TT-Huế: Có hiện tượng tôm phát sáng vào ban đêm
Tại Huyện Quảng Điền (tỉnh Thừa Thiên Huế), qua kiểm tra tại một số ao nuôi đã phát hiện hiện tượng tôm phát sáng vào ban đêm.
Vùng phá Tam Giang thuộc huyện Quảng Điền, nước khá cạn nên khó khăn cho người dân khi bơm nước vào ao nuôi. Qua kiểm tra thực tế cho thấy, tôm thả nuôi khoảng 30 ngày kích cỡ 4-6 cm có hiện tượng phát sáng vào ban đêm. Người dân sử dụng thuốc Iodine để xử lý dịch bệnh nhưng chưa có dấu hiệu thuyên giảm, nguy cơ lây lan diện rộng.
Kiểm tra tôm nuôi vừa thả chừng 1 tháng.
Chi cục Thủy sản tỉnh khuyến cáo, để đảm bảo việc phòng trị bệnh có hiệu quả, người nuôi nên test mẫu (tôm, nước), tìm nguyên nhân chính xác; từ đó có các giải pháp tốt nhất trong sử dụng các loại thuốc, hóa chất phù hợp (nằm trong danh mục được dùng, liều lượng, thời gian); điều chỉnh các yếu tố môi trường trong ao nuôi ở giới hạn thích hợp và chế độ cho ăn hợp lý…
Tại cửa biển Tư Hiền bắt đầu xuất hiện cá kình (cá rò) giống, kích cỡ 1 -1,2 cm. Dự báo một vài tuần đến, cá kình giống sẽ xuất hiện đại trà. Nguồn cá giống này hàng năm thường dồi dào phục vụ nuôi xen ghép vùng đầm phá. Tuy nhiên, bà con không nên thả nuôi mật độ quá cao; tùy điều kiện môi trường của từng vùng địa phương để thả nuôi, tránh thả ở vùng độ mặn quá thấp.
Môi trường hiện nay khá phù hợp cho việc thả nuôi thủy sản nên người dân huyện Phú Lộc đã tăng cường cải tạo và lấy nước vào ao để thả nuôi. Tại các vùng Tân Lập, thị trấn Sịa (Quảng Điền), Cồn Tè, xã Hương Phong (TX. Hương Trà) có độ kiềm thấp nên khi lấy nước vào ao, bà con cần bón vôi Dolomite với liều lượng 15-20 kg/1.000m3 vào ban đêm nhằm tăng và ổn định độ kiềm của nước trong ao nuôi.
Hoàng Thế
Video đang HOT
Nổi khổ trồng rau má, rau bổ mát phải "đứng đồng" vì dịch Covid-19
Liên kết tiêu thụ, khuyến khích người trồng rau má tăng cường bán lẻ là những giải pháp được đưa ra nhằm giúp nông dân xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền (tỉnh Thừa Thiên Huế) "giải quyết" hàng chục ha rau má đang tồn đọng trên đồng.
Cắt rau má cho... cá ăn
Vùng chuyên canh cây rau má ở Quảng Thọ (Quảng Điền) đìu hiu cả mấy tháng nay do ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến hàng chục ha rau má đang kỳ thu hoạch phải "đứng đồng" do không có người mua. Người trồng rau vẫn ra ruộng đều đặn chăm sóc cây chờ thị trường ổn định trở lại.
Người dân vẫn ra ruộng chăm sóc cây rau má.
Vừa ra ruộng rau nhổ cỏ dại, ông Nguyễn Lương Bằng (thôn La Vân Thượng, xã Quảng Thọ) cho biết: "Mấy tháng nay rau không bán được hoặc bán với giá chưa bằng thời điểm sau tết do HTX không thu mua hết cho người dân. Trong khi 3 mẫu rau má của gia đình tôi trồng đang kỳ thu hoạch phải cắt bỏ vì để lâu trên ruộng rau già, phá hư gốc".
Không bán được, người dân phải thu hoạch số rau má già mang cho cá lồng ăn. Số còn lại bà con dùng máy cắt cỏ phá bỏ ruộng rau để chờ lứa khác lên tươi non hơn. "Bán cho cá lồng, bò ăn cũng chỉ được vài bữa đầu thôi. Ăn nhiều mấy vật nuôi này cũng...ngán", ông Bằng nói.
Theo tính toán của ông Bằng, bình quân 1 sào rau má gia đình ông trồng thu được 3 tạ, với giá bán trước đây từ 6-7 nghìn đồng/kg, trừ chi phí phân thuốc, công nhổ cỏ, thu hoạch, ông lãi khoảng 1,5 triệu đồng/sào/lứa. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nhu cầu tiêu thụ giảm khiến người trồng rau má như ông Bằng càng trồng càng lỗ do rau già trên ruộng phải vứt bỏ.
Khoảng 600 hộ dân trên địa bàn xã Quảng Thọ gặp khó khăn do rau má ứ dọng không bán được.
