TT Anh bị chỉ trích vì không nhìn ảnh cậu bé nằm sàn bệnh viện
Thủ tướng Anh bị chỉ trích vì không nhìn bức ảnh cậu bé phải nằm sàn do bệnh viện quá tải. Thay vào đó, ông Johnson lấy điện thoại của phóng viên, đút vào túi.
Bức ảnh đó là của tờ Daily Mirror về Jack, một cậu bé được cho là bị viêm phổi.
Ngay khi tới Bệnh viện Đa khoa Leeds, cậu được đưa lên giường bệnh và thở oxy, nhưng vài tiếng sau, Jack phải nhường giường cho người khác. Mẹ của Jack sau đó trải áo khoác làm giường tạm cho cậu trên sàn bệnh viện, rồi chụp ảnh.
Việc cậu phải nằm trên sàn nhà dẫn đến những ý kiến chỉ trích về việc cắt giảm ngân sách ở National Health Service (NHS), hệ thống chăm sóc sức khỏe của chính phủ Anh.
Mẹ của Jack trải áo khoác làm giường tạm cho cậu trên sàn bệnh viện. Ảnh: Ben Lack.
Phóng viên Joe Pike của ITV liên tục yêu cầu ông Johnson xem bức ảnh về Jack trên điện thoại của mình và hỏi ông cảm thấy như thế nào. Thủ tướng Anh, vốn đang trong chuyến vận động tranh cử, không nhìn xuống màn hình điện thoại, mà tiếp tục trả lời về chính sách của ông đối với NHS, dù ông có nói là chưa thấy bức ảnh.
Sau đó, ông cầm điện thoại của phóng viên, bỏ vào túi, rồi nói: “Nếu anh không phiền, thì bây giờ cứ phỏng vấn đã”.
Video đang HOT
Phóng viên Joe Pike nói: “Ông từ chối xem bức ảnh. Ông lấy điện thoại của tôi và đút vào túi, thưa ngài thủ tướng… Mẹ của cậu bé nói NHS đang khủng hoảng. Ông trả lời như thế nào về điều này?”
Ông Johnson sau đó mới lấy điện thoại ra khỏi túi và nhìn vào màn hình.
“Đó là bức ảnh tồi tệ, tồi tệ, và hiển nhiên là tôi xin lỗi gia đình, xin lỗi những ai đã có trải nghiệm tệ ở NHS”, ông nói. “Đó là vì sao chúng tôi đang đầu tư lớn vào NHS”.
Sau đó, thủ tướng Anh xin lỗi phóng viên vì đã lấy điện thoại, rồi trả lại nó.
Mẹ của Jack nói không muốn việc điều trị của con bà trở thành “quả bóng chính trị”.
Trong thư kiến nghị gửi cơ quan quản lý báo chí ở Anh, bà nói đã cho phép hai báo dùng hình của Jack, nhưng sau khi câu chuyện được đăng tải rộng rãi, bây giờ bà không muốn hình ảnh hoặc thông tin của con bà được đăng tải thêm.
Bà nói cách đưa tin của truyền thông đã “gây căng thẳng đáng kể” cho Jack và gia đình. Jack được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Leeds vào tuần trước sau 6 ngày bị ốm.
Bà nói các bác sĩ, y tá là những con người “dễ mến”, nhưng bà tức giận vì tình trạng thiếu ngân sách, thiếu giường bệnh, và cáo buộc chính phủ “đã làm các em nhỏ thất vọng”.
Bệnh viện ở Leeds đã xin lỗi gia đình Jack vì không có giường cho cậu. “Điều này không đạt tiêu chuẩn thường rất cao của chúng tôi, và chúng tôi chân thành xin lỗi Jack cùng gia đình”, bác sĩ Yvette Oade, quan chức tại bệnh viện, cho biết.
Thủ tướng Anh Boris Johnson đang trong chuyến vận động tranh cử khi phóng viên hỏi ông về bức ảnh cậu bé nằm sàn bệnh viện. Ảnh: PA.
Lãnh đạo Công đảng Jeremy Corbyn, đối thủ chính của ông Johnson trong cuộc bầu cử hôm 12/12 tới, đã công kích thủ tướng trên Twitter: “Ông ta chỉ đơn giản là không quan tâm”.
Trong các thăm dò mới nhất, đảng Bảo thủ và ông Johnson vẫn đang dẫn trước ông Corbyn và Công đảng về tỷ lệ ủng hộ.
Người phụ trách y tế của đảng đối lập Jon Ashworth nói vụ việc này là “nỗi thất vọng mới” của thủ tướng, và chỉ trích: “Rõ ràng ông ấy không quan tâm”.
“Đừng trao cho người đàn ông đáng xấu hổ này thêm 5 năm nữa để làm NHS kiệt quệ. Trẻ em bị ốm như Jack xứng đáng những gì tốt hơn”.
“Ông ấy không quan tâm tới ai khác ngoài chính mình”, lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do Jo Swinson viết trên Twitter. Thủ lĩnh đảng Quốc gia Scotland ở Westminster Ian Blackford tweet rằng: “Bức ảnh cậu bé ở Leeds thật kinh khủng. Việc ông (Johnson) không dám bày tỏ sự hối tiếc cho thấy ông không phù hợp với chức thủ tướng”.
Theo Zing
EU xem xét trì hoãn Brexit thì chính phủ Anh sẽ tiến hành bầu cử sớm
Ngày 23/10, các nhà lãnh đạo EU đã cân nhắc liệu có nên cho nước Anh gia hạn thêm ba tháng Brexit hay không, và Thủ tướng Boris Johnson nói rằng nếu họ làm như vậy, ông sẽ tiến hành một cuộc bầu cử sớm vào dịp Giáng sinh.
