TT-Huế: Khốn khổ, 1.200 tấn tôm nuôi trên cát chờ…giải cứu
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, ông Nguyễn Văn Phương yêu cầu các ban ngành có biện pháp “giải cứu” khoảng 1.200 tấn tôm chân trắng nuôi trên cát ven biển đang “bí đầu ra”.
Tiến thoái lưỡng nan
Ông Trần Tăng ở xã Điền Hương (huyện Phong Điền) nan giải: Tôm đã đến thời kỳ thu hoạch nhưng không có ai mua, hoặc có người mua giá quá thấp nên các hộ nuôi không thể bán vì sợ thua lỗ. Khi tôm đạt kích cỡ thu hoạch sẽ hao tốn lượng thức ăn rất lớn nên càng để lâu càng tăng chi phí đầu tư.
Người dân nuôi tôm trên cát đang đứng trước cảnh “tiến thoái lưỡng nan”, thu hoạch tôm bán bị lỗ đã đành, giữ tôm lại nuôi chờ tăng giá cũng bị lỗ, nguy cơ rủi ro rất cao.
Tôm nuôi trên cát ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến kỳ thua hoạch nhưng không thể tiêu thụ.
Các thương lái chia sẻ, lâu nay tôm nuôi trên cát ở Ngũ Điền nói riêng và trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung không đạt chất lượng, kích cỡ để xuất khẩu theo quy chuẩn, yêu cầu của thị trường. Sản phẩm của người dân chủ yếu tiêu thụ trong nước, chế biến các món ẩm thực phục vụ tiệc cưới, liên hoan, các nhà hàng, khách sạn.
Từ khi xảy ra dịch bệnh COVID-19, các tiệc cưới, liên hoan bị hạn chế rất lớn, các nhà hàng, khách sạn không thu mua sản phẩm nên tôm nuôi không thể tiêu thụ.
Vụ này, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nuôi khoảng 500 ha tôm chân trắng trên cát ven biển, phần lớn tại vùng Ngũ Điền chiếm khoảng 400 ha, còn lại các huyện Phú Vang, Phú Lộc.
Do thời vụ, thời điểm thả nuôi của các hộ dân không thống nhất nên nhiều diện tích đến nay vẫn chưa thu hoạch. Trong khi đó, các diện tích thu hoạch những ngày sau tết đã tiêu thụ tốt, giá tuy không cao nhưng vẫn có lãi, nhiều hộ lãi 500 triệu đến hơn 1 tỷ đồng.
Video đang HOT
Với các diện tích thả giống muộn, đến thời điểm này mới đến thời kỳ thu hoạch (ước sản lượng 1.200 tấn) nhưng “bí đầu ra” vì thị trường tiêu thụ rất hạn chế, giá tôm thấp.
Ao hồ nuôi tôm thẻ chân trắng ở Ngũ Điền chưa thể thu hoạch vì “bí đầu ra”
Tìm nơi bao tiêu sản phẩm tôm nuôi trên cát cho người dân
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế, ông Trương Văn Giang thông tin, thời điểm này, các sản phẩm thủy, hải sản đánh bắt tự nhiên trên biển và đầm phá vẫn đang tiêu thụ tốt, giá cả tương đối ổn định, chưa có vấn đề gì đáng lo ngại.
Các loại thủy sản nuôi (ngoài tôm) như cua, cá “đặc sản”, cá nước ngọt chủ yếu tiêu thụ trước, trong và sau tết; hiện sản lượng đang cho thu hoạch còn rất ít, không ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ cũng như giá cả.
Đối với các loại thủy sản chưa thể thu hoạch do không tiêu thụ được, ngành nông nghiệp phối hợp với các địa phương vận động người dân giữ lại nuôi; đồng thời triển khai các biện pháp bảo vệ an toàn, phòng trừ dịch bệnh, điều phối lượng thức ăn hợp lý (có thể giảm) nhằm hạn chế chi phí đầu tư. Các hộ thường xuyên kết nối, liên hệ với các chủ nhà hàng, khách sạn để tiêu thụ sản phẩm khi họ có nhu cầu.