Cùng chung tình cảnh như ông Bằng là khoảng 600 hộ dân ở vùng chuyên canh cây rau má Quảng Thọ.
Ông Nguyễn Lương Trí, Giám đốc HTX NN Quảng Thọ 2 thông tin, trong giai đoạn khó khăn chung, cũng như nhiều mặt hàng nông sản khác, rau má Quảng Thọ cũng đang loay hoay tìm đầu ra. Hiện HTX chỉ tiến hành thu mua số lượng nhỏ để sấy khô làm nguyên liệu trà, còn thu mua lớn như trước đây thì không biết bán cho ai do các đơn hàng ngoại tỉnh gần như ngưng trệ.
Tăng cường bán lẻ
Ông Hoàng Công Phong, cho biết, toàn xã có 60 ha rau má chuyên canh theo mô hình VietGAP của khoảng 600 hộ dân của 2 HTX Quảng Thọ 1 và Quảng Thọ 2 với doanh thu giai đoạn "hoàng kim" khoảng 20 tỷ đồng/năm. Từ trước đến nay, sản lượng rau má tại địa phương đạt 6 tấn/ngày chủ yếu được HTX thu mua để sấy khô làm trà, số còn lại được các thương lái bán ra thị trường Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình theo các xe hàng.
Từ khi ảnh hưởng dịch COVID-19 đến ngày mỗi ngày các HTX chỉ xuất đi khoảng 1 tấn nên không thể giải quyết được số hàng tồn đọng cho người dân. Khó khăn nhất là các ruộng rau đã đến lứa thu hoạch không thể để mãi trên ruộng.
Một số diện tích rau má phải cắt bỏ để chờ lên lứa mới.
Theo tìm hiểu của địa phương hiện nay ngoài một số lượng nhỏ diện tích HTX thu mua để sấy khô; người dân bán lẻ trên ruộng thì đầu ra của rau má gần như bị "đứng" do cước vận tải tăng cao, mặt hàng chỉ bán trong tỉnh. Hiện HTX có thu mua cho người dân thì không thể bán được nên đành để rau già trên ruộng.
Địa phương đã chỉ đạo HTX tập trung thu mua rau má được sản xuất theo mô hình hữu cơ với diện tích 1,5 ha vì đầu ra loại sản phẩm này có liên kết tiêu thụ nên khá ổn.
Ông Nguyễn Lương Trí, Giám đốc HTX NN Quảng Thọ 2 thông tin, thời gian gần đây HTX chỉ thu mua được khoảng 10% sản lượng 2.500 tấn rau má/năm của các hộ dân nên số lượng rau má tồn đọng khá nhiều. Trước đây số lượng người dân bán ra bình thường đạt 5 tấn/ngày, bây giờ chỉ khoảng 1 tấn/ngày mà thôi. Nguyên nhân hiện tại hoạt động vận tải đang tạm dừng nên các đơn hàng đi các tỉnh lớn đều phải ngưng trệ.
Thu hoạch rau má bán lẻ tại ruộng góp phần giải quyết số rau tồn đọng.
Trong giai đoạn khó khăn như hiện nay, chính quyền địa phương cùng với HTX đã đưa sản phẩm rau má lên trang nông sản của huyện để tăng cường kết nối tiêu thụ trong tỉnh; khuyến khích các hộ dân tăng cường bán lẻ tại ruộng, đưa hàng về các chợ đầu mối trong tỉnh. Ngoài ra, địa phương cũng kết nối với Hội Doanh nhân nữ của tỉnh, các đoàn thể hỗ trợ giới thiệu, bán hàng, chung tay tiêu thụ giúp rau má cho người dân.
Ngoài nông sản tồn đọng, hiện trên địa bàn xã Quảng Thọ còn hơn 900 lồng cá diêu hồng (khoảng 40 tấn) đã đến thời kỳ thu hoạch nhưng không bán được. Người nuôi đang lo lắng bởi giai đoạn hiện nay đang xuất hiện nắng nóng, cá nuôi dễ bị dịch bệnh chết hàng loạt gây thiệt hại lớn.
Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế, cá diêu hồng, ngoài tiêu thụ trong và ngoài tỉnh thì chủ yếu xuất khẩu tiểu ngạch qua Lào. Đa số các hộ nuôi cá diêu hồng hiện nay chưa được cấp giấy chứng đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản nên gặp khó khăn trong việc xuất khẩu do không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ nên sản phẩm cá bị tồn đọng nhiều.
Hà Nguyên
Vùng Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai: Dai dẳng nạn đánh bắt trái phép Tại đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế), tình trạng đánh bắt thủy sản trái phép diễn ra ngày càng nhiều trong những năm gần đây, đặc biệt là khai thác thủy sản bằng xung điện. Tận diệt thủy sản Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai thuộc địa phận của 5 huyện, thị xã ven biển Thừa...