TS. Vũ Đình Ánh: Thu thuế như “vặt lông vịt”
Tại Diễn đàn Phát triển Doanh nghiệp Việt Nam năm 2017 tại Hà Nội ngày 22.6, nói về việc làm sao giúp cho các doanh nghiệp phát triển, TS. Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế cho rằng, “thu thuế như vặt lông vịt, vặt làm sao cho sạch nhưng đừng quá vội để con vịt nó kêu toáng lên”.
TS. Vũ Đình Ánh: Thu Thuế như “vặt lông con vịt” (ảnh TX)
TS. Vũ Đình Ánh cho rằng, doanh nghiệp nào cũng tìm cách tránh thuế, càng doanh nghiệp lớn thì họ lại càng quan tâm tới việc tránh thuế và thành lập cả một bộ phận chuyên trách để tránh thuế chứ không phải trốn thuế.
“Mới đây, tôi đọc một cuốn sách nói về cách tránh thuế của các “ông lớn” trên thế giới họ cũng rất “tinh vi”. Ví dụ, một năm doanh nghiệp của họ chỉ có doanh thu thực là 200 triệu USD nhưng họ khai báo lên doanh thu tới 1 tỷ USD. Tức là, 1 sản phẩm chỉ bán có 1 USD nhưng lại khai tới 17 USD, tính ra doanh thu lớn như khoản chi phí cũng rất lớn nên lợi nhuận là không có, tránh được thuế”, ông Ánh lấy ví dụ.
Ông Ánh cũng cho rằng, cần nhìn lại các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp hiện nay. “Chúng ta có 97,7% doanh nghiệp nhỏ và vừa và xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ, vậy hơn 2% doanh nghiệp còn lại vứt đi đâu?”. Ông Ánh đặt câu hỏi, với mấy trăm nghìn hộ hộ kinh doanh, sau 1 đêm vận động người ta ra đăng ký để có đủ chỉ tiêu 1 triệu doanh nghiệp vào 2020 để làm gì? Chẳng giải quyết được gì hết! Với xu thế này chúng ta đang tạo ra bong bóng doanh nghiệp!
Theo ông Ánh, cần chấp nhận một thực tế là có doanh nghiệp “nhớn, nhỡ, nhỏ” chứ không thể tất cả là nhớn hoặc tất cả là nhỏ và vừa để được hỗ trợ. (tôi gọi là nhớn chứ không phải lớn vì từ của tiếng Việt gọi như thế – PV). Có xác định đúng quy mô của doanh nghiệp thì mới có cách thức ứng xử hợp lý.
Nói về các chính sách thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, ông Hồ Sỹ Hùng – Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ KHĐT) cho rằng, cần tiếp tục giảm chi phí cho doanh nghiệp, hiện chi phí của doanh nghiệp khá cao so với các nước trong khu vực và thế giới. Các yếu tố khách quan như vốn sản xuất, mặt bằng, lao động…còn khó khăn nhưng riêng các chi phí hải quan, thục tục xác nhận hàng hóa…có thể triển khai giảm được. “Quy định về điều kiện kinh doanh không khó, nhưng khi doanh nghiệp đăng ký thì thời gian bị kéo dài mà không có lý do hoặc không được chấp nhận; lớn hơn là môi trường kinh doanh, thủ tục hành chính thì pháp luật phải thực hiện nghiêm minh để tạo lòng tin cho doanh nghiệp”, ông Hùng nhấn mạnh.
Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành cho rằng, ” miếng bánh” GDP không to ra được, doanh nghiệp thì nhiều hơn tức là quy mô doanh nghiệp nhỏ đi. Doanh nghiệp của Việt Nam chủ yếu là vừa và nhỏ, giờ càng nhỏ nữa nên trước kia “ăn xôi”, giờ chỉ có ăn mì ăn liền. Nghiên cứu cho thấy, quy mô doanh nghiệp Việt Nam khoảng 300 – 400 lao động là có hiệu quả, năng suất tốt nhất.