Để “giải cứu” khoảng 1.200 tấn tôm tại vùng Ngũ Điền, UBND huyện Phong Điền tiến hành nâng cấp Hợp tác xã Nuôi tôm Phong Hải, có trách nhiệm thu mua và liên kết với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho người dân.
Chi cục Thủy sản (CCTS) tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đang hỗ trợ, liên hệ với Công ty CP Chăn nuôi CP để tiêu thụ sản phẩm cho người dân. Giá cả tùy thuộc vào kích cỡ, chất lượng sản phẩm theo quy định của công ty, song đảm bảo “đôi bên cùng có lợi”, hạn chế tối đa thiệt hại cho người dân.
CCTS cũng đã liên hệ, làm việc với Công ty CP Chăn nuôi CP để có hướng phát triển bền vững nuôi tôm trên cát ven biển. Sắp đến, CCTS sẽ mời đại diện công ty đến giới thiệu các quy định nuôi tôm an toàn, thu mua sản phẩm tại Phong Điền.
Theo đó, các bên sẽ tổ chức liên kết, hợp tác nuôi tôm công nghệ cao thí điểm tại một số hộ, sau đó nhân rộng toàn vùng. Riêng đối với thủy sản nuôi đầm phá, CCTS tỉnh cũng đã kết nối với siêu thị BigC để tiêu thụ sản phẩm, giá ổn định cho người dân.
Hoàng Triều
Bể nuôi tôm "khác người" ở Ninh Thuận cho thu nhập hàng chục tỷ
Nhờ tính cần cù, chịu khó làm ăn mà mô hình nuôi tôm trong bể xi măng của anh Nguyễn Văn Vinh (thôn Từ Thiện, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận) cho thu nhập hàng chục tỷ đồng/năm.
Cần cù, chịu khó nghiên cứu các mô hình tiên tiến
Luôn mày mò, học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước và các nước tiên tiến trên thế giới, đó chính là sở trường của anh Nguyễn Văn Vinh (thôn Từ Thiện, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận).
Mặc dù công việc khá bận rộn, nhưng anh Vinh vẫn cố gắn sắp sếp thời gian để có cuộc trò chuyện với Báo Dân Việt/NTNN. Anh cho biết: "Tôi đã có 31 năm gắn bó với nghề nuôi tôm và hiện nay tôi đang ưng ý nhất chính là mô hình nuôi tôm dạng hình tròn có mái che. Chính mô hình này, không những giúp cho thu nhập gia đình tăng lên mà còn tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động địa phương".
Anh Vinh kiểm tra sự phát triển của tôm thẻ chân trắng. Ảnh: C.T
Nói về ý tưởng làm bể xi măng hình tròn anh Vinh cho hay: "Trước đây, tôi thiết kế ao tôm hình vuông diện tích 500m2, riêng ao nuôi tôm thịt diện tích từ 1.000 - 1.200m2 và có sử dụng lưới lan che phía trên. Tuy nhiên, mô hình này tôi cảm thấy chưa thật sự ổn định, nên quyết định táo bạo bằng cách thay đổi xây dựng mô hình mới".
Với nghị lực vượt khó vươn lên, khát khao đổi mới, dám thay đổi cách nghĩ, cách làm. Sau đó, anh chuyển từ ao tôm hình vuông sang thiết kế xây dựng bể nuôi tôm hình tròn bằng bê tông cốt thép. Mô hình được thiết kế khá vững chắc, có diện tích 2.000m2/bể, có thể chứa 4.000m3 nước.
