TT Duterte thách Mỹ: Đưa súng ống đến, bắn TQ trước đi, tôi theo sau
Sau khi dọa tuyên chiến với Canada, tổng thống “nghĩ sao nói vậy” của Philippines lại thách nước Mỹ tuyên chiến với Trung Quốc, và trách Mỹ không chặn TQ ở Biển Đông ngay từ đầu.
Ông Duterte ngày 5/7 thách Mỹ, đồng minh lâu năm của Philippines, cử “hết súng ống” đến Biển Đông để chặn Trung Quốc quân sự hóa tại các vùng biển tranh chấp.
“Cứ để Mỹ tuyên chiến. Để họ đưa hết súng ống đến đây (Biển Đông – PV)”, ông phát biểu tại đảo Leyte, Philippines.
Vị tổng thống nổi tiếng phát biểu bặm trợn, không ngại gây mếch lòng, thậm chí xúc phạm đồng minh tiếp tục thách đố Washington: “Cứ bắn phát đầu đi. Tôi theo sau. Chúng ta có hiệp ước phòng thủ chung mà, phải vận dụng chứ. Các ông muốn rắc rối chứ gì? Ok, chiến thôi”.
Hiệp ước mà ông Duterte nhắc đến được ký năm 1951, theo đó hai nước đồng ý sẽ hỗ trợ nhau nếu một nước bị tấn công.
“Cứ mang hết máy bay, tàu chiến đến Trung Quốc. Bắn trước đi, chúng tôi sẽ theo ngay sau. Cứ đánh đi rồi xem ai bị vùi dập. Đúng không Mỹ?”, tổng thống Philippines mạnh miệng.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nói với Mỹ: “Chúng ta có hiệp ước phòng thủ chung mà, phải vận dụng chứ. Các ông muốn rắc rối chứ gì? Ok, chiến thôi”. Ảnh: Phủ Tổng thống Philippines.
Ông cũng yêu cầu Trung Quốc “đừng làm quá” trong việc quân sự hóa và cải tạo đảo phi pháp trong vùng biển tranh chấp.
Video đang HOT
“Tôi hy vọng Trung Quốc đừng làm quá, vì luôn có Mỹ hối thúc chúng tôi. Các ông nghĩ người Philippines là giun đất à?”.
Tổng thống Philippines cũng trách Washington ngồi yên vào thời điểm nhiều năm trước khi Bắc Kinh mới bắt đầu xây dựng các công trình quân sự trên Biển Đông.
“Theo cựu tổng thống Aquino, nước duy nhất chặn được Trung Quốc là Mỹ”, ông nói. Đồng thời, ông Duterte khẳng định Mỹ hoàn toàn biết điều đó và với Hạm đội 7 trong tay nhưng họ đã không tới Trường Sa (của Việt Nam) để ngăn chặn Trung Quốc xây đảo nhân tạo bất hợp pháp.
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt trong một cuộc tập trận ở Biển Đông vào tháng tư. Ảnh: AFP.
Tổng thống Philippines còn ngỏ ý để những người chỉ trích ông gay gắt nhất về tranh chấp biển lên điều hành đất nước, và rủ họ cùng tham gia chiến tranh.
“Tôi không biết họ sẽ làm thế nào nhưng tôi rất muốn trao lại chính phủ cho Antonio Carpio, Albert del Rosario và Conchita Carpio-Morales”.
Del Rosario và Morales là hai quan chức chính phủ cao cấp đã đệ đơn lên Tòa án Hình sự Quốc tế thay mặt cho các ngư dân Philippines, chống lại hoạt động của Trung Quốc trên vùng biển tranh chấp.
Ông Duterte trước đó đã phê phán tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên toàn Biển Đông, nhưng cũng nói rằng việc thực thi phán quyết năm 2016 của tòa án quốc tế (đứng về phía Manila) sẽ dẫn đến chiến tranh với Bắc Kinh.
“Nếu ba người họ đi cùng nhau, tôi rất vui lòng đưa họ ra đó (chiến tranh với Trung Quốc). Nếu có chiến tranh thật, tôi sẽ lôi họ ra đó. Đằng nào tất cả chẳng chết”, ông nói.