Video đang HOT
Đồng quan điểm với các chuyên gia kinh tế, ông Đậu Anh Tuấn – Trưởng phòng Pháp chế (VCCI) đặt vấn đề: đằng sau ngành nghề kinh doanh có điều kiện còn có những cái gì? Cách đây 17 năm, Chính phủ liên tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. Tuy nhiên, quy mô doanh nghiệp lớn hơn, cạnh tranh gay gắt hơn mà thủ tục không có thay đổi nên tác động cũng lớn hơn rất nhiều. Để cải cách cho doanh nghiệp, cần xem Chính phủ có cái gì và cái gì doanh nghiệp đang cần phải gỡ. “Quan sát của tôi, doanh nghiệp phải chịu tách động của các chi phí: Chi phí thị trường không nói mà là gánh nặng từ chính hệ thống yếu kém và quy định pháp luật. Đó là rủi ro pháp lý và bảo vệ lợi ích hợp pháp của họ, như tài sản, sáng chế, và những tranh chấp không lành mạnh trong kinh doanh. Nếu tôi là Chính phủ, tôi sẽ ưu tiên gỡ bỏ rào cản pháp lý đang gây ra rủi ro cho doanh nghiệp”, ông Tuấn nói.
Ông Tuấn lấy ví dụ, doanh nghiệp đã trót đầu tư 1 ngành nghề kinh doanh trong số các ngành nghề kinh doanh có điều kiện hiện nay, sau 5 năm, vi lý do nào đó không xin lại được giấy phép hoặc chậm được cấp lại giấy phép là bị tạm dừng hoặc không được sản xuất nữa. Với điều kiện kinh doanh như vậy thì liệu họ có lòng tin bỏ ra hàng tỷ USD để đầu tư vào một dự án có thời gian 30 – 40 năm đẩy rủi ro hay không?
“Do đó, nếu là doanh nghiệp, họ luôn cho rằng rủi ro trong kinh doanh là điều đáng sợ nhất!”, ông Tuấn nhấn mạnh.
Theo Danviet
Tổng cục Thuế biết thu thuế kinh doanh trên Facebook sẽ bị phản ứng
Đại diện Tổng cục Thuế cho rằng thu thuế qua các website thương mại điện tử như Facebook hoàn toàn có cơ sở nhưng chắc chắn sẽ có phản ứng từ dư luận, nhất là loại hình kinh doanh này mang tính thời vụ.
Thu nhập trên 100 triệu phải nộp thuế
Ông Nguyễn Quý Trung - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách, Tổng Cục thuế khẳng định việc thu thuế hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) như Facebook là có cơ sở.
Theo ông Trung, Vụ Chính sách đã được giao nhiệm vụ nghiên cứu, quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên Facebook, mạng xã hội. Các cá nhân, tổ chức có thu nhập phát sinh từ hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội, kể cả Zalo, Youtube... đến mức phải nộp thuế đều phải thực hiện nghĩa vụ.
Cá nhân kinh doanh có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm phải nộp thuế
Theo quy định pháp luật về thuế, chính sách thuế thu nhập cá nhân thì thu thuế qua các website TMĐT như Facebook hoàn toàn có cơ sở. Song việc quản lý và thu thuế như thế nào còn phải nghiên cứu.
Ông Trung phân tích, việc thu thuế đối với những người kinh doanh trên Facebook chắc chắn sẽ có phản ứng từ dư luận, nhất là loại hình kinh doanh này mang tính thời vụ. Do vậy, cơ quan thuế sẽ phối hợp với ngành chuyên môn như ngân hàng, công thương, thông tin truyền thông nghiên cứu rồi sẽ đưa ra chính sách phù hợp với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử.
Còn ông Cao Anh Tuấn - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, cá nhân kinh doanh có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm là phải nộp thuế. Tổ chức, cá nhân kinh doanh khi có doanh thu, thu nhập đến mức nói trên đều phải tự kê khai, tự tính, tự nộp, nếu không sẽ xử lý theo pháp luật.
Ông Tuấn nói: "Khi các hình thức kinh doanh ngày càng phong phú thì càng phải tăng cường tuyên truyền để các trường hợp có phát sinh thu nhập nhờ kinh doanh trên mạng đều phải nộp thuế".
Thu thuế sao cho đúng?
Trao đổi với Dân Việt, ông Trần Ngọc Tâm - Cục trưởng Cục thuế TP.HCM từng cho biết, Cục Thuế sẽ phối hợp với Sở Công Thương để thống kê lại con số này, đồng thời sẽ tiến hành phân loại để kiểm soát chặt chẽ các mức thuế mà cá nhân, tổ chức phải nộp để đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước. Người kinh doanh trên mạng xã hội sẽ phải cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin như tên, địa chỉ, số điện thoại của người bán, mã số thuế cá nhân (nếu có)... cho cơ quan thuế để kiểm soát chặt chẽ hình thức kinh doanh này.
