TT-Huế: Hơn 6.500 ngôi nhà còn bị ngập
Tính đến chiều 12/11, tại TT-Huế vẫn còn hơn 6.500 ngôi nhà bị ngập do mưa lớn từ hoàn lưu bão số 12. Trong khi đó, nhiều nơi trong tỉnh lại tiếp tục căng mình ứng phó với bão số 13.
Nhà cửa tại vùng trũng TT-Huế vẫn còn ngập lụt ngày 12/11, trong khi lại chuẩn bị ứng phó bão số 13
Đến chiều 12/11, nhiều người dân sống ở vùng ven biển, cửa sông, vùng thấp trũng, vùng núi tỉnh TT-Huế đã được yêu cầu sơ tán. Toàn tỉnh đã triển khai di dời hơn 2.100 hộ dân, với hơn 6.400 nhân khẩu để phòng tránh nguy hiểm do cơn bão số 13 có thể gây ra.
Cùng ngày, Chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế Phan Ngọc Thọ có công điện yêu cầu tạm dừng xử lý tràn dầu tàu biển JAKARTA mắc cạn, bị gãy; dừng trục vớt tàu biển Công Thành 27 và tìm kiếm các nạn nhân mất tích tại khu vực Nhà máy thủy điện Rào Trăng 3… do thời tiết rất nguy hiểm.
Video đang HOT
Ông Phan Ngọc Thọ yêu cầu chủ các hồ chứa thủy lợi, thủy điện thực hiện nghiêm vận hành đưa lượng nước hồ về mức thấp nhất để đón lũ theo quy trình đã phê duyệt; rút toàn bộ người, phương tiện ra khỏi khu vực có nguy cơ sạt lở đất, vùng ngập úng khi xảy ra mưa bão…
Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó bão số 13
Cuối giờ chiều nay (12/11), Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 1597/CĐ-TTg chỉ đạo các bộ ngành, địa phương ven biển từ Thanh Hóa đến Phú Yên, các bộ ngành liên quan tập trung ứng phó với bão số 13.
Công điện nêu rõ: Bão số 13 đang di chuyển nhanh về phía vùng biển và đất liền nước ta. Đây là cơn bão mạnh, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 12, giật cấp 15. Dự báo từ đêm 14 và ngày 15 tháng 11 năm 2020, bão sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển ven bờ và đất liền khu vực Bắc và Trung Trung Bộ. Diễn biến của bão còn rất phức tạp, hướng di chuyển không ổn định, do đó cần theo dõi chặt chẽ, đề phòng bão đổi hướng, đổ bộ vào đất liền sớm hơn hoặc muộn hơn dự báo.
Đường đi của bão số 13 chiều 12/11
Để chủ động ứng phó với bão, hạn chế thiệt hại, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, các bộ ngành, địa phương theo chức năng nhiệm vụ được giao, chủ động tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão để chỉ đạo, triển khai kịp thời công tác ứng phó theo phương châm "bốn tại chỗ".
Đối với các địa phương từ Thanh Hóa đến Phú Yên (khu vực dự kiến ảnh hưởng trực tiếp của bão), Thủ tướng đề nghị tiếp tục rà soát, kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền còn hoạt động trên biển thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm và về nơi tránh trú bảo đảm an toàn (trong đó cần lưu ý cả các tàu du lịch, tàu vận tải, tàu vãng lai).
Tổ chức neo đậu tàu thuyền an toàn; chủ động đưa tàu thuyền nhỏ lên bờ để hạn chế thiệt hại tại nơi tránh trú. Tùy theo diễn biến của bão và tình hình cụ thể tại địa phương, các địa phương quyết định việc cấm biến.
Triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người và các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí, nuôi trồng thủy, hải sản và các hoạt động khác trên biển. Rà soát phương án, kiên quyết sơ tán người trên các lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy hải sản và trên tàu thuyền trước khi bão đổ bộ vào để bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân.
Các địa phương từ Quảng Ninh đến Ninh Bình tổ chức theo dõi diễn biến của bão, rà soát tàu thuyền của địa phương hoạt động trên biển, nhất là tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp của bão, chủ động thông tin, hướng dẫn thoát ra khỏi vùng nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú đảm bảo an toàn.
Đối với trên đất liền, các tỉnh, TP chỉ đạo triển khai các biện pháp bảo vệ nhà cửa, trụ sở, trường học, kho tàng, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các cột, tháp cao, cây xanh... để hạn chế rủi ro và thiệt hại do bão. Rà soát phương án, chủ động sơ tán người dân khỏi các nhà không an toàn, khu vực nguy hiểm, nhất là khu vực ven biển, cửa sông có nguy cơ chịu tác động của sóng lớn, nước dâng, khu vực ngập sâu, sạt lở, lũ ống, lũ quét.
Triển khai các biện pháp bảo vệ đê điều, nhất là các tuyến đê, kè biển đang thi công, khu vực sạt lở có nguy cơ cao ảnh hưởng đến an toàn dân cư, cơ sở hạ tầng quan trọng. Sẵn sàng lực lượng, vật tư để ứng cứu, khắc phục kịp thời sự cố. Tổ chức vận hành an toàn, hiệu quả các hồ chứa thủy lợi, thủy điện theo quy trình; đối với các hồ đập xung yếu cần chủ động hạ thấp mực nước để đảm bảo an toàn.
Cùng với đó, các bộ ngành, địa phương tăng cường hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão, khuyến cáo người dân hạn chế ra đường trong thời gian bão đổ bộ. Tùy theo diễn biến của bão tổ chức kiểm soát, điều tiết giao thông, hạn chế phương tiện đi vào vùng dự kiến bão đổ bộ.
Tập trung ứng phó bão số 13 Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sau khi vượt qua Phi-li-pin, bão Vamco đã đi vào Biển ông, trở thành cơn bão số 13 trong năm nay. Hồi 22 giờ ngày 12-11, vị trí tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 520 km về phía đông đông nam. Lực lượng chức năng tìm kiếm nạn nhân mất...