TT-Huế: Đánh sập đường dây cho vay “cắt cổ”, bắt 5 đối tượng
Cơ quan công an ở Thừa Thiên – Huế đánh sập đường dây “tín dụng đen” cho vay với lãi suất “cắt cổ”.
Ngày 28/8, Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế triệt phá đường dây cho vay nặng lãi trên địa bàn tỉnh, bắt giữ nhóm 5 đối tượng có hành vi cho vay nặng lãi theo Điều 201 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Cơ quan công an lấy lời khai đối tượng Nguyễn Đắc Hải Anh.
Theo đó, cơ quan công an đã bắt giữ Nguyễn Đắc Hải Anh (SN 1999, trú tại TP.Hà Nội, tạm trú phòng 210, tòa nhà CT2, chung cư Aranya, phường Xuân Phú, TP.Huế), Võ Bá Đạt (SN 1996), Nguyễn Tiến Đại (SN 1998), Đàm Quang Trung (SN 1999, cùng trú tại TP.Hà Nội) và Nguyễn Đức Giang (SN 1998, trú tại tỉnh Bắc Giang).
Thời gian qua, trên địa bàn Thừa Thiên – Huế xuất hiện nhiều nhóm đối tượng từ các tỉnh phía Bắc vào Huế hoạt động “tín dụng đen”, gây mất an ninh trật tự. Với mức lãi suất “cắt cổ” từ 180% đến 250%/năm, nhiều người dân “dính” vào tín dụng đen không có trả năng trả nợ đã bị các đối tượng uy hiếp, đe dọa, thậm chí cưỡng đoạt tài sản, gây thương tích…
Các đối tượng được Anh thu nạp để cho vay lãi suất “cắt cổ” ở Huế.
Qua theo dõi, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế xác định có một nhóm đối tượng do Nguyễn Đắc Hải Anh cầm đầu hoạt động cho vay nặng lãi tại địa phương rất manh động. Anh thu nhận 4 đối tượng Đạt, Đại, Trung, Giang làm đàn em và cùng thuê trọ tại số 61/3 đường Dương Văn An, TP.Huế để hoạt động bảo kê, đòi nợ và cho vay nặng lãi trên địa bàn Thừa Thiên – Huế.
Toàn bộ số tiền nhóm Hải Anh hoạt động “tín dụng đen” đều do một số đối tượng khác ở Hà Nội và TP.HCM “rót” vào và giao cho Anh trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động.
Video đang HOT
Hung khí được băng nhóm của Anh sử dụng để hoạt động cho vay nặng lãi và đòi nợ.
Qua phối hợp với Công an TP.Huế, lực lượng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp chỗ ở của 5 đối tượng trên. Qua đó, cơ quan công an thu giữ số tiền hơn 100 triệu đồng, 4 thùng đựng sổ sách, tài liệu liên quan đến việc cho vay tiền, 2 con dao, 2 dùi sắt, 1 khẩu súng nhựa được các đối tượng dùng để đe dọa đòi nợ và 1 xe máy trộm cắp.
Tại cơ quan công an, các đối tượng khai nhận, trong khoảng thời gian từ năm 2018 đến nay, có hơn 950 lượt người đến vay với tổng số tiền cho vay hơn 11 tỷ đồng, lãi suất cho vay từ trên 180%/năm đến hơn 200 %/năm. Qua đó, các đối tượng đã thu lợi bất chính số tiền lãi hơn 1,8 tỷ đồng.
Hiện Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế đang mở rộng điều tr vụ án.
Theo Danviet
Vụ yêu cầu thanh tra bồi thường 6,6 tỷ đồng: "Kêu cứu" đến Chính phủ
Doanh nghiệp ở Thừa Thiên - Huế yêu cầu Thanh tra tỉnh bồi thường gần 6,6 tỷ đồng đã gửi đơn "kêu cứu" đến Chính phủ.
Về vụ "Làm sai luật, Thanh tra tỉnh bị yêu cầu bồi thường gần 6,6 tỷ đồng" xảy ra tại Thừa Thiên - Huế, ngày 27/8, ông Nguyễn Văn Lộc - Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Xí nghiệp Tấn Lộc (Doanh nghiệp Tấn Lộc) cho biết, ông vừa tiếp tục gửi đơn kiến nghị Tỉnh ủy và UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế chỉ đạo giải quyết vụ việc.
