TT-Huế: Lên phương án chi tiết, chủ động ứng phó bão số 5
Theo dự báo, Thừa Thiên Huế là địa phương tâm bão sẽ đổ bộ. Để chủ động ứng phó với bão số 5, từ sáng ngày 17.9, nhiều địa phương và các ngành ở tỉnh này đã tập trung các biện pháp đảm bảo an toàn về người và tài sản.
Các địa phương vùng ven biển đã nhanh chóng giằng chống nhà cửa, neo đậu tàu thuyền tránh và sẵn sàng di dời dân cư đến nơi an toàn.
Nhiều tàu đánh bắt xa bờ của Thừa Thiên Huế đã về đất liền neo đậu trú bão số 5
Toàn bộ học sinh nghỉ học 2 ngày
Ngày 17.9, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có văn bản quyết định cho các học sinh ở các bậc Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học Phổ thông trên địa bàn toàn tỉnh nghỉ học 2 ngày (18 và 19.9) để phòng trách thiệt hại do bão số 5. Nhiều trường Mầm non trên địa bàn Thành phố Huế cũng đã chủ động liên hệ với các phụ huynh để đón con sớm hơn quy định trong chiều hôm nay (17.9) để đảm bảo an toàn .
Ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu Sở GD&ĐT, UBND các huyện, thị xã, Thành phố Huế thông báo cho các trường học trực thuộc thực hiện việc nghỉ dạy và học trong 2 ngày nói trên. Đồng thời, chỉ đạo các trường học có kế hoạch, biện pháp cụ thể để bảo đảm an toàn cho cơ sở vật chất nhà trường, chủ động ứng phó khi mưa bão xảy ra, tuyệt đối không để xảy ra thiệt hại về người.
Video đang HOT
Lãnh đạo các trường học nhắc nhở học sinh không được đến những nơi có vùng nước sâu, dễ gây sạt lở, không tụ tập bạn bè ra ngoài trong thời điểm mưa bão, không đến các khu vực sông, suối, hồ, nơi có vùng nước nguy hiểm phòng tránh các tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Riêng các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp, UBND tỉnh đề nghị Hiệu trưởng các trường căn cứ tình hình diễn biến của cơn bão số 5 để quyết định cho học sinh, sinh viên nghỉ học.
Đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân
Tính đến sáng 17.9, gần như thuyền đánh bắt xa bờ và gần bờ đã về đất liền, tìm nơi neo đậu tránh bão; chỉ còn 38 chiếc thuyền (330 lao động) đang trên đường vào, dự kiến chiều nay sẽ cập bờ. Tại cảng cá Thừa Thiên Huế (thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang), hoạt động mua bán hải sản được đẩy nhanh để các thuyền kịp trở về các âu thuyền neo đậu tránh bão số 5. Toàn tỉnh có nhiều khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão như: Cảng cá Thuận An, cảng cá Tư Hiền, các khu neo đậu tại Phú Thuận, Phú Hải, Vinh Hiền, Hải Dương, Lộc Trì và 55 âu thuyền nhỏ và vũng neo đậu tự nhiên. Riêng ngư dân huyện Phú Vang phần lớn tập trung neo đậu tại cảng cá Thuận An, âu thuyền Phú Thuận và Phú Hải.
Đến trưa ngày 17.9, tại cảng cá Thuận An nhiều tàu cá đang đẩy nhanh việc bán hải sản để về phòng chống bão
Ông Nguyễn Thanh Phán, chủ tàu cá TTH-93015, ngụ xã Phú Thuận, cho biết: từ đêm qua và đến sáng nay, 57 tàu đánh bắt xa bờ của xã đã vào cập bờ để chuẩn bị công tác tránh trú bão. Đây là cơn bão lớn, nên các chủ tàu đã bàn bạc để có phương án neo đậu an toàn, tránh va đập vào nhau khi có gió mạnh.
“Cứ 3-4 tàu chúng tôi sẽ buộc sát vào nhau thành một cụm, không thể buộc một lúc nhiều tàu vì gió mạnh mà lật thì lật cả đoàn, cũng không thể neo đậu rời rạc riêng mỗi tàu, rất nguy hiểm”- ông Phán nói.