Nước Anh đã tiến gần hơn bao giờ hết đến thời điểm giải quyết vấn đề hóc búa của Brexit trong 3 năm qua, khi Thủ tướng Anh đồng ý một thỏa thuận mới với EU và đảm báo một tín hiệu sớm từ Nghị viện. Nhưng vẫn còn nhiều rào cản và khả năng chính phủ của Thủ tướng Johnson đưa ra cam kết "làm hay chết" để đưa Anh ra khỏi EU trước ngày 31/10 là chưa chắc chắn, sau khi Nghị viện Anh từ chối lịch trình ba ngày để ban hành thỏa thuận.
Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk nói trên Twitter rằng ông đã khuyến nghị các nhà lãnh đạo EU xem xét lại một sự chậm trễ, điều mà chính phủ Anh không muốn nhưng đã bị Nghị viện buộc phải yêu cầu. Các quan chức châu Âu cho biết kịch bản rất có thể là khối liên minh sẽ đồng ý kéo dài thêm ba tháng, với việc Anh được phép rời khỏi EU sớm hơn nếu có thể ban hành luật nhanh hơn. Cũng có khả năng một số nước EU, đặc biệt là Pháp, có thể yêu cầu gia hạn ngắn hơn, có thể chỉ vài ngày hoặc vài tuần.
Phát ngôn viên của Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết nếu EU trì hoãn Brexit đến cuối tháng 01 năm 2020 thì cần phải có một cuộc bầu cử ở Anh và điều này có thể được tổ chức trước Giáng sinh. Ông Johnson đã tạm dừng Dự luật sẽ thực hiện thỏa thuận mà ông đã đạt được với các thành viên khác của EU, sau cuộc bỏ phiếu kịch tính ngày 22/10, trong đó Nghị viện chấp nhận thỏa thuận về nguyên tắc nhưng từ chối thời gian biểu ba ngày để ban hành. Chính phủ cho rằng một lịch trình chặt chẽ là cần thiết để đáp ứng thời hạn vào tuần tới nhưng các nhà lập pháp cho biết họ cần thêm thời gian.
Đây là thời điểm mà các nhà lãnh đạo của 27 quốc gia thành viên EU sẽ quyết định liệu thời hạn 31 tháng 10 có nên bị đẩy lùi hay không. Kết quả rất có thể là gia hạn cho đến ngày 31/01/2020, theo yêu cầu của London, với khả năng Anh ra khỏi EU sớm hơn, để kết thúc các quy trình pháp lý của mình. Về cơ bản ngay khi nước Anh sẵn sàng thì có thể ra đi. Một điều không chắc chắn là liệu Pháp có đồng ý hay không. Nguồn tin tại văn phòng của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết vào cuối ngày 22/10 rằng Paris đã sẵn sàng cho thêm vài ngày để tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc bỏ phiếu của Quốc hội Anh nhưng phản đối bất kỳ sự gia hạn nào ngoài điều đó. Ngày 23/10, các quan chức Pháp vẫn kiên định với quan điểm đó, bất chấp khuyến nghị của Chủ tịch Hội đồng Châu Âu về sự chậm trễ lâu hơn. Phía Pháp cho rằng việc chậm trễ có thể là một vài ngày, một vài tuần nhưng không thể kéo dài đến tháng 01.
Bất kỳ sự gia hạn nào cũng phải được thống nhất giữa EU 27. Họ đã đồng ý hai lần hoãn Brexit từ thời hạn ban đầu là 29/3 năm nay. Cả hai lần, nước Pháp đều phàn nàn nhưng cuối cùng cũng đồng ý. Các đại sứ của EU 27 gặp nhau tại Brussels vào ngày 23/10 để xem xét đề nghị của Chủ tịch Hội đồng Châu Âu và đề nghị về việc tìm kiếm sự đồng thuận của các nhà lãnh đạo mang tính "thủ tục bằng văn bản". Thủ tướng Ailen Leo Varadkar, người ủng hộ gia hạn ba tháng, phát biểu trước Nghị viện rằng nếu không có sự đồng thuận giữa các nhà lãnh đạo của EU27, họ có thể có một hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp vào ngày 28/10 tới hoặc thậm chí ngay ngày 25/10. Thủ tướng Anh Johnson đã đề nghị sẽ thúc đẩy một cuộc bầu cử mới, vận động trên một nền tảng để "hoàn thành Brexit", nếu EU đồng ý trì hoãn ba tháng đầy đủ mà các nhà lập pháp buộc ông phải đưa ra yêu cầu. Tuy nhiên, ông Johnson không thể tiến hành một cuộc bầu cử mà không có sự hỗ trợ của Đảng Lao động đối lập, họ đã gợi ý sẽ chỉ ủng hộ nếu thời hạn Brexit được kéo dài quá ngày bầu cử.
Việt Dũng
Theo congthuong
Thủ tướng Anh Johnson gửi thông điệp tới Tổng thống Trump: Hãy tránh xa cuộc bầu cử Anh Thủ tướng Boris Johnson hôm thứ Sáu tuyên bố sẽ là người chiến thắng nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump không can thiệp vào cuộc bầu cử ở Anh khi ông tới London tham dự Hội nghị thượng đỉnh NATO vào tuần tới. Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tổ chức cuộc gặp song phương với Thủ tướng Anh, ông Boris Johnson bên...