảnh: H.M
Đến nay, tỉnh Thừa Thiên – Huế đã thành lập được trên 50 CLB và tổ hợp tác, nổi bật như: Chi hội sinh vật cảnh ở xã Lộc An (huyện Phú Lộc); CLB hoa cây cảnh phường Hương Xuân (thị xã Hương Trà); tổ hợp tác nuôi cá lồng ở thị trấn Phú Đa (huyện Phú Vang), xã Quảng Thọ, xã Quảng Phú (huyện Quảng Điền), xã Vinh Hiền (huyện Phú Lộc)… Trên 70% hội viên vay vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân đều đã qua các lớp đào tạo nghề. Nhờ vậy chất lượng sử dụng vốn đúng mục đích, mang lại hiệu quả cao.
Trong 5 năm qua, Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông – Hội ND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã trực tiếp tổ chức đào tạo 82 lớp dạy nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp cho 2.013 học viên là lao động nông thôn. 85% lao động nông thôn sau học nghề nông nghiệp đã tự tạo việc làm. 100% học viên các lớp may công nghiệp được trung tâm giới thiệu có việc làm ổn định.
Video đang HOT
Song song với công tác đào tạo nghề của Hội ND tỉnh, Ban Thường vụ Hội ND tỉnh đã chỉ đạo Hội ND các huyện, thị xã, thành phố chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo nghề của địa phương để tư vấn dạy nghề cho hội viên và con em nông dân.
Nhiệm kỳ qua, Hội ND tỉnh đã phối hợp với các đơn vị trên địa bàn mở được 413 lớp nghề cho 14.900 lao động tham gia với các ngành nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp; có hơn 12.000 lao động qua học nghề được tư vấn, hỗ trợ tìm việc làm và tự tạo việc làm.
Bên cạnh việc tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Ban Thường vụ Hội ND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã chỉ đạo Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh chủ động liên kết đào tạo nghề với các doanh nghiệp, xã hội hóa công tác đào tạo nghề… Vì vậy trong 5 năm qua, Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh đã liên kết với Công ty CP Quốc tế Hoàn Thiện tổ chức đào tạo nghề gia công chế tác nữ trang mỹ nghệ cho trên 100 lao động và trực tiếp tổ chức sản xuất tại trung tâm, tạo việc làm thường xuyên cho trên 80 lao động. Hoạt động này góp phần phát huy hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất của trung tâm, đồng thời cũng tạo thêm nguồn kinh phí (trên 1 tỷ đồng trong 5 năm) để Trung tâm có điều kiện thực hiện các hoạt động đào tạo nghề và hỗ trợ cho nông dân hiệu quả hơn.
Chủ tịch Hội ND tỉnh Thừa Thiên – Huế Phạm Thị Minh Huệ cho biết: “Với những kết quả đó, Hội ND tỉnh cùng tỉnh Thừa Thiên – Huế giải quyết việc làm mới cho hơn 16.000 lao động/năm, góp phần đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đến cuối năm 2018 đạt 62%, giúp trên 3.120 hộ thoát nghèo mỗi năm”.
Theo Danviet
Quỹ Hỗ trợ nông dân liên kết sản xuất, nhà nông nhanh khấm khá
Từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), các cấp Hội ND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã vận động thành lập được 21 Tổ hợp tác và 38 chi, tổ hội nghề nghiệp với hàng nghìn hội viên, nông dân.
Tổ liên kết tăm hương xã Dương Hoà, thị xã Dương Thủy có 28 hộ hội viên tham gia. Để trợ lực cho tổ liên kết tăm hương, Ban điều hành Quỹ HTND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã giải ngân 600 triệu đồng cho các hộ, mỗi hộ được vay vốn từ 20-30 triệu đồng đầu tư máy móc thiết bị sản xuất. Hiện nay, Tổ liên kết tăm hương xã Dương Hòa việc làm cho trên 35 hội viên có thu nhập từ 60 - 70 triệu đồng/năm, góp phần phục hồi, phát triển và lưu giữ nghề truyền thống tai địa phương.
Được vay vốn Quỹ HTND, các thành viên Tổ liên kết tăm hương xã Dương Hoà, đã đầu tư máy móc, thiết bị sản xuất. Ảnh: Trọng Nghĩa
Tương tự, Tổ hợp tác nuôi cá lồng tại xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền cũng được vơi Hội ND tỉnh đầu tư cho vay 600 triệu đồng từ Quỹ HTND. Từ nguồn vốn Quỹ, 20 hội viên trong tổ hợp tác nuôi cá lồng xã Quảng Điền đã chuyển đổi từ lồng tre sang lồng nhôm, nuôi cá đạt hiệu quả kinh tế cao.
Trên đây là 2 trong số hàng chục tổ nông dân liên kết được Quỹ HTND tỉnh Thừa Thiên - Huế trợ lực sản xuất. Ông Phan Xuân Nam-Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh, Giám đốc Ban điều hành Quỹ HTND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết: Đến nay, tổng nguồn vốn Quỹ HTND các cấp trong tỉnh đang quản lý 26,1 ty đồng. Trong đó cấp T.Ư Hội ủy thác là hơn 9 tỷ đồng, cấp tỉnh 10 tỷ đồng, cấp huyện 2,2 tỷ đồng, vốn được ủng hộ gần 4 tỷ đồng, vốn bổ sung từ kết quả hoạt động 116 triệu đồng. Năm 2019, quy được ngân sách tỉnh cấp 1,5 tỷ đồng, ngân sách các huyện, thị xã cấp 550 triệu đồng.
Băng viêc cho vay Quy HTND thông qua tổ liên kết, tổ hơp tac, hơp tac xa, Hôi ND cac câp trong tỉnh đa vận động thành lập được 21 tổ hợp tác thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Bên canh đo, toan tỉnh đa thành lập được 38 chi, tổ hội nghề nghiệp với 898 thành viên tham gia. Hiện có 17 nhóm ngành nghề được triển khai vay vốn Quỹ HTND như chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, trồng sen, bưởi, tiêu... và các ngành nghề khác như làm chân hương, nghề mộc, hương trầm...
Ông Nam khẳng định: "Việc vay vốn Quỹ HTND thực hiện dự án phát triển sản xuất đã tạo niềm tin cho cho cán bộ, hội viên nông dân, thu hút nhiều hội viên vào Hội. Định kỳ hằng tháng, các tổ vay vốn Quỹ HTND duy trì sinh hoạt tổ, nội dung sinh hoạt phong phú, tạo cơ hội để hộ vay để trao đổi, học tập, truyền đạt các kinh nghiệm trong sản xuất và đời sống, tìm đầu ra cho sản phẩm".
Theo Danviet
Dạy nông dân kiểu "Cầm tay chỉ việc", dễ làm theo, dễ thành công Từ đầu năm 2019 đến nay, Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân tỉnh Điện Biên đã tổ chức được 12 lớp dạy nghề về kỹ thuật thâm canh cây ăn quả, nuôi cá nước ngọt, trồng và bảo quản nấm cho tổng số 420 học viên trên địa bàn tỉnh. Trao đổi với PV, bà Cao Thị Tuyết Lan -...