Trong ngày, chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có buổi kiểm tra công tác phòng chống bão số 5 tại các địa phương ven biển huyện Phong Điền, thị xã Hương Trà. Ông Phan Ngọc Thọ yêu cầu các địa phương phối hợp với lực lượng biên phòng, ngành thủy sản, ngành giao thông và gia đình các chủ tàu tiếp tục tập trung rà soát, kiểm đếm tàu thuyền, phương tiện hoạt động trên biển, hướng dẫn di chuyển thoát ra và không đi vào khu vực nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú an toàn; quản lý chặt chẽ việc ra khơi của tàu thuyền, phương tiện; hướng dẫn neo đậu tàu thuyền, triển khai công tác đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tại nơi tránh trú.
Hướng dẫn, hỗ trợ người dân di dời, gia cố hoặc thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, giảm thiệt hại đối với ngành nuôi trồng thủy, hải sản, nhất là diện tích nuôi tôm; vận động, tổ chức di dời người dân hoạt động trên biển vào đất liền trước khi bão đổ bộ vào, trường hợp cần thiết cần tổ chức cưỡng chế để bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân.
Ngư dân xã Phú Thuận, huyện Phú Vang buộc thuyền, neo đậu để tránh trú bão
Các địa phương, đặc biệt là các địa phương vùng tâm bão dự kiến đổ bộ vào khẩn trương rà soát phương án và sẵn sàng lực lượng, phương tiện để triển khai phương án sơ tán dân cư tại khu vực nguy hiểm nhằm bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân và du khách, nhất là tại khu vực ven biển, cửa sông có nguy cơ ảnh hưởng của nước dâng, sóng lớn, sạt lở, khu vực có nguy cơ bị ngập sâu, trên các lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy hải sản, các nhà ở, cơ sở lưu trú không an toàn.
Gần 6.500 tỷ đồng xây dựng tuyến đường bộ ven biển Thừa Thiên Huế
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển qua tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ góp phần kết nối các tỉnh trong khu vực ven biển miền Trung, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH và du lịch.
Ngày 13/9, Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành địa phương vừa có chuyến khảo sát, kiểm tra thực địa tuyến dự án đường ven biển từ huyện Phong Điền đến huyện Phú Lộc. Đây sẽ là tuyến đường chiến lược và động lực để phát triển kinh tế biển và đầm phá thời gian tới, kết nối các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế khảo sát, kiểm tra thực địa tuyến dự án đường ven biển.
Theo Sở GTVT Thừa Thiên Huế, tuyến đường bộ ven biển từ huyện Phong Điền đến huyện Phú Lộc có tổng chiều dài 127km. Do có một số đoạn trùng với tuyến QL49B nên tổng chiều dài toàn tuyến hiện còn 85km.
Tổng mức đầu tư dự kiến 6.480 tỷ đồng, trong đó, riêng cầu mới xây dựng vượt cửa biển Thuận An (nối xã Hải Dương với thị trấn Thuận An) có chiều dài 1,5km với kinh phí dự kiến 1.200 tỷ đồng.
Việc bố trí nguồn vốn đầu tư tuyến đường ven biển trùng với quốc lộ thuộc thẩm quyền đầu tư của Bộ GTVT, tuyến đường ven biển đi trùng với tỉnh lộ thuộc thẩm quyền đầu tư của địa phương. Đến nay, tuyến đường ven biển qua Thừa Thiên Huế đi trùng với Quốc lộ 49B đã cơ bản được Bộ GTVT đầu tư phù hợp theo quy hoạch. Còn đối với các tuyến đường ven biển đi trùng với tỉnh lộ, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đang phối hợp các bộ, ngành để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí vốn để làm cơ sở triển khai.
Sau khi khảo sát tuyến và kiểm tra hiện trường vị trí dự kiến xây dựng cầu vượt của biển Thuận An, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ đề nghị các đơn vị khẩn trương triển khai các nhiệm vụ về xây dựng cầu qua cửa biển Thuận An, tạo quỹ đất 2 bên tuyến đường ven biển; khẩn trương lập quy hoạch mở rộng không gian 2 bên đường; lên phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư...
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế nhấn mạnh, đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển qua tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ góp phần kết nối các tỉnh trong khu vực ven biển miền Trung, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH và du lịch./.
Chủ động ứng phó, hạn chế thiệt hại do bão số 4 gây ra Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) thành phố Hà Nội đã có Công điện số 03/CĐ-BCH về ứng phó với cơn bão số 4 có tên quốc tế là Higos. Ảnh minh họa Để chủ động ứng phó, hạn chế thiệt hại do bão số 4 gây ra, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các quận, huyện, thị...