Từ mô hình thí điểm ban đầu chỉ vài bể, đến nay gia đình anh đã nhân rộng được 23 bể nuôi. Trung bình mỗi năm anh nuôi từ 3 - 4 vụ tôm thẻ chân trắng, năng suất đạt 7 - 10 tấn/bể, với giá bán từ 110.000 - 120.000 đồng/kg, doanh thu từ 1,2 - 1,4 tỷ đồng/bể. Với 23 bể nuôi tôm thẻ chân trắng năng suất đạt 500 tấn/năm, mang lại doanh thu từ 50 - 60 tỷ đồng/năm, trừ chi phí lợi nhuận 30 - 50%.
Mô hình đầu tiên, hiện đại trên địa bàn tỉnh
So với các bể nuôi hình vuông, nuôi ngoài ao tự nhiên thì bể nuôi hình tròn có nhiều ưu điểm như: Mô hình này đang giúp cho người nuôi tôm có thể chủ động được thời gian xuất bán, hạn chế được dịch bệnh, tôm nhanh lớn, năng suất đạt cao, thu gom các chất thải nhanh, có thể nuôi nhiều vụ trong năm, thời gian sử dụng khá lâu có thể lên đến hàng chục năm. Đồng thời, phân tán được mỗi khi gió vào, tránh ảnh hưởng trực tiếp từ gió bão. Bên cạnh đó, mô hình còn sử dụng điện thoại di động để điều khiển từ xa trong các bể nuôi.
Đặc biệt, mô hình làm theo phương pháp nửa nổi, nửa chìm, bên trong đều có thiết kế riêng cho từng bể cụ thể: Mỗi bể đều có làm hệ thống giếng khoan riêng biệt, bể xử lý nước thải riêng, có hệ thống cho ăn tự động, máy quạt nước oxy đáy. Phía trên được làm mái che bằng những tấm lưới lan. Mỗi bể nuôi cách nhau khoảng 6m, có đường vận chuyển thức ăn vào và rất thuận tiện mỗi khi thu hoạch tôm.
Nhờ những hệ thống này mà nước được xử lý trước khi thả ra ngoài nên đảm bảo về môi trường xung quanh. Bên cạnh đó, cách vận dụng lưới lan bao phía trên hạn chế được những con chim trời gấp tôm, cũng như thức ăn cho tôm.
Anh Vinh cười khoe, với chiếc điện thoại di động nên anh rất dễ dàng điều khiển các hệ thống trong ao nuôi cũng như kiểm tra các công việc khác, rất thuận tiện. Vừa tiết kiệm được thời gian, công sức và chi phí.
Vừa qua, mô hình nuôi tôm trong bể xi măng hình tròn vinh dự được đón đồng chí Thào Xuân Sùng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đến tham quan. Chủ tịch Hội Nông dân việt Nam đánh giá rất cao sự năng động, sáng tạo, cần cù, chịu khó, dám nghĩ, dám làm của nhiều nông dân giỏi trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Trong đó, có mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong bể xi măng hình tròn có lưới che của ông Vinh.
Theo anh Vũ Hoài Chung - Phòng Nuôi trồng chi cục thủy sản Ninh Thuận, đây là mô hình nuôi tôm trong bể xi măng hình tròn đầu tiên trên địa bàn tỉnh, quy mô của mô hình khá hiện đại và được xây dựng khá kiên cố. Với cách làm trên, hạn chế được dịch bệnh lây lan, kiểm soát được thức ăn và nâng cao thu nhập đáng kể cho người dân vùng biển.
Theo Danviet
Nông dân Đồng Tháp Mười ùn ùn "xé rào" nuôi tôm, bất chấp hệ lụy Nông dân khu vực Đồng Tháp Mười đang ùn ùn "xé rào" nuôi tôm thẻ chân trắng, nguy cơ phá vỡ quy hoạch vùng chuyên trồng lúa, gây ô nhiễm môi trường... Ông Lâm Hòa Xứng - Chủ tịch UBND huyện Mộc Hóa (Long An) cho biết, chiều nay (1/11), Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở NNPTNT tỉnh Long An sẽ có...