Theo Zing.vn
Tổng thống Philippines bất ngờ đảo ngược tuyên bố, nói không cho phép Trung Quốc đánh cá ở EEZ
Tổng thống Duterte khẳng định Trung Quốc sẽ không được phép đánh bắt cá tại vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, đảo ngược tuyên bố gây tranh cãi trước đó.
"Tổng thống sẽ không từ bỏ chủ quyền của Philippines đối với vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của chúng tôi", người phát ngôn của ông Duterte, Salvador Panelo nhấn mạnh trong tuyên bố đưa ra hôm 27/6.
Ông Panelo nói thêm rằng các quyết định mà Tổng thống Duterte đưa ra là phù hợp với Hiến pháp, bác bỏ các cáo buộc trước đó của một số quan chức Philippines cho rằng tuyên bố cho phép Trung Quốc đánh cá ở EEZ của ông Duterte là vi hiến.
Cũng theo ông Panelo, nhà lãnh đạo Philippines đã trao đổi với các nhà lãnh đạo Đông Nam Á khác tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN cuối tuần qua về nguy cơ từ các đường ranh giới mơ hồ của Trung Quốc, yêu cầu Bắc Kinh bồi thường và áp dụng bộ quy tắc ứng xử ở vùng biển tranh chấp.
Tổng thống Rodrigo Duterte. (Ảnh: CNN)
Trước đó, trong bài phát biểu hôm 26/6, Tổng thống Duterte khẳng định Trung Quốc vẫn sẽ được phép đánh bắt cá ở khu vực EEZ vì tình hữu nghị giữa 2 nước. Trong một tuyên bố sau đó, ông nhấn mạnh ngay cả khi bản thân muốn, ông cũng không thể ngăn chặn Trung Quốc đánh cá ở vùng EEZ, khẳng định điều này sẽ chỉ dẫn tới một cuộc đối đầu.
"Ngay cả nước Mỹ cũng không dám điều đó vì sợ đối đầu với Trung Quốc", ông nhấn mạnh.
Tuy nhiên, phát biểu này của ông Duterte làm dấy lên làn sóng chỉ trích mạnh mẽ.
Một số thành viên của nhóm cánh tả Bayan gọi tuyên bố viện dẫn lý do Trung Quốc với Philippines là bạn bè này của ông Duterte là một sự phản bội lợi ích quốc gia.
"Tình hữu nghị không liên quan tới việc duy trì chủ quyền. Tình hữu nghị cũng không thể được viện dẫn cho hành động nhiều lần vi phạm chủ quyền. Tuyên bố của Tổng thống cho thấy ông ấy không hề có ý định duy trì chiến thắng pháp lý mà chúng tôi đã đạt được tại tòa án quốc tế", ông Renato Reyes, Tổng thư ký của Bayan cho hay.
Trong cuộc phỏng vấn với CNN hôm 27/6, chuyên gia lập hiến Christian Monsod cho rằng tuyên bố để Trung Quốc đánh bắt cá ở EEZ là hành động vi hiến.
"Hiến pháp quy định rõ ràng rằng chỉ có người Philippines mới được quyền đánh bắt tại vùng đặc quyền kinh tế của đất nước và ông Duterte không có quyền sửa đổi điều này", ông Monsod, một trong những người soạn thảo Hiến pháp năm 1987 của Philippines cho hay.
Điều 12, Mục 7 của Hiến pháp Philppines quy định "nhà nước sẽ bảo vệ sự giàu có trên biển của quốc gia ở vùng biển quần đảo, lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế và dành riêng quyền sử dụng và đánh bắt cho công dân Philippines".
(Nguồn: Bloomberg)
SONG HY
Theo VTC
Báo Israel: Mỹ có kế hoạch tấn công chiến thuật vào mục tiêu ở Iran Mỹ đang lên kế hoạch thực hiện một cuộc tấn công chiến thuật khổng lồ vào một mục tiêu của Iran - một nhà ngoại giao phương Tây tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York nói với tờ Maariv của Israel. Tàu sân bay USS Abraham Lincoln và máy bay ném bom B-52 của Mỹ tập trận ở Biển Arab. Ảnh:...