Song hiện nay mỗi cá nhân, tổ chức có thể sở hữu nhiều trang, nhiều tài khoản khác nhau trên mạng xã hội nên việc kiểm soát được việc kinh doanh, buôn bán của các cá nhân trên Facebook gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra, không ít trường hợp các cửa hàng chỉ sử dụng Facebook như một kênh tư vấn, tiếp thị sản phẩm. Câu hỏi được đặt ra là thu bằng cách nào, dựa trên cách thức nào để giám sát được việc mua - bán của các "tiểu thương" này?
Rất khó xác định giao dịch mua bán trên Facebook
Đại diện một hệ thống phân phối điện thoại di động tại Hà Nội cho biết, Facebook chỉ là công cụ để giao tiếp với khách hàng. Việc mua hàng từ xa trên hệ thống được thực hiện qua 3 kênh gồm bán hàng qua điện thoại, đặt mua trên trang web và chat trực tiếp trên hệ thống.
"Khi khách hàng mua sản phẩm, số tiền khách hàng sẽ phải thanh toán sẽ bằng số tiền được niêm yết trên trang web và thanh toán khi mua tại cửa hàng. Chi phí vận chuyển do hệ thống bán lẻ trả toàn bộ, ngoài ra giá bán cho khách hàng cũng đã gồm thuế giá trị gia tăng. Như vậy nếu áp dụng thu thuế với kinh doanh trên Facebook, hệ thống bán lẻ này sẽ bị thu thuế 2 lần. Vậy nên, chúng buộc phải tính toán lại giá bán, chi phí để khách hàng chịu ít ảnh hưởng nhất", đại diện cửa hàng nói.
Từng có thời gian kinh doanh thực phẩm online, chị Nguyễn Thị Thu Hà cho rằng, nếu cơ quan thuế đặt ra mà không thu được, hoặc chỉ "nắm người có tóc" sẽ tạo ra sự không công bằng.
Chị Hà phân tích: "Người Việt Nam vẫn có thói quen buôn bán nhỏ, lẻ. Bất kỳ cái gì rao bán trên Facebook cũng có thể bán được. Phương thức giao dịch chủ yếu vẫn là trao hàng - trả tiền, không có hóa đơn chứng từ do hầu hết khách hàng và người kinh doanh đều là cá nhân. Việc kê khai thuế với những trường hợp kinh doanh nhỏ lẻ lại thực hiện theo hình thức tự khai và tự tính, nên không ít cá nhân sẽ kê khai không đầy đủ để tránh phải nộp vụ thuế.
Cá nhân kinh doanh trên Facebook lên đến hàng triệu người, xác định giao dịch là rất khó khăn. Không cẩn thận chi phí đi thu còn lớn hơn số thuế thu được. Rõ ràng một số quy định quản lý kinh doanh đang đi sau sự phát triển của công nghệ, chúng không tạo ra một hành lang pháp lý đủ thoáng, rộng cho công nghệ".
Anh Nguyễn Hồng, một người kinh doanh thực phẩm trên mạng xã hội, cũng chia sẻ: "Lúc mới hoạt động, để tránh rủi ro, tôi đã đi làm thủ tục khai thuế. Thế nhưng khi đến phòng kinh tế quận hỏi thì được trả lời quận không quản lý kinh doanh qua mạng, phải lên cấp thành phố.
Tôi cũng nghe nói đối với những trường hợp kinh doanh cá thể, hộ kinh doanh nhỏ thì đóng thuế khoán gì đó nhưng với hộ bán hàng online không biết sẽ làm việc với ai? Bây giờ tôi có muốn đóng thuế cũng không biết đóng ở đâu".
Trao đổi với Dân Việt, PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) cho rằng, đa phần người Việt Nam hiện nay vẫn có thói quen chi tiêu, thanh toán bằng tiền mặt nên khi họ mua bán với nhau trên mạng và trả bằng tiền mặt, rất khó có cơ sở theo dõi và kiểm soát các giao dịch. Trong khi đó, ở nhiều nước trên thế giới phát triển, một đứa bé từ khi sinh ra thì đã có một tài khoản nên cơ quan thuế hoàn toàn có thể kết hợp với ngân hàng để đánh thuế mỗi cá nhân khi có tài sản phát sinh trong tài khoản.
Theo Danviet
Thông tin đánh thuế người có 2,3 nhà là không chính xác! Theo ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính), thông tin nói từ năm 2017, những người sở hữu từ 2 bất động sản trở lên sẽ phải đóng thuế theo quy định là không chính xác. Trao đổi với PV báo điện tử Infonet về thông tin từ năm 2017, người dân sở hữu từ hai bất...