TT – Huế: Bộ trưởng Bộ NN & PTNT thăm Làng cổ Phước Tích
Vừa qua, trong chuyến công tác tại tỉnh Thừa Thiên – Huế, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và PTNT do Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường làm Trưởng đoàn đã đến thăm làng cổ Phước Tích.
Tại làng cổ Phước Tích, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường và đoàn công tác đã được lãnh đạo huyện Phong Điền và Ban quản lý làng cổ Phước Tích thông tin về tình hình phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương cũng như lịch sử, quá trình phát triển và các giá trị văn hóa truyền thống, du lịch, dịch vụ tại Làng cổ Phước Tích.
Sau khi lắng nghe và tham quan các ngôi nhà Nhà rường cổ, Lò gốm truyền thống, trải nghiệm phiên chợ quê Hương xưa làng cổ với các món ẩm thực, sản phẩm đệm bàng thân thiện với môi trường, và thưởng thức trà sen cung đình Huế,… Bộ trưởng Bộ NN & PTNT ghi nhận và đánh giá cao những giá trị văn hóa đặc sắc, truyền thống tại làng cổ Phước Tích.
Đồng thời, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị chính quyền địa phương cần có những cơ chế chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư, phát triển du lịch, dịch vụ vào địa bàn; luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp và người dân để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn để đảm bảo cho phát triển du lịch tại Làng cổ thực sự có hiệu quả, cũng như đóng góp cho sự phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh: “Để phát triển làng nghề bền vững, nhất là phát triển các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm thân thiện với môi trường tại chợ quê Hương xưa Làng cổ Phước Tích, địa phương cần quan tâm và triển khai, thực hiện các giải pháp đồng bộ đi đôi với phát triển hệ thống liên kết với nông dân để nhân rộng và nâng cao giá trị các sản phẩm nông nghiệp ở địa phương”.
Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Nguyễn Xuân Cường ghi nhận và đánh giá cao những giá trị văn hóa đặc sắc, truyền thống tại làng cổ Phước Tích.
Được biết, làng cổ Phước Tích thuộc thôn Phước Phú, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Vào ngày 13/6/2009 làng Phước Tích được Nhà nước công nhận và trao bằng xếp hạng Di tích quốc gia làng cổ. Phước Tích trở thành làng cổ thứ 2 được Nhà nước công nhận và cấp bằng Di tích quốc gia (sau làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội).
Video đang HOT
Lưu truyền lại rằng, làng cổ Phước Tích xưa là ngôi làng giàu có, trù phú nằm bên cạnh dòng sông Ô Lâu hiền hòa, mát mẻ. Vì lẽ đó, tại đây có nhiều nhà rường (được xem là “biệt thự” thời xưa) với lối kiến trúc độc đáo.
Theo nhân viên Ban quản lý làng cổ Phước Tích, ban đầu ở làng có đến 75 ngôi nhà rường. Tuy nhiên, trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, đến hiện tại số lượng này còn lại là 26 ngôi nhà. Những ngôi nhà cổ còn lại này đã được trùng tu và bảo quản rất cẩn thận.
3 Đại học lớn phối hợp tổ chức hội thảo quốc gia về tài chính và ngân hàng
Các chuyên gia hàng đầu về tài chính và ngân hàng đã cùng bàn thảo, đưa ra các sáng kiến giúp thúc đẩy sự phát triển miền Trung - Tây Nguyên.
Ngày 17/7, tại Trường Đại học Kinh tế (Đại học Đà Nẵng) đã tổ chức hội thảo khoa học quốc gia về tài chính và ngân hàng năm 2020 với chủ đề "Hệ thống Tài chính - Ngân hàng với sự phát triển kinh tế, xã hội miền Trung - Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ".
Các chuyên gia hàng đầu về tài chính - ngân hàng chia sẻ quan điểm tại hội thảo. Ảnh: AN
Đây là hội thảo được phối hợp tổ chức bởi ba trường đại học lớn trên cả nước gồm: Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng, Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Tây Nguyên.
Theo đó, miền Trung - Tây Nguyên gồm 18 tỉnh và một thành phố trực thuộc Trung ương, nằm trên giao điểm của trục kinh tế Bắc - Nam và hành lang kinh tế Đông Tây, là khu vực với tiềm năng lớn về kinh tế của cả nước.
Tuy nhiên, trên thực tế các tiềm năng vẫn chưa được khai thác đúng mức so với một số vùng khác của nước ta.
Vì vậy, phát triển kinh tế - xã hội miền Trung - Tây Nguyên nhằm rút ngắn khoảng cách vùng miền và giải quyết ngày càng tốt hơn các vấn đề xã hội là một mục tiêu có tính bức thiết.
Để hoàn thành mục tiêu này, hệ thống Tài chính - Ngân hàng có vai trò cực kỳ quan trọng, nhất là trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay.
Hội thảo lần này sẽ góp tiếng nói quan trọng về cơ sở lý luận, thực tiễn, hướng đến mục tiêu thúc đẩy sự phát triển của miền Trung - Tây Nguyên - đại diện ban tổ chức cho hay.
Hội thảo lần này có sự tham dự của hơn 100 nhà khoa học, chuyên gia, nghiên cứu viên đến từ nhiều trường Đại học, Học viện, Viện nghiên cứu, Ngân hàng, đơn vị Kiểm toán, Ngân hàng Nhà nước...
Các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý liên quan cùng tham dự, trao đổi, thảo luận và đề xuất các giải pháp với các chủ đề:
Tác động của công nghệ đối với hoạt động của hệ thống tài chính; Tác động của công nghệ số hóa/cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong hoạt động tài chính đến sự phát triển kinh tế - xã hội;
Quản trị ngân hàng và các tổ chức tài chính khác trong bối cảnh cách mạng công nghệ từ thực tiễn khu vực miền Trung - Tây Nguyên; Vấn đề phân cấp, phân quyền giữa trung ương và địa phương trong quản lý tài chính công;
Thúc đẩy liên kết giữa các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng và vận dụng các công cụ tài chính nhằm thúc đẩy liên kết kinh tế khu vực miền Trung - Tây Nguyên;
Hiệu quả kinh doanh và quản trị rủi ro của ngân hàng và các tổ chức tài chính khác: đặc thù địa phương và những đặc điểm có tính phổ quát.
"Hy vọng qua hội thảo lần này, chúng ta sẽ nhận được những liên kết giữa các chủ đề được thảo luận với những gợi ý, khuyến nghị từ các nhà khoa học.
Với sứ mệnh kết nối cộng đồng nghiên cứu, ứng dụng, thực hành trong các lĩnh vực tài chính - ngân hàng, hội thảo mong muốn nhận được những gợi ý, khuyến nghị từ các nhà khoa học.
Đặc biệt là những phân tích giàu chất liệu đời sống thực từ các nhà hoạt động thực tiễn, góp phần truyền bá và chuyển giao tri thức khoa học vì một cộng đồng kinh doanh thành công và thịnh vượng", Phó Giáo sư Võ Thị Thuý Anh - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng chia sẻ.
Vòng xoáy thuốc trừ sâu trên những cánh đồng Năm 1956, thuốc bảo vệ thực vật gần như không tồn tại ở Việt Nam. Nửa đầu năm 2020, nước ta nhập khẩu thuốc trừ sâu nhiều hơn xăng. Từ đầu năm 2020 cho đến ngày 15/6, Tổng cục Hải quan công bố Việt Nam đã nhập khẩu 308 triệu USD thuốc trừ sâu và nguyên liệu sản xuất mặt hàng này. Để...