Trong đơn gửi các cơ quan trên, ông Lộc cho biết, để bảo đảm tôn trọng pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, Doanh nghiệp Tấn Lộc đề nghị UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế xem xét, kiểm tra, đôn đốc và xử lý trách nhiệm của Chánh Thanh tra tỉnh Thừa Thiên - Huế trong việc thi hành án.
Trụ sở Thanh tra tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Bên cạnh đó, nội dung đơn còn đề nghị UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế có ý kiến yêu cầu Thanh tra tỉnh phải có trách nhiệm khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, xem xét trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động quản lý hành chính theo quy định của pháp luật.
Sau khi ông Lộc gửi đơn đến Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế, thực hiện ý kiến của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy chuyển đơn của ông Lộc đến UBND tỉnh xem xét.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Lộc cho biết, trước đó, sau khi nhận được đơn của ông, Văn phòng Chính phủ có văn bản về việc giải quyết khiếu nại của Doanh nghiệp Tấn Lộc. Tại văn bản này, Văn phòng Chính phủ đề nghị UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế xem xét, giải quyết vụ việc theo quy định.
"Mặc dù Văn phòng Chính phủ đã có ý kiến như trên và Doanh nghiệp Tấn Lộc đã gửi nhiều đơn thư đến UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, nhưng đến nay Thanh tra tỉnh Thừa Thiên - Huế chưa giải quyết các yêu cầu bồi thường của doanh nghiệp" - ông Lộc cho hay.
Trao đổi với PV về việc Doanh nghiệp Tấn Lộc đòi Thanh tra tỉnh Thừa Thiên - Huế bồi thường thiệt hại gần 6,6 tỷ đồng, một số luật sư cho biết, căn cứ vào Điều 3 và Điều 4 của Thông tư liên tịch số 18/2015/BTC-BTP-TTCP hướng dẫn trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính, thì bản án số 07/2017/HC-ST của TAND tỉnh Thừa Thiên - Huế và bản án 07/2017/HC-PT của TAND Cấp cao tại Đà Nẵng là căn cứ để xác định 2 quyết định hành chính của Chánh Thanh tra tỉnh Thừa Thiên - Huế là các văn bản trái pháp luật. Vì vậy, đây là cơ sở để Doanh nghiệp Tấn Lộc yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Đơn yêu cầu bồi thường của Giám đốc Doanh nghiệp Tấn Lộc.
Về thiệt hại của doanh nghiệp, theo các luật sư, căn cứ vào Điều 7 Thông tư liên tịch số 18/2015 quy định về "thiệt hại thực tế" và các điều 45, 50 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009 quy định về "thiệt hại do tài sản bị xâm phạm" và "trả lại tài sản", thì Chánh Thanh tra tỉnh Thừa Thiên - Huế phải có trách nhiệm hoàn trả lại số tiền đã tịch thu của Doanh nghiệp Tấn Lộc và bồi thường khoản lãi theo lãi suất cơ bản của ngân hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp còn được bồi thường thiệt hại thực tế bị mất hoặc bị giảm sút theo quy định tại Điều 46 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009.
Theo hồ sơ vụ án, ngày 5/9/2008, Ban quản lý rừng phòng hộ A Lưới và Doanh nghiệp Tấn Lộc ký hợp đồng mua bán 183,7ha rừng với tổng giá trị hợp đồng 4.063 triệu đồng, bên B trả trước số tiền 1.210 triệu đồng.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, Doanh nghiệp Tấn Lộc mới chỉ khai thác được 63,6ha rừng, sau đó vì nhiều lý do nên doanh nghiệp này làm tờ trình xin trả lại 120,1ha rừng chưa khai thác. Được sự cho phép của UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, hai bên đã tiến hành thanh lý hợp đồng mua bán nói trên theo biên bản thanh lý hợp đồng ngày 10/3/2010. Tại điểm 4 của biên bản có ghi "Đến ngày thanh lý bên B đang còn số tiền đặt cọc ở tài khoản số tiền gửi của bên A là 642.723.000 đồng".
Do chỉ mới khai thác hơn 63ha rừng nên Doanh nghiệp Tấn Lộc chỉ phải trả số tiền tương ứng 567.277.000 đồng, số tiền 642.723.000 đồng còn lại cộng với tiền lãi phải được trả cho Doanh nghiệp Tấn Lộc.
