TS.Lê Đăng Doanh: Nhiều đại gia trẻ đầu tư ra ngoài, có cả Malta
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, trong hồ sơ Panama cũng có tên các đại gia Việt Nam thì không thể khẳng định là ở thiên đường thuế Malta lại không có các đại gia Việt Nam tìm đến.
PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh (Học Viện tài chính) cho rằng, đằng sau câu chuyện bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường bị bác tư cách đại biểu Quốc hội khoá XIV vì đã nhập quốc tịch Cộng hòa Malta nhiều người mới để ý tới đó chính là “thiên đường” về thuế.
Ở đó, cả thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp đều rất thấp, có nhiều loại thuế thập chỉ chỉ là 0% nên được coi là “thiên đường” cho các đại gia trên thế giới tìm đến để trốn thuế.
“Người Việt Nam thực tế không phải giỏi về khoản vận dụng các quy định của thuế nhưng thực tế đã chứng minh trong hồ sơ Panama cũng đã có tên tuổi của một số “đại gia” Việt Nam. Qua đó không thể khẳng định việc một số “đại gia” Việt Nam lại không biết tìm đến “thiên đường” Malta để trốn thuế”, ông Thịnh phân tích.
Theo ông Thịnh, Việt Nam không thể học hỏi mô hình của Malta được mà chỉ áp dụng các quy định giống như các nước hiện đại khác với một mặt bằng chung về thuế. Ngoài ra, để khuyến khích đầu tư của các “đại gia” nước ngoài cũng như giữ chân “đại gia” trong nước thì chỉ có cách là đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư. “Phải làm sao để các nhà đầu tư họ cảm thấy khi tìm đến Việt Nam là tìm đến một môi trường đầu tư tốt, có môi trường đầu tư bình đẳng và tôn trọng lợi ích chính đáng của các nhà đầu tư”, ông Thịnh nhấn mạnh.
Không chỉ có phong cảnh đẹp như thiên đường, Malta còn được ví là “thiên đường” để trốn thuế
Cùng chung quan điểm trên, TS. Lê Đăng Doanh cho rằng, Malta đúng là “thiên đường” trốn thuế với các khoản thuế cực kỳ thấp cho các nhà đầu tư và cá nhân khi tham gia đầu tư vào nước này.
“Có thể nói, Malta không chỉ có khí hậu tốt, các chế độ phúc lợi cũng tốt, nhập quốc tịch nước này lại là công dân Châu Âu…đặc biệt là mức thuế hấp dẫn thì người ta ví như “thiên đường” cũng không phải là quá”, ông Doanh nhấn mạnh. Theo ông Doanh, với một “thiên đường” như thế, một số “đại gia” của Việt Nam tìm sang để đầu tư và định cư ở đó cũng là chuyện bình thường. Chuyện “chảy máu ngoại tệ” ra nước ngoài cũng đã được nhắc tới từ nhiều năm nay, các “đại gia” đem tiền đi đầu tư ở Singapo, Thái Lan cũng nhiều, hiện tại cứ có 2 USD trong vòng 2 tiếng là đủ điều kiện thành lập công ty ở Singapo.
Video đang HOT
“Những ưu đãi của các nước về cơ chế chính sách, về thuế, môi trường đầu tư…sẽ là sức ép không hề nhỏ đối với việc cải cách các chính sách và môi trường đầu tư của Việt Nam. Điều này càng đòi hỏi các lãnh đạo, các nhà quản lý của Việt Nam cần tiếp tục phấn đấu nhiều hơn nữa để có thể giữ được chân các nhà đầu tư trong nước và kêu gọi thêm nhiều các nhà đầu tư nước ngoài”, ông Doanh nói. Cũng theo ông Doanh, bản thân ông đã gặp khá nhiều “đại gia” thậm chí có nhiều người còn rất trẻ đã tìm ra nước ngoài đầu tư, trong đó có tìm đến Malta.
Theo Danviet
Nhà bà Nguyệt Hường: Vợ tỷ phú BĐS, chồng thống lĩnh ngân hàng
Ngoài việc sở hữu 11 khu và cụm công nghiệp khác nhau, bà Hường còn nắm trong tay nhiều dự án BĐS lớn tại HN và TP.HCM như Goldmark City, Goldsilk Complex, TheGoldview. Đặc biệt, bà Hường còn là Chủ tịch Hội đồng sáng lập MaritimeBank.
Chiều muộn ngày 17/7, báo chí đưa tin 100% các thành viên Hội đồng bầu cử quốc gia bỏ phiếu không xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội khóa XIV đối với bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường. Ngoài ra, cá nhân bà Hường cũng có đơn xin rút không tham gia đại biểu Quốc hội khóa XIV.
Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường
Bà Nguyệt Hường được biết đến không chỉ với tư cách một Đại biểu Quốc hội trúng cử liên tiếp tại Quốc hội khóa XII, XIII, XIV mà còn là một doanh nhân.
Ba Nguyễn Thị Nguyệt Hường sinh ngay 9/41970 tai xã Thành Lợi, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Ba la thac sĩ Quản trị kinh doanh - Đại học IMPAC (Mỹ); cử nhân ngôn ngữ - Đại học Tổng hợp Leenin - Matxcova; Cử nhân Anh văn - Đại học Ngoại ngữ Hà Nội.
Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường giữ vai trò Chủ tịch Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc của VID Group - một trong những doanh nghiệp phát triển khu công nghiệp hàng đầu tại miền Bắc - kể từ năm 2006, khi tuổi đời chỉ mới 37. Khi đo, Tập đoàn Đầu tư Phát triển Việt Nam - VID Group được thành lập với 6 thành viên. Trụ sở chính của Tập đoàn tại số 115, đường Trần Hưng Đạo, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.
Từ năm 2006 đến nay, số thành viên trong VID Group phát triển lên 12 công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, thu hút đầu tư, cung ứng các dịch vụ và thực hiện các dự án bất động sản. Phạm vi hoạt động của VID Group mở rộng sang 7 tỉnh và thành phố khác nhau của miền Bắc Việt Nam, bao gồm: Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hà Nam và Nam Định, vơi tổng vốn đầu tư hơn 1.200 tỷ đồng.
VID Group đã trở thành một trong những nhà đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp có quy mô và đang là chủ đầu tư và quản lý của 9 khu công nghiệp lớn ở miền Bắc như Quang Minh, Hà Nội - Đài Tư, Thạch Thất - Quốc Oai (Hà Nội); Tân Trường, Phúc Điền, Nam Sách (Hải Dương); Minh Quang, Cụm Công nghiệp Lifan (Hưng Yên) và Đồng Văn II (Hà Nam).
Trong giơi kinh doanh, bà Nguyệt Hường từng được ví von là "bà đỡ của các khu công nghiệp". Thơi gian gân đây, VID Group đa va đang chuyển hướng dần sang lĩnh vực bất động sản.
Cụ thể, mới đây, VID Group của bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường đã góp tới 60% vốn tại CTCP Bất động sản Hanovid để triển khai Dự án tổ hợp Goldsilk Complex tại Cầu Am, Vạn Phúc, Hà Đông.
Sau 10 năm hình thành và phát triển, tính đến nay, VID Group đã là chủ đầu tư của 11 khu và cụm công nghiệp khác nhau ở miền Bắc.
Bên cạnh việc đầu tư phát triển các khu công nghiệp, VID Group còn tập trung đầu tư vào các khu dân cư phục vụ cho các khu công nghiệp này. Các khu dân cư và dịch vụ này bao gồm Khu dân cư và dịch vụ phục vụ công nhân KCN Nam Sách 28 ha (Hải Dương); Khu dân cư và dịch vụ phục vụ KCN Tân Trường: 50ha (Hải Dương); Khu dân cư và dịch vụ phục vụ KCN Đồng Văn: 48 ha (Hà Nam).
Theo VID Group, Tập đoàn này đã thu hút được trên 400 doanh nghiệp vào đầu tư tại các KCN, trong đó có khoảng 300 doanh nghiệp nước ngoài chủ yếu đến từ Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, Đức, Hàn Quốc, Thái Lan, Hồng Kông, Đài Loan, ... với tổng vốn đầu tư thu hút trên 3 tỷ USD.
Ngoài ra, bà Hường cũng được biết đến là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn TNG Holdings, đơn vị được cho có cổ phần lớn tại CTCP Đầu tư và phát triển bất động sản TNR Holdings Việt Nam. Tuy nhiên, tỷ lệ cổ phần bao nhiêu, mức độ chi phối đối với công ty này như thế nào đến nay vẫn là ẩn số chưa được công bố.
Được biết, TNR Holdings Việt Nam hiện nay chính là đơn vị quản lý và phát triển Dự án Goldmark City, có quy mô 5.000 căn hộ cao cấp, do Công ty địa ốc Việt Hân làm chủ đầu tư. Trước đó, Dự án đã bị "đắp chiếu" trong nhiều năm và chỉ được khởi động trở lại khi có sự tham gia của TNR Holdings.
Dự án thứ hai TNR Holdings tham gia quản lý và phát triển là Dự án Goldsilk Complex, Quận Hà Đông. Mới đây, TNR Holdings đã trở thành đơn vị quản lý và phát triển Dự án Gold View tại Quận 4, TP. Hồ Chí Minh.
Gần đây nhất, Công ty gây chú ý với việc cùng đối tác Nga hợp tác xây dựng dự án tổ hợp bất động sản 6.500 tỷ đồng tại quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Ông Trần Anh Tuấn - Chủ tịch Maritime Bank
Ngoài ra, từ năm 2007, VID Group mởrộng sang lĩnh vực đầu tư tài chính, ngân hàng và trở thành cổ đông chiến lượccủa Maritime Bank.
Bên canh đo, ba Nguyễn ThịNguyệt Hường cung chính là Chủ tịch hội đồng sáng lập Ngân hàng Maritime Bank.Bà Hường cũng là vợ ông Trần Anh Tuấn. . Ông Tuấn đồng thời là thành viên Hộiđồng sáng lập MaritimeBank nhiệm kỳ I (2012-2016).
Theo_VietNamNet
Quân bài chiến lược offshore trong hồ sơ Panama Ông Hạnh Nguyễn cho rằng con số gần 190 cá nhân người Việt có trong Hồ sơ Panama là quá nhỏ so với hàng chục nghìn doanh nghiệp đầu tư theo hình thức này tại nước trong khu vực. Trong hồ sơ Panama, công ty offshore được nhìn nhận như một con bài chiến lược của các cá nhân, tổ chức có tên...