Ngày 5/8/2011, Chánh Thanh tra tỉnh Thừa Thiên - Huế có quyết định số 691/QĐ-TTr về việc tạm giữ số tiền 642.723.000 đồng của Doanh nghiệp Tấn Lộc tại Ban quản lý rừng phòng hộ A Lưới. Tiếp đó, ngày 5/10/2011, Chánh Thanh tra tỉnh có quyết định số 851/QĐ-TTr về việc tạm giữ số tiền 68.668.000 đồng là tiền lãi của khoản tiền 642.723.000 đồng. Ngày 23/12/2015, Chánh Thanh tra tỉnh có quyết định số 926/QĐ-TTr thu hồi số tiền 711.390.000 đồng, bao gồm khoản tiền gốc và tiền lãi nói trên.
Ngày 12/1/2016, Doanh nghiệp Tấn Lộc có đơn khiếu nại do không đồng ý với quyết định 926/QĐ-TTr ngày 23/12/2015 của Chánh Thanh tra tỉnh. Đến ngày 24/2/2016, Chánh Thanh tra tỉnh có quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu số 134/QĐ-TTr với nội dung "không công nhận nội dung khiếu nại của ông Nguyễn Văn Lộc - Giám đốc Xí nghiệp Tấn Lộc đối với quyết định 926/QĐ-TTr ngày 23/12/2015 của Chánh Thanh tra tỉnh về việc thu hồi tiền".
Trước động thái trên của cơ quan thanh tra, ông Nguyễn Văn Lộc khởi kiện yêu cầu TAND tỉnh Thừa Thiên - Huế hủy các quyết định 926/QĐ-TTr và 134/QĐ-TTr của Chánh Thanh tra tỉnh.
Quyết định số 2533/2018/QĐ-THA ngày 4.9.2018 của TAND tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Tại bản án số 13/2017/HC-ST ngày 25/9/2017, TAND tỉnh Thừa Thiên - Huế chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Giám đốc Doanh nghiệp Tấn Lộc và tuyên hủy các quyết định 926/QĐ-TTr và 134/QĐ-TTr của Chánh Thanh tra tỉnh.
Do bản án hành chính sơ thẩm của TAND tỉnh Thừa Thiên - Huế bị Chánh Thanh tra tỉnh kháng cáo, ngày 4/12/2017 TAND Cấp cao tại Đà Nẵng xét xử phúc thẩm vụ án này. TAND Cấp cao tại Đà Nẵng đã bác đơn kháng cáo của Chánh Thanh tra tỉnh Thừa Thiên - Huế, giữ nguyên quyết định của bản án hành chính sơ thẩm 13/2017/HC-ST ngày 25/9/2017 của TAND tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Sau phán quyết của TAND Cấp cao tại Đà Nẵng, vào ngày 26/3/2018, Doanh nghiệp Tấn Lộc có đơn gửi Thanh tra tỉnh Thừa Thiên - Huế đề nghị cơ quan này bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Tổng số tiền doanh nghiệp yêu cầu Thanh tra tỉnh bồi thường là 6.582.674.000 đồng.
Số tiền này bao gồm: 711.391.000 đồng bị thu hồi theo quyết định 926 /QĐ-TTr ngày 23/12/2015 của Chánh Thanh tra tỉnh Thừa Thiên - Huế; 948.521.333 đồng tiền lãi phát sinh do tài sản bị xâm phạm tính đến ngày 26/3/2018; 195.000.000 đồng chi phí thuê luật sư, đi lại khiếu nại, tham gia tố tụng; 4.727.762.000 đồng tiền thu nhập thực tế của doanh nghiệp bị mất hoặc bị giảm sút do các quyết định không đúng pháp luật của Thanh tra tỉnh.
Theo Danviet
Gian thương 9x trả giá Với hành vi tàng trữ hàng ngàn đồng hồ nhái các thương hiệu nổi tiếng của nước ngoài để bán cho khách hàng khắp các nơi, "gian thương" Nguyễn Văn Rốt (1993, trú TP Huế, TT-Huế) đã bị TAND tỉnh TT-Huế tuyên phạt 4 năm tù. Nguyễn Văn Rốt tại phiên tòa sơ thẩm. Sau một thời gian làm nghề buôn